Sau một thời gian lâm bệnh, dù được các bác sĩ tận tìnhđiều trị, nhưng Trung tướng Lê Nam Phong đã từ trần vào trưa ngày 26/3, thượng thọ 95 tuổi.
Trung tướng Lê Nam Phong, vị tướng gắn liền với nhiều biệt danh như Nam “lửa”, Nam “bình toong”, Nam “hỏa lực”, “hùm xám Đông Nam bộ”... ông đã từng 44 năm có mặt trên các chiến trường trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc; tham gia gần hết các chiến dịch lớn của Quân đội ta.
Sau một thời gian lâm bệnh, dù được các bác sĩ tận tìnhđiều trị, nhưng Trung tướng Lê Nam Phong đã từ trần vào trưa ngày 26/3, thượng thọ 95 tuổi.
Những biệt danh gắn liền lịch sử
Trung tướng Lê Nam Phong nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, thời chống Mỹ, Tư lệnh Quân đoàn I bảo vệ biên giới phía Bắc, Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 - Bộ Quốc phòng giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Giám đốc Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Ông tên thật là Lê Hoàng Thống sinh năm 1928 tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân nghèo. Xuất thân là con nhà võ, tháng 3/1944, khi 16 tuổi ông tham gia làm liên lạc cho tổ chức Việt Minh bí mật trong vùng. Ông vào Đảng tháng 2/1948, chính thức ngày 4/9/1948.
Trung tướng Lê Nam Phong là một chiến tướng lẫy lừng gắn liền với nhiều biệt danh và mỗi cái tên đều gắn với bao chiến công của quân đội, từng 44 năm có mặt trên tất cả các chiến trường trong nước và nước bạn trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc; tham dự gần hết các chiến dịch lớn của Quân đội ta.
Sinh thời, Trung tướng Lê Nam Phong từng cho biết: “Đến bây giờ chắc tôi là vị tướng có nhiều biệt danh nhất. Các biệt danh đều là dấu ấn con người của tôi trong từng chiến trận, mặt trận. Hồi đánh trận Điện Biên Phủ, tôi quyết tâm… xuống tóc, chết tên là “Đại đội trưởng đầu trọc”. Sau này là hàng loạt tên khác như: Năm “Lửa” vì tính khí nóng nảy; Năm “Bình toong” vì mỗi lần trước khi vào trận chiến đấu là mở bình toong nhấp một ngụm rượu; Năm “Hỏa lực” vì chỉ huy đánh trận nào là sử dụng hỏa lực rất mạnh”.
Năm 1954, ông là Đại đội trưởng Đại đội 225, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308. Đây là Đại đội dùng bộc phá cảm tử đánh đồi A1 tại Điện Biên Phủ và tham gia bắt sống tướng De Castries. Năm 1975, ông là Tư lệnh Sư đoàn 7 - Sư đoàn chủ công đập nát "cánh cửa thép Xuân Lộc" để đại quân tiến vào Sài Gòn, làm nên huyền thoại Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Năm 1979, ông là Tư lệnh Quân đoàn 1 bảo vệ Biên giới phía Bắc. Năm 1980, ông là Phó Tham mưu trưởng Mặt trận 719 của Bộ Quốc phòng Việt Nam sát cánh cùng quân đội và nhân dân Campuchia đánh tan bè lũ Pôn pốt, Iêngxari giải phóng Phnôm Pênh, cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Năm 1984, ông về làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2 Bộ Quốc phòng.
Người thầy với đạo làm tướng
Ngày 15/10/1987, Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm Tướng Lê Nam Phong làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2, ông được cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 gọi tằng cái tên thân thương “bