Các bị cáo khẩn thiết xin HĐXX xem lại đĩa CD là bằng chứng buộc tội các bị cáo. Tuy nhiên, Tòa nói không cần thiết!?
Tin nên đọc
Vụ nhiều người trong gia đình vướng vòng lao lý ở Lai Châu: Các bị cáo đồng loạt kêu oan
Lai Châu: Bỗng nhiên phạm tội "Chống người thi hành công vụ", người dân viết đơn kêu cứu?
Tai nạn thảm khốc khiến 13 người chết tại Lai Châu: Tiếng thét cảnh báo tuyệt vọng của tài xế xe bồn mất phanh
Lai Châu: Xác định nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc làm 13 người chết
HĐXX nhất quyết không cho luật sư, bị cáo xem chứng cứ!?
Chiều ngày 21/1, TAND tỉnh Lai Châu tục xét xử các bị cáo: Hà Văn Tuấn, Hà Thị Oanh, Lương Thị Liễu, Vũ Xuân Đoan, Hà Văn Tuyến, Nông Văn Tân về tội tội “Chống người thi hành công vụ”.
Luật sư cho rằng, không đưa vật chứng, không mở niêm phong, không cho trình chiếu clip thì chúng tôi lấy đâu ra chứng cứ để làm.
Không làm rõ được, vật chứng, không có chứng cứ làm sao mà có thể kết tội được các bị cáo?
|
HĐXX không cho LS, bị cáo xem lại đĩa CD là bằng chứng buộc tội các bị cáo. |
Luật sư Hưng có ý kiến cho rằng: HĐXX đã vi phạm tố tụng hình sư xét xử, khi tòa án có lệnh áp giải đối với các bị cáo, vậy lệnh đấy do ai kí, kí ở đâu?
HĐXX không triệu tập người có nghĩa vụ liên quan đến phiên tòa, cũng không trình được chứng cứ, vật chứng mà luật sư yêu cầu đó chính là: 59 viên đá, không cho luật sư sao chụp đĩa CD là những bằng chứng xác thực nhất.
Chỉ cần trình chiếu Clip các bị cáo vi phạm pháp luật lên cho các bị cáo xem, thì hỏi rằng các bị cáo có kháng cáo được không? ông Hưng đặt ra câu hỏi.
Tuy nhiên, trước lời đề nghị của LS Hưng, HĐXX vẫn không có ý kiến gì và chuyển ngay sang phần tranh luận.
Luật sư Hưng cũng cho biết thêm, bà Hà Thị Oanh không biết chữ, không biết đọc, biết viết? lúc lấy lời khai, không có người làm chứng thì việc đấy có đúng với quy định pháp luật hay không?
Lúc ông Hà Văn Tuấn bị khống chế và đưa lên xe thùng, vì sao lại xuất hiện 59 viên đá, cho rằng ông Tuấn dùng 59 viên đá để ném rất nhiều người? xin VKS cho biết 59 viên đá là ở đâu ra?
TAND TP Lai Châu thu thập sử dụng vật chứng trái quy định pháp luật?
Liên quan đến sự việc trên, LS Hưng (người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo) cho rằng: TAND TP Lai Châu đã vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng.
LS chỉ ra việc, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Lai Châu có hành vi lập khống biên bản, hai nữa HĐXX TAND TP Lai Châu cố tình không triệu tập người liên quan đến tham dự phiên tòa, mà cụ thể ở đây là không triệu tập ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Lai Châu, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Chủ tịch UBND phường Đông Phong, cơ quan tiến hành tố tụng TP Lai Châu đi ngược với cải cách tư pháp, cùng với đó TAND TP Lai Châu thu thập sử dụng vật chứng trái quy định pháp luật.
Phân tích về những khía cạnh trên, LS chỉ rõ: Có thể nói, việc thu thập vật chứng trong vụ án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết vụ án.
Ở vụ án hình sự trên, tội Chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật…..”
Như vậy có thể hành vi dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực mà tôi và các bị cáo bị quy kết được thể hiện qua các vật chứng, công cụ, phương tiện gây án mà cơ quan cảnh sát điều tra đã thu thập tại hiện trường.
|
Các bị cáo trong phiên tòa. |
Tuy nhiên, sau khi tiến hành thu giữ các vật chứng trên, cơ quan cảnh sát điều tra đã không thực hiện việc giám định, bảo quản vật chứng theo quy định.
Cụ thể trong các vật chứng bị thu giữ có 59 viên đá không xác định hình dạng nhưng cũng không có kết luận giám định đó có phải là những viên đá ông Hà Văn Tuấn sử dụng để chống đối với lực lượng chức năng không?
Ngoài ra cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ được rất nhiều chai lọ mà họ nghi là xăng mà anh chị em tôi có mua để chống lại ban cưỡng chế nhưng cơ quan điều tra không tiến hành giám định xem thực chất những chai đó có phải là xăng không?.
Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “…b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác.….”.
Không được giám định và xác định ý nghĩa của các đồ, vật thu được, tại sao có thể căn cứ vào chúng để nhận định đây là phương tiện gây án, là vật chứng của vụ án?
Ngoài ra trong hồ sơ vụ án có biên bản mô tả những chiếc lốp xe do các bị cáo đốt cháy để chống người thi hành công vụ nhưng bản mô tả chỉ trên giấy còn trên thực tế không có một bản ảnh nào khớp với việc mô tả trên và vật chứng cũng không được thu giữ về để bảo quản.
Theo quy định tại Điều 105 Bô luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc thu thập vật chứng: “Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy, đối với các vật chứng không thể xác định được, không đưa về được thì phải chụp ảnh hoặc quay video làm căn cứ.
Thế nhưng cơ quan cảnh sát điều tra cố tình bỏ qua vì cho rằng nó không cần thiết còn thẩm phán chủ tọa phiên tòa biết sự việc đó nhưng lại làm ngơ vì hồ sơ vụ án đã miêu tả đầy đủ?
Bản chất của phiên toà là đưa ra các vật chứng, chứng cứ, đối chiếu với lời khai của bị cáo để làm rõ có hay không hành vi phạm tội, từ đó đưa ra phán quyết, nhưng theo cách mà HĐXX làm việc, thì có lẽ “án tại hồ sơ”, không cần xem xét thêm gì cả!
Cơ quan tiến hành tố tụng TP Lai Châu đi ngược lại cải cách tư pháp?
Vì vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa,đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nên trong thời kì cải cách tư pháp, vấn đề tránh oan sai trong tố tụng hình sự là mục tiêu nổi bật và là đích hướng tới của Đảng và Nhà nước ta.
Cũng chính vì thế, trong khi cả nước đang nỗ lực thay đổi hệ thống tư pháp, nâng quyền lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án với tiêu chí : tòa án xét xử công khai, độc lập.
Vậy mà, thể hiện ngay trong hồ sơ vụ án này là Biên bản họp liên ngành ngày 04/7/20147 với đại diện 03 cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Lai Châu.
Thể hiện trong biên bản này là việc “bộ ba quyền lực” ngồi lại với nhau, thống nhất nội dung sự việc và đồng ý với ý kiến Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can?
Điều này là vô cùng khó hiểu, bởi nếu đã thống nhất với nhau về việc khởi tố thì có gì để Viện kiểm sát “giám sát” và Tòa án còn gì để “xét xử độc lập”? Từng cơ quan có một chức năng, nhiệm vụ riêng trong việc thực hiện mỗi công đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhưng nay, tất cả thống nhất được với nhau rồi thì ai sẽ là người mang chức năng giám sát việc thực hiện, tuân theo pháp luật của cơ quan khác như quy định của bộ luật tố tụng hình sự?
Có phải chỉ cần có sự thống nhất ba ngành như thể hiện trong biên bản nêu trên thì việc có hay không hành vi cấu thành tội phạm không còn quan trọng nữa?
Cơ quan CSĐT Công an TP Lai Châu có lập khống biên bản, làm giả hồ sơ?
Theo luật sư Hưng, cán bộ công anh TP Lai Châu làm việc cùng một thời điểm ở nhiều nơi khác nhau.
Cụ thể, LS Hưng phân tích, ngày 18/4/2017, anh Hà Văn Tuyến có đi chăn bò xa khu vực cưỡng chế, không có hành động chống trả hay bất kì hành đồng phản kháng nào đối với lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, khi anh đi ngang qua khu vực cưỡng chế thì bất ngờ bị bắt. Trong biên bản thể hiện rõ thời gian lập biển bản là 11h55 ngày 18/4/2017 và kết thúc vào hồi 12h00 cùng ngày tại công an TP Lai Châu.
|
Liệu rằng, Cơ quan CSĐT Công an TP Lai Châu có lập khống biên bản, làm giả hồ sơ? |
Khi làm việc cán bộ Hoàng được cho là lấy lời khai cùa bị cáo Tuyến và đều làm việc tại Công an TP Lai Châu.
Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án xuất hiện một biên bản ghi nhận sự việc tại Bản Tả Xin Chải đều có sự tham gia của ông Hoàng cùng thời điểm này.
Vậy câu hỏi đặt ra ông Hoàng có thể phân thân khi có mặt cùng lúc, cùng thời điểm để kí vào 2 biên bản khác nhau ờ hai nơi cách xa nhau như thế?
Vào 10h20 ngày 20/4/2017, tại công an TP Lai Châu ông Cao Bá Quát – điều tra viên cùng ông Lương Tiến Thanh – cán bộ tiên hành lấy lời khai Nông Văn Tân, thời gian làm việc từ 10h20 đến 11h45, có nội dung “Đã được đọc cho đương sự nghe, công nhận đúng và ký tên”.
Tuy nhiên, bất ngờ thay tại bút lục (BL) số 85 biên bản về bắt người, lúc 10h50 phút và kết thúc lúc 10h55 ngày 20/4/2017 tại bản mới, xã San Thàng, ông Cao Bá Quát cùng ông Nguyễn Văn Nhật – cán bộ CSĐT TP về TTXH công an TP Lai Châu và ông Hoàng Văn Thanh – Phó trưởng công an xã San Thàng cùng bà Nguyễn Thị Dương Hà là người láng giềng chứng kiến việc bắt người.
Ngoài biên bản làm việc với anh Nông Văn Tân ra, hồ sơ vụ án còn thể hiện một biên bản làm việc nữa của cán bộ Cao Bá Quát với bà Lương Thị Điệu. “Lạ lùng thay, trong biên bản thể hiện rõ thời điểm 10h20 ngày 20/4/2017, điều tra viên Cao Bá Quát có mặt ở trại giam công an tỉnh Lai Châu để ghi lời khai của Lương Thị Điệu (BL 275), nhưng cũng chính thời gian này ông Quát đang lấy lời khai của anh Nông Văn Tân tại công an TP Lai Châu (BL 289).
“Chuyện phi lý như thế nhưng được cơ quan CSĐT công an TP Lai Châu “phù phép” thành có khả năng” LS Hưng nhấn mạnh.
Luật sư Hưng cũng cho biết, cùng lúc ông Hà Văn Tuấn làm việc với các đối tượng khác nhau, ngày 18/4/2017, tại cơ quan công an TP Lai Châu, ông Hà Văn Tuấn bị bắt và tiến hành làm việc với cơ quan chức năng, thể hiện tại biên bản ghi lời khai ngày 18/4/2017 (BL198) làm việc với KSV Nguyễn Bá Đoàn.
Cùng thời điểm đó, ông Tuấn cũng làm việc với điều tra viên Cao Bá Quát thể hiện tại biên bản bắt người phạm tội quả tang ngày 18/4/2017 (BL 01).
Cả hai thật trùng hợp khi đều bắt đầu vào lúc 11h30 phát ngày 18/4/2017 và trong suốt quá trình làm việc ông Tuấn đều có mặt, việc tưởng chừng không thể xảy ra, nhưng trong hồ sơ vụ án này lại trở nên “hợp lý”.
17h30 HĐXX kết thúc phần tranh luận chuyển sang phần nghị án và sẽ tuyên án vào 9h sáng ngày 22/1.