Tại Tọa đàm: “Kinh tế Việt Nam 2021: Kỳ vọng Đại hội Đảng nhiệm kỳ XIII và một Việt Nam hùng cường” diễn ra hôm qua 25/12, Báo Nông thôn Ngày nay/ Điện tử Dân Việt đã cùng Hội đồng các chuyên gia kinh tế tiến hành thảo luận và bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2020.
1. Thực hiện thành công mục tiêu kép: Kiểm soát đại dịch, GDP tăng trưởng dương
Năm 2020 được ghi nhận là năm Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa chống dịch Covid-19, vừa đạt mức tăng trưởng dương. Đây được coi là thành công của Việt Nam trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng kinh tế toàn cầu giảm 4,5% năm 2020; Fitch Ratings và Oxford Economics dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2020 đều ở mức giảm 4,4%. Đối với một số nền kinh tế lớn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Trung Quốc đạt 1,8%; GDP của Hoa Kỳ giảm 5,3%; GDP của khu vực đồng Euro giảm 8,0%; GDP của Nhật Bản giảm 5,4%%; GDP của Indonexia giảm 1,0%; GDP của Malaysia giảm 5,0%; GDP của Thái Lan giảm 8,0%; GDP của Philipine giảm 7,3% và GDP của Singapore giảm 6,2%...
2. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ sự đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19, thương mại toàn cầu năm nay sụt giảm nghiêm trọng thì Việt Nam đã nỗ lực để xuất khẩu được nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới, đặc biệt, cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi tiêu dùng sụt giảm…
Trong đó, một điểm sáng là năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,25 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Mặc dù còn nhiều các mặt hàng xuất khẩu giảm nhưng gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre vẫn duy trì giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước. Hiện đã có 8 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 6 nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại FTA như EVFTA, CPTPP…
3. Chính phủ kịp thời ban hành và thực hiện hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
Thủ tướng Chính phủ ngày 24/4 đã ký ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là quyết định có liên quan đến khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, và họ đang mong chờ từng ngày có quyết định này để sớm nhận được hỗ trợ trong gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng theo nghị quyết của Chính phủ.
Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 như các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất.
4. Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc cho nên kinh tế, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đạt nhiều thành tựu
Năm 2020 là năm khu vực nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức chưa từng thấy. Tuy vậy, toàn ngành đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, khát vọng vươn lên, bám sát thực tiễn, quyết liệt hành động với các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng, khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD. Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%. Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người. Năm 2020, thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.
Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc cho nên kinh tế, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đạt nhiều thành tựu
5. Khởi động tiến trình chuyển đổi số nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp
Quá trình chuyển đổi số đã khởi động trong năm 2020 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2021, mở ra cơ hội tiếp theo cho nền kinh tế. Đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp, công nghệ blockchain truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản, giúp quản lý hiệu quả quá trình logistic vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, dự báo nhu cầu thị trường. Tăng cường liên kết chuỗi giá trị, niềm tin được thiết lập qua nền tảng công nghệ như blockchain; nâng cao chất lượng sản phẩm, tiệm cận và đạt yêu cầu thị trường quốc tế, hỗ trợ tạo lập hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn. Qua đó đưa “Nông dân trở thành trí thức, trí thức cũng là nông dân”.
Quá trình chuyển đổi số đã khởi động trong năm 2020 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2021, mở ra cơ hội tiếp theo cho nền kinh tế.
6. Biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường đang tác động rất mạnh mẽ, làm bất ổn kinh tế và xã hội
Chỉ trong khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11), có tới 7 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào miền Trung, trong đó cơn bão số 9 mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây gây ngập lụt trên diện rộng, làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản…Mưa lũ lớn kéo dài hơn 1 tháng đã gây ra sạt lở đất, lũ quét ở nhiều nơi, nghiêm trọng. Thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu khoảng 37.000 tỷ đồng; làm 249 người chết và mất tích.
Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long; động đất ở Mường Tè (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La)… cũng gây tổn thất lớn về người và tài sản. Trong năm, ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là 38.400 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 31.700 tỷ đồng.
Những diễn biến bất thường của khí hậu cũng đặt ra khuyến cáo cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với rừng phòng hộ, các công trình thủy điện...
Tình hình bão lũ diễn ra ở miền Trung Việt Nam đã gây nên thiệt hại nặng nề
7. Nhiều hiệp định FTAs quan trọng có hiệu lực tạo ra những kết quả tích cực cho nền kinh tế
Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam tổ chức trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Hiệp định RCEP bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 5 đối tác gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand được kỳ vọng sẽ tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay với tổng GDP 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP và gần 28% thương mại toàn cầu.
Từ 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược về thương mại cho Việt Nam trong giai đoạn tới. Việc gia nhập nhiều hiệp định FTAs quan trọng đã góp phần quan trọng giúp nền kinh tế tăng trưởng và xuất khẩu đạt kết quả khả quan trọng bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.
Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết.
8. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt những bước chuyển quan trọng, hoàn thành mục tiêu Quốc hội giao trước 1 năm
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhiều mục tiêu chính đã vượt yêu cầu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 100/2015/QH13 (Nghị quyết 100). Những kết quả này đã đóng góp quan trọng vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, chương trình đã hoàn thành và về đích trước 1 năm mục tiêu Quốc hội giao. Đến hết tháng 8/2020, có 5.350 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 60,23%), tăng 3.818 xã so với cuối năm 2015 và vượt 10,23% so với mục tiêu 5 năm; không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM; có 127 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM.
Về các mục tiêu thực hiện của năm 2020 cũng được đánh giá là đạt thành tích cao trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM; có 127 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM.
9. Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ
Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ qua đã hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến 30/11/2020 là 336.012,19 tỷ đồng đạt 71,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (470.600 tỷ đồng). Đối với kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020 (91.827,06 tỷ đồng), lũy kế thanh toán đến 31/10/2020 đạt 60,94% kế hoạch; ước thanh toán 11 tháng đạt 67,11% kế hoạch. Như vậy, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Có được kết quả này là nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong 1 thập kỷ qua đã hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn.
10. Ngành mía đường đối mặt với khó khăn nghiêm trọng hậu ATIGA, ảnh hưởng tới sinh kế hàng triệu người dân
Hai năm trước (2018-2019) ngành mía đường đã liên tục đối mặt với khó khăn ngày càng lớn hơn. Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động, thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy hoạt động.
Trong niên vụ 2020-2021, ngành mía đường Việt Nam được dự báo tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường, gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu và hoạt động không có hiệu quả.
Ngành mía đường đối mặt với khó khăn nghiêm trọng hậu ATIGA, ảnh hưởng tới sinh kế hàng triệu người dân
Năm 2020 thực hiện ATIGA là năm khó khăn lên tới đỉnh điểm. Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động, thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy hoạt động. Trong niên vụ 2020-2021, ngành mía đường Việt Nam được dự báo tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường, gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu và hoạt động không có hiệu quả.
Trong 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%.
Ngày 3/12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11/2024 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tháng cuối năm.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.