Theo ý kiến đề xuất của chuyên gia, việc xây dựng dự án thủy điện Thái Niên và Bảo Hà là cần thiết. Tuy nhiên, mới đây Bộ Xây dựng đã có văn bản góp ý với hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án.
Tháng 9/2022, tỉnh Lào Cai đề xuất Chính phủ xem xét cho chủ trương nghiên cứu tiềm năng thủy điện trên sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Lào Cai và xây dựng 2 dự án thủy điện trên sông Hồng, gồm dự án thủy điện Thái Niên và dự án thủy điện Bảo Hà (công suất mỗi dự án 75 MW) thuộc địa bàn huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Cùng thời điểm, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đang xem xét, đánh giá việc khai thác tiềm năng thủy điện cột nước thấp trên các sông ở miền Bắc.
Trong đó, Bộ Công Thương ủng hộ việc xã hội hóa, mở rộng đối tượng được tham gia nghiên cứu và phát triển các dự án thủy điện, kể cả các dự án thủy điện bậc thang và dự án có nhiệm vụ đa mục tiêu.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1462/BXD-HĐXD ngày 14/4/2023 gửi Bộ Công Thương về việc góp ý kiến đối với hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án thủy điện Thái Niên và Bảo Hà, tỉnh Lào Cai.
Theo nội dung văn bản, dự án thủy điện Thái Niên có quy mô công suất 75MW với 4 tổ máy, mực nước dâng bình thường 74 m. Dự án thủy điện Bảo Hà có quy mô công suất 75MW với 4 tổ máy, mực nước dâng bình thường 63 m. Bộ Xây dựng cho rằng, hồ sơ bổ sung quy hoạch cần có đánh giá tổng thể bậc thang các công trình thủy điện có liên quan của 2 dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong việc phát triển các dự án thủy điện theo quy định.
Bộ Xây dựng cho rằng, hồ sơ bổ sung quy hoạch cần có đánh giá tổng thể bậc thang các công trình thủy điện có liên quan của 2 dự án, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong việc phát triển các dự án thủy điện theo quy định. Đồng thời, hồ sơ cần bổ sung đánh giá sơ bộ về an toàn hồ, đập và an toàn các công trình có liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an sinh cho người dân hạ du của dự án.
Bổ sung các bản vẽ thiết kế phương án đấu nối của dự án vào lưới điện khu vực (trạm biến áp và hệ thống cột điện lưới điện đấu nối), nhà quản lý vận hành, hệ thống công trình phụ trợ và thuyết minh các nội dung về đầu tư xây dựng của dự án.
Về đề xuất quy mô công suất, Bộ Xây dựng góp ý, dự án thủy điện Thái Niên (75MW) và dự án thủy điện Bảo Hà (75MW) cần được xem xét căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điện khu vực dự án, đảm bảo cân đối cơ cấu nguồn điện trong tổng thể phát triển ngành Điện. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm rà soát hồ sơ bổ sung quy hoạch của dự án nhằm đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo đúng mục tiêu, sự phù hợp và yêu cầu về cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt.
Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, để đảm bảo tính pháp lý của đề xuất bổ sung quy hoạch, hồ sơ bổ sung quy hoạch cần được rà soát, cập nhật cụ thể nội dung đánh giá tác động đến môi trường, tích trữ và điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho khu vực hạ lưu sông Hồng, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân hạ du của dự án.
Tuân thủ quy trình, đảm bảo sinh kế cho người dân
Trả lời phóng viên, chuyên gia của Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cho biết: Các nhà máy thủy điện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, ngoài việc sản xuất điện năng còn cấp nước cho hạ du, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng dự án thuỷ điện Thái Niên và Bảo Hà là cần thiết. Tuy nhiên, chủ đầu tư và các đơn vị tham gia cần phải thực hiện đúng quy trình, hồ sơ cần đảm bảo độ chính xác, phù hợp với quy định pháp luật.
Chủ đầu tư cần phải khai thác hợp lý nguồn thủy năng của lưu vực nghiên cứu, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, đạt được lợi ích cao nhất cho xã hội và Nhà nước. Khi xây dựng, phải đảm bảo điều kiện an toàn hồ đập, vùng hạ du, đảm bảo sinh kế của người dân vùng tái định cư dự án thủy điện. Sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức thi công khôi phục lại hiện trường.
Chuyên gia đề xuất, để phát triển bền vững thủy điện, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành và địa phương, thực hiện tốt quản lý quy hoạch, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện, tiến tới từng bước phát triển thủy điện bền vững trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng với việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, giữa phát triển kinh tế với môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, khi thực hiện các dự án thủy điện thì chủ đầu tư, các đơn vị tham gia thực hiện dự án cần chú trọng đến hiệu quả kinh tế, môi trường, đảm bảo sinh kế và ổn định cuộc sống cho người dân.
Năm 2016, Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành) cũng từng đề xuất làm nhiều phần, trong đó có 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên sông Hồng
Doanh nghiệp sợi OE không thể sử dụng bông rơi chải kỹ để làm nguyên liệu vì giá thành sản phẩm sẽ rất cao, không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau 6 năm, từ ngày xả lũ gây thiệt hại, hàng chục văn bản được ban hành thống nhất phương án hỗ trợ tái định cư nhưng các hộ dân bị ảnh hưởng vẫn đang… chờ. Đằng sau những văn bản chỉ đạo nối dài là sự mòn mỏi của người dân và câu hỏi lớn “còn đợi đến bao giờ ?”
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Tổ công tác của Cục Cảnh sát Giao thông vừa phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an TP Hà Nội triệt phá nhóm "cát tặc" khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.