Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - BV Đa khoa Medlatec, việc chẩn đoán ung thư cho kết quả chuẩn xác nhất cần phải dựa vào: xét nghiệm máu, nước tiểu; chẩn đoán hình ảnh (chụp X - quang, siêu âm, chụp cắt lớp...); tế bào học và nhiều phương pháp khác.
Tin nên đọc
Thực phẩm bẩn: Nguyên nhân của ung thư đại trực tràng
Bình Thuận: Phát hiện cơ sở giò chả trộn chất gây ung thư dạ dày, gan
Ra mắt Ban chủ nhiệm CLB Phóng viên đồng hành cùng thực phẩm sạch
Chính thức ra mắt CLB phóng viên Đồng hành cùng Thực phẩm sạch
Qua mỗi năm, bệnh nhân ung thư ngày càng nhiều, không phân biệt tuổi tác và luôn phát hiện vào giai đoạn đã muộn. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm cần được mọi người đề cao, tự giác.
Hiện nay, ước tính có khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và 75.000 người tử vong mỗi năm do các căn bệnh ung thư. Dù đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nhưng vẫn có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc ung thư có thể thoát khỏi "án tử" và chữa khỏi nhờ chấn đoán sớm.
Đối với một số loại ung thư có thể biểu hiện và triệu chứng rõ ràng như ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng có thể chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, hầu hết các loại ung thư khác đều không có biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển.
"Căn cứ vào các triệu chứng, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm, rồi căn cứ vào giải phẫu để xác định cụ thể có khả năng mắc bệnh ung thư nào.
Do đó, để có kết quả chính xác nhất, việc chẩn đoán ung thư cần phải dựa vào: xét nghiệm máu, nước tiểu; chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp...); tế bào học và nhiều phương pháp khác nữa", PGS.TS Luật khẳng định.
1. Xét nghiệm máu
PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật - BV Đa khoa Medlatec cho biết: "Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư máu, ung thư buồng trứng, ung thư vú, dạ dày... Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể xác định kháng nguyên CA125 - một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu và cũng có thể phát hiện sớm ung thư buồng trứng, xác định kháng nguyên CA153 nhằm phát hiện ung thư vú, CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày...".
|
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm giúp người bệnh sớm phát hiện được các tế bào ung thư. |
Tuy nhiên, xét nghiệm máu không khẳng định chắc chắn tìm ra tế bào ung thư bởi kết quả xét nghiệm có lúc cho âm tính, lúc cho dương tính.
Vì vậy, cần có nhiều phương thức xét nghiệm khác cùng với xét nghiệm máu để đưa ra kết quả chuẩn đoán ung thư chính xác nhất và xác định được bệnh nhân mắc phải ung thư nào.
2. Chụp tuyến ảnh vú
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Đối với ung thư vú nên chụp ảnh tuyến vú cho phụ nữ từ 35 - 40 tuổi. Loại xét nghiệm này thường được dùng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tuyến vú ở phụ nữ. Phương pháp này giúp phát hiện các bất thường ở ống tuyến vú, nơi xuất phát của 95% các tế bào ung thư vú. Chụp nhũ ảnh kết hợp với siêu âm sẽ giúp nhận ra các nang tuyến vú bất thường.
3. Nội soi trực tràng
Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50, kể cả những người không có triệu chứng.
"Dùng ống nội soi hình ảnh sẽ dễ dàng thấy rõ, đồng thời cùng với nội soi còn có thể làm sinh thiết kiểm tra tổ chức, tế bào, xác định được tính chất bệnh, định vị chính xác nơi phát bệnh… mức độ chính xác trong chẩn đoán sẽ càng cao". PGS.TS Luật cho hay.
Ống nội soi có thể giúp ta quan sát trực tiếp toàn bộ bên trong đại tràng. Nếu có polip trong đại tràng cần phải cắt bỏ thì có thể dùng dao điện đi kèm ống nội soi đốt trực tiếp loại bỏ polip ngay được. Trên bàn mổ, ống nội soi có tác dụng giúp bác sỹ kiểm tra được tình trạng bệnh trong một khoang ruột nên không bị bỏ sót điểm cần mổ.
4. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, tuy nhiên ngày nay rất nhiều bạn gái cũng mắc phải căn bệnh này. Do đó, cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn trước khi bắt đầu ung thư.
Với xét nghiệm tế bào cổ tử cung có 2 cách:
Cách 1: Mẫu tế bào cổ tử cung được lấy trực tiếp từ cổ tử cung và phết lên lam kinh, sau đó được gửi tới phòng xét nghiệm để xử lý và đọc kết quả dưới kính hiển vi.
Cách 2: Mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung cũng có thể được đưa vào lọ có chứa chất bảo quản đặc biệt chứ không phết lên lam kinh. Lọ có chứa các tế bào và chất bảo quản được gửi đến phòng xét nghiệm. Sau đó, kỹ thuật viên sử dụng các dụng cụ và dung dịch đặc biệt để ly giải các tạp chất (máu, tế bào viêm và dịch nhầy) sau đó tế bào tinh khiết đã qua xử lý được phết lên lam kính, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này được gọi là kỹ thuật tế bào nhúng dịch hoặc xét nghiệm Pap nhúng dịch (Liquid-based cytology).
Tuy nhiên, đối với cách 2 sẽ cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn bởi các chất nhờn, vi khuẩn, nấm và các tế bào viêm trong mẫu xét nghiệm... đã được loại bỏ nên các tế bào cổ tử cung sạch hơn, được trải đồng đều hơn trên lam kính, không bị nhanh khô.
5. Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu
Xét nghiệm tủy là phương pháp được áp dụng để xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Sau khi bác sĩ lấy tủy để xác nghiệm, nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.
6. Phương pháp chụp PET/CT có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư
PET/CT giúp phát hiện được tế bào UT ở giai đoạn sớm mức độ phân tử, mức độ tế bào; phân loại giai đoạn bệnh được chính xác, đánh giá tình trạng các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này cũng hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.