Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Ai ơi đi kiếm sinh phần...

Sức khỏe - đời sống
23/12/2015 01:25
Bài và ảnh: Trịnh Yên - Quang Thắng
aa
Định nghĩa: Sinh phần (Hán tự: 生墳) (tiếng Anh: Student section): Là ngôi mộ được xây cất trước cho mình từ lúc còn sống, hay vùng đất được phép quy hoạch cho gia đình xây dựng trước nhiều ngôi mộ, hoặc quy mô lớn hơn là cho xây khu lăng và mộ từ lúc mọi người còn sống.


Hình ảnh tại Thiên Đức vĩnh hằng viên.
Hình ảnh tại Thiên Đức vĩnh hằng viên.

Đôi điều xa, gần luận về cái chết hay niềm vui của người đi kiếm sinh phần

Một ngày tiết trời mùa đông 2015, đã rét lại còn mưa, thế mà khách hẹn đi thăm quan "cõi chết" ở Công viên Vĩnh Hằng Thiên Đức, Phù Ninh, Phú Thọ vẫn đông, theo chuyên viên Đinh Ngọc Thắng thông báo những người đã đăng ký chuyến đi tham quan đều đủ mặt. Xe 45 chỗ xuất phát đúng 8h sáng, khách toàn tầm trung tuổi từ đầu 5 trở lên. Xe chạy, cái gạt nước hình như xua đi tất cả các ám ảnh cuộc sống đô thị thường ngày.

Mọi người trên xe nói chuyện râm ran, nào thì: "Tôi cũng đi kiếm sinh phần đây, các ông các bà đi trước nếu thấy gì hay xin hướng dẫn cho nghe...". Lại có tiếng nói: "Người xưa hầu hết tự lo sinh phần cho mình, từ chỗ chọn gỗ đóng quan tài để "cất đi chờ chết" cho đến việc chọn đất xí phần chỗ nằm tươi (mộ dài), chỗ nằm khô (sau cải táng)?"; nào là: "Tôi không thích phiền con cháu, mình tự lo được sinh phần cho mình thì chính là thành công của chúng lo cho chúng mỗi khi thăm viếng mình...", người khác: "Đúng quá, tôi về quê phải len chân dẵm lên mộ người ta mới len vào chỗ thắp hương cho các cụ nhà mình được, khốn khổ, sống đã chen chúc, chết còn chen chúc hơn...". Người khác nữa: "Tôi thấy nhiều anh có nhà cao cửa rộng mà chết không có thước đất cắm rùi đấy!". "Đúng quá!" - Ông ngồi cạnh tôi nói: "Hiện đại quá, vui hưởng quá, hội nhập quá...những người ấy quên mất đoạn cuối con đường, mà chết có hẹn ai đâu, tôi nghĩ mình cũng liều, dám bỏ tiền mua ngay sinh phần 33 mét vuông cho cặp đôi của tôi khi chủ đất này (Công ty Thiên Đức) còn chưa có sổ đỏ ấy chứ?". "Thế ông không sợ bị lừa à? Tôi hỏi vặn - ít ra người ta không lừa tiền ông thì cò cũng lừa về giá cả?" Thày giáo T. (ông không thích nhắc tên) trả lời ngay: "Không đâu, kinh nghiệm đã chỉ cho tôi thấy những người "kinh doanh nghĩa trang, thênh thang mồ mả" nếu ăn gian, ăn không thì các vong hồn sẽ "xơi tái hồng phúc" của họ ngay, còn cò đất, cò mộ thì tôi không thấy, có lẽ Công ty Thiên Đức đã làm cái việc khép kín, không có kẽ hở cho cò đất, cò mộ nào chen vào được nữa..". Còn ông N. thì nói: "Tôi chọn chỗ thoáng cho sinh phần của mình để dễ bề con cháu có lên thắp hương thì chúng không bị mất cảm giác là vùng đất đẹp, vùng hướng khói tâm linh thanh thản, vùng du lịch và công viên thoáng đãng, vùng đất tiện dụng và hòa quyện văn hóa tâm linh"...

Hóa ra chuyện đi kiếm sinh phần, đi tìm "chỗ chết" sao mà vui đến thế, hóa ra cuộc sống luận về cái chết thường tình với quan niệm gần, xa của nó thật có giá trị nhân văn, thật là ý chí thanh thản như những tâm hồn đang tồn tại ngay đây, trong chuyến xe này bỗng chốc đã mơ tưởng thấy mình được "đến bến vĩnh hằng" và rũ lại sự hoảng sợ cái chết và nỗi buồn nhân thế ở lại đằng sau.

Ta thử làm con toán về dân số Hà Nội tính đến 2014 lên đến 7,2 triệu người, thành phố có kế hoạch cải tạo và mở rộng 11 nghĩa trang với 26 nhà tang lễ (dự kiến) cùng 8 cấp đài hỏa táng, những hệ thống nghĩa trang được quy hoạch càng về sau càng hợp cảnh nghĩa trang kiêm công viên sinh thái du lịch, đáp ứng tư duy hiện đại và phong thủy quần hợp các phương vị bát quái cho người khó tính kén trọn.

Tạm tính đến nay các nghĩa trang kiêm công viên sinh thái du lịch đã có là An Lạc Viên ở Ba Vì, Lạc Hồng Viên ở Hòa Bình, Thiên An Viên ở Vĩnh Phúc và Thiên Đức Viên ở Phú Thọ...Các cái tên này được báo chí gọi là "siêu công viên nghĩa trang" còn tôi thì gọi nó là nó là "Công viên âm dương nghĩa trang tam hợp sinh thái" - tức người sống là dương, người chết là âm, phong thủy, kinh dịch hóa quẻ sẽ chọn các cơ dương, cơ âm của ba cõi thiên, địa, nhân cân bằng hướng phúc cho người chết thì gọi là tam hợp (hợp trời, hợp đất, hợp người chính là hợp quy luật)...

Nói thế để bạn đọc khái quát được tâm lý phân chia "đẳng cấp chết" cũng có thật, cũng cần đến tam hợp, chính vì thế mà Công ty Thiên Đức đã có quy hoạch đáp ứng cái chung, cái riêng một cách tương đối cho những ai đó thích luận về tính vĩnh hằng, thích chọn sinh phần đúng nghĩa trên quan điểm lý, số, tâm linh và phong thủy.

Thiên Đức Quy hoạch:

Với mô hình hiện thực được triển khai từ từ, đều đều của Công ty Thiên Đức đang hình thành một quy mô nghĩa trang sầm uất và dung dị văn hóa tâm linh tam hợp của nó (bao gồm cảnh quan như Đồi Chùa Thiên Long, Đồi Đại Cát, Đồi Đại An, Đại Phúc, Đại Lộc, Phượng Hoàng, Hoàng Long, Kim Quy, Kỳ Lân, Vườn Đào, Vườn Thánh và Hồ Lục Thủy)...

Thú thật ban đầu đến với Thiên Đức tôi nghi vấn lắm bởi cách đặt tên địa danh theo phong thủy mà không đồng chuyển hóa với phong thủy, rất may là toàn khu vực có trục thần đạo đã phần nào kết nối các năng lượng địa danh với nhau.

Nói gì thì nói, khi cuộc sống ở người có tuổi đã nghiêng về cái chết để chuẩn bị cho mình "chỗ chết" thì đây là lựa chọn và được quyền lựa chọn cuối cùng, nếu phạm sai lầm chắc hẳn là khó nhắm mắt lắm, "sống tặc lưỡi nhưng chết không thể", tất nhiên là cách lựa chọn chết cũng rất "định mệnh" bởi chúng ta phải thực hiện các mức dịch vụ để lựa theo túi tiền của mình thì hiểu đấy là đẳng cấp "túi tiền" thôi, còn các đẳng cấp tri thức xã hội, đẳng cấp quan lại quốc gia, đẳng cấp ăn mày vớ bẫm, hay đẳng cấp kẻ khôn người khó...mà nói hết ra thì cái chết dồi dào và phức tạp lắm (xin khất lại sau).

Với Thiên Đức quy hoạch cho 90 ha địa lý phong thủy trung du Phú Thọ có sơn, có thủy, có sa, có án, có kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là lẽ tất yếu rất cần cho cái chết tạo sinh "âm cơ mới dẫn cho dương thịnh". Đây là điều Thiên Đức phải thuê một lực lượng nghiên cứu kiến thức mà ta quen "đóng gói nói chung" là Tâm Linh đã đưa ra bản đồ "bát quái" tổng khu đại cương cho đến nhỏ lẻ cường điệu, nào là "gối sơn đạp thủy", "Tả long hữu hổ", "Tiền tam thai, hậu ngũ nhạc", rôi cả "loan đầu" lẫn "huyền không"...cũng được các khách tham quan đi kiếm sinh phần như tôi thoải mái "bạt gió chém mây, nói năng như đinh đóng vào đá"...

Đấy là tán vậy để chúng ta cùng vui và cùng buồn ở chỗ "dân ta khó thấm sử ta", nếu truyền dạy mãi mà không thấm thì cũng chẳng ai dám buộc tội người...dốt sử (?), còn "Người ta không biết tâm linh, thì đau cả mớ hữu hình về sau". Cái đau này nó gặm nhấm nhiều đời, nhiều hệ khó nói nhưng dễ chứng minh là "tổ tiên không may táng phải...hàm ếch để con cháu nối dòng cứ bộp bộp kêu ca thân phận bèo bọt thì người đã khuất liệu có hết buồn chăng ?".

Mặt bằng quy hoạch tổng thể Công viên nghĩa trang Thiên Đức.
Mặt bằng quy hoạch tổng thể Công viên nghĩa trang Thiên Đức.

Nói thế để bạn dễ căn vào cái sự "Trời cho Thiên Đức" cái vùng đất tốt để cải tạo cơ bản cho cái "thánh địa vĩnh hằng" này hứng được hơi ấm của vũ trụ "giót xuống" trước hết là trục THẦN ĐẠO uốn lượn lên xuống để giữ các trữ lượng dẫn khí "thiên cơ" tốt không trượt thẳng mà từ từ để có hướng lan tỏa hai bên, khí ấy được giót từ cổng nghĩa trang uốn lên đồi Vườn Đào, đồi Kim Quy, đồi Chùa Thiên Long (tăng lực) rồi khí ấy cuộn lại thúc dẫn và văng lên, hạ xuống lấy đà đẩy tiếp khí tốt sang đồi Đại An, đến Đại An gặp mô hình tượng Phật cao 48 mét cự lại uốn khí đi xoáy rồi văng ra xung quanh tạo thành đường tròn mandala ảnh hưởng toàn khắp, cho nên các mộ có kết cấu quy hoạch trong đường tròn của đồi Đại An đều được hưởng sinh khí "âm cơ độ cho dương thịnh". Đây là phần thưởng cho nhà tư vấn phong thủy được gọi là "biết hai", còn "biết ba", "biết bốn" thì Công ty Thiên Đức phải mời các nhà tư vấn lĩnh vực khác hỗ thợ thêm.

Nói tóm lại quy hoạch chung theo phong thủy của Công viên Thiên Đức là tạm ổn mắt, thuận tâm, thuận tính về phần "dương cơ", nhưng Thiên Đức quên hoặc chưa biết gì về phần "âm cơ" là thiết kế quy hoạch cho người âm cần phải có chỗ chơi, chỗ du ngoạn và chỗ tu hành, thưởng lãm cõi Phật. Sách "Âm phúc" có nói : "Người chết cũng cần phải tu, người chết vẫn chưa hết bệnh và rất cần chữa bệnh theo pháp tâm linh, bởi lúc sinh chết bệnh gì thì lúc tử vẫn gánh nghiệp bệnh ấy, tức chết không phải là HẾT mà là nhân cảm CHẾT LÀ TIẾP TỤC SỐNG TRONG THẾ GIỚI KHÁC ĐỂ CHUYỂN HÓA TÂM LINH VÀ PHÚC ĐỨC cho con cháu về sau. Cho nên Thiên Đức nên có kiến trúc "Tháp Vong quy tập để Phật độ" (nếu các vong linh theo tôn giáo Phật), trong khối nội thất tượng lớn A Di Đà nên có phân tầng cảnh Phật như thiết kế 12 tầng theo "Thập nhị nhân duyên" để giáo hóa người trần lẫn cả người âm (có đường lên xuống cho người trần, có thang lục độ cho người âm cũng lên xuống tham quan, học tập tiếp thì tốt biết bao...". Còn nhiều, còn nhiều nữa sẽ nói về sau vẫn kịp cho các nhà quy hoạch của Công ty Thiên Đức".

Ai ơi đi kiếm sinh phần...

Thiên Đức ứng xử:

Ứng xử với khách hàng của Công ty Thiên Đức chẳng có gì mới nếu nói sâu nói rộng về văn hóa ứng xử, dễ thế nhưng ít ai theo được bởi ngoài đời có thói quen ăn non, hay treo đầu dê xong để đấy. Và cái hay của Thiên Đức được bộc lộ bằng cách chân tình làm động cơ ứng xử có văn, có hóa.

Thiên Đức cũng làm như các công viên nghĩa trang khác là có xe đưa xe đón, nhưng các công viên khác thiếu các em các cháu nhân viên "biết nịnh", biết đãi, biết chiêu khách hàng và chia sẻ cùng "thượng đế" - hóa ra bấy lâu nay văn hóa ứng xử vắng bóng nên sinh hoạt đời thường vẫn thấy "phở mắng", "cơm quát", "hàng rong gầm ghè", "phục vụ đòi buốc boa" ra mặt... nên bây giờ người cao tuổi được các cháu nhân viên Thiên Đức "nịnh ngoan" thì sướng lắm, thích lắm, nhất là "mát ruột với các cuộc đi kiếm sinh phần" mà vớ được tri kỷ thì âu cũng là "thiên mệnh gặp cậu có đức, cô có nhân" mới hể hả thế này, nên có thơ rằng:

TA VỀ

Vạn thế rồng thiêng chở cõi Tiên

Ta về Thiên Đức rũ ưu phiền

Trăm năm non nước gieo Cực Lạc

Nghìn cuộc bằng không, một cái duyên...

VUI CỤC LẠC

Trông kìa Đại An lộng hanh thông

Tháng tháng năm năm hoa tết hồng

Cực Lạc Di Đà vui tiếp dẫn

Gió mây Bồ Tác lộng Thiên Long...

LÊN THIÊN ĐỨC

Đường lên Thiên Đức bao xa?

Cho tôi nhắn gửi "Cái Ta, cái Mình!

Trời cho Đất tốt Phù Ninh

Chùa Thiên Long tỏa anh minh...sinh phần...

Ai ơi đi kiếm sinh phần...

Nói vậy là văn hóa ứng xử của Thiên Đức cũng phải đầu tư khá khá là bữa ăn bỏ ra hai chỉ thu một, lại còn tổ chức xe chuyến đưa đón khách tham quan cuối tuần, thiết kế cảnh trí, công viên, chỗ ngồi, chỗ toilet, chỗ ăn đều sạch sẽ, hiện đại và vệ sinh... Khách được giao lưu trong mái nhà lá gồi, ghế giả đan tre, chõng tre, nước vối, chè tươi...và khách thích gì thì chiều nấy, lại còn có xe điện bánh hơi (không tiếng nổ máy) đi trong tĩnh lặng vòng vèo quanh công viên cho khách được xem, được tìm kiếm thước đất sinh phần của mình...Thật quả là trước tác của Công ty Thiên Đức không suông với khách trần và các vong linh: "Vẹn tròn hiếu nghĩa / Phúc hưởng thiên thu"...

Có ông có bà khoe suốt chặng đường: "Tôi tuần nào cũng đi lên Thiên Đức, lúc dẫn bạn lên xem, lúc thích ngắm sinh phần của mình, Thiên Đức chỉ tính tiền ăn 50 ngàn đồng/suất, miễn tiền xe, mà ăn thì cơm cận cỗ, rẻ quá nửa...". Ông khác thì nói: "Vấn đề ăn không quan trọng, tôi thích ngắm cảnh nơi đây, ngắm thật kỹ để sau này mong chết thật dễ, phúc lớn là chết nhẹ như lông hồng...". Này ! - Ông ngồi chéo cạnh chắc là bạn của nhau nói lỡm: "Cái nhà ông kia, ông có biết "lông hồng" là cái gì không, hay nói để mà nói?...". Nhà bác kia: "Mọi người nói tôi cũng nói, nhưng tôi hiểu cái lông nó bay đi nhẹ lắm, nó không quằn quại như các vật trĩu nặng...". Bác này: "Thế thì tôi kể cho ông nghe cái tích về lông hồng nhé: "Ở cái thời sách "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn có hai câu thơ: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao". Người đời cãi vã với nhiều trạng thái trong câu thơ, nhưng rồi thống nhất về lông con chim hồng hộc màu đỏ, rất nhẹ, nó bay kiểu xoay tròn và chậm rãi lên trời. Sách khác lại kể về người sắp lâm chung đã đến phút kết, người nhà thường nhìn thấy cái ánh bóng khói xanh hồng nhẹ bay xoay tròn lên cao, hiện tượng này được ví là lông hồng đấy"...

Quá 14h, chuyến xe tham quan công viên Thiên Đức về đến đến điểm tập kết 35 B Nguyễn Hoàng Tôn, sau nửa ngày du ngoạn của các "cố nhân đi kiếm sinh phần", chúng tôi quyết định đặt cọc mua miếng vườn chùa Thiên Long với giá "Chăm sóc vĩnh viễn" nghe thật vui vẻ và trìu tượng.

Thiên Đức dịch vụ:

Nói gì thì nói cuộc sống bắt buộc phải có giá của nó, vì thế mà cái chết cũng được tiến hành các dịch vụ cạnh tranh, cạnh tranh mảng riêng cho những người đi kiếm sinh phần là cạnh tranh phong thủy, bốc quẻ kinh dịch...theo tuổi nào, hướng nào, nằm đâu, địa thế và chất đất...v.v...càng hiểu biết lý lẽ của tâm linh, hay âm dương phong thủy thì người tìm kiếm càng cạnh tranh với chính mình, cạnh tranh với thiên địa nhân trong tâm lý, cái đó lớn hơn cạnh tranh về suất đất, giá cả, nếu mua nhà, mua xe, mua thứ đắt tiền thì cần tính toán, đây là mua sinh phần, đây là chọn chỗ để... chết, nên ta cứ nghĩ rộng ra là "Cái gì mua được bằng tiền đều rẻ", rẻ ở đây là "cá có con, hàng đóng hộp", bắt con cá nào, chọn loại hộp nào thì tính tiền loại đấy, trả hơn không được, trả rẻ không xong, trả đúng thì tiếc làm gì. Tôi xin dùng câu nói trả phí dịch vụ cho Thiên Đức ngày càng có đức hơn...

Ai ơi đi kiếm sinh phần...

Cuộc đời nếu bảo vui thì nó vui cả với cái chết, nếu bảo buồn thì nó cũng buồn đến mức dẫn đến cái... chết là cùng. Chấp gì khôn dại, cái khôn chẳng thể buông cái dại! Nếu ai có đời sống bạc như Lý Thông hay tốt như Thạch Sanh cũng chẳng thoát được cái chết.

Tôi muốn nói như vậy là cái đức, cái tâm, cái trí, cái tính, cái tình về già người ta không thể bạc như Lý Thông nữa, không thể gánh cái tốt đi chơi cùng anh Thạch Sanh nữa đâu. Ví như tôi đây đã ngoài đầu 6 muốn tốt cũng kém đi nhiều, vì "lực bất tòng tâm" (kể cả ngủ với vợ), muốn bạc bẽo, khốn nạn cũng chẳng thấy vui thú kiêu căng như tuổi trẻ còn ham muốn chiến thắng tứ phía. Hóa ra đời người có lúc, các dòng sông có khúc thật, già rồi thì nghĩ đến "an thân, tĩnh trí" là cần thiết, đấy là động cơ của những người đi tìm sinh phần sau khi mình chết, hay nói cách khác là xí phần cho mình từ lúc đang sống, ai đó trách tôi vẫn...tham thì tôi xin A Di Đà Phật...

Xin tặng lại Công ty Thiên Đức bài viết này và chúc các bạn tiếp tục giữ nếp ứng xử văn hóa bình đẳng, cao thượng và kính lão trước những người cao tuổi mà các bạn đang tiếp xúc đa phương, trước sau thì những người ấy sẽ về với đất Thiên Đức, mong các bạn duy trì giáo dục nhân cách và đạo đức cho đội ngũ nhân viên của mình thành truyền thống truyền thừa cái tinh thần Thiên Đức, bảo lưu cho các thế hệ sau kế tiếp sự nghiệp của các bạn như các bạn đã đồng lòng đoàn kết cùng nhau gánh vác việc Thiên Đức. Các bạn nên tin câu bình dân ở chợ thường nói: "Có đức mặc sức mà ăn" - Thật đúng như thế theo tâm linh và nhân quả.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Chiều 17/10, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng đồng hành với Báo trong hành trình hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nhanh chóng bắt giữ "nghịch tử" sát hại bố đẻ rồi bỏ trốn

Nhanh chóng bắt giữ "nghịch tử" sát hại bố đẻ rồi bỏ trốn

Sau khoảng 10 giờ xảy ra vụ án, lực lượng Công an đã bắt được đối tượng Đào Việt Đức (32 tuổi, trú phường Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), là nghi phạm sát hại bố đẻ.
Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục đồng hành bà con vùng lũ Cao Bằng: Mang yêu thương đến Thạch Lâm

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục đồng hành bà con vùng lũ Cao Bằng: Mang yêu thương đến Thạch Lâm

Tiếp tục hành trình quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ sau bão số 3, ngày 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam mang theo nhu yếu phẩm và tình yêu thương tới bà con xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục thiệt hại do bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 6/10/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 4 tỉnh: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.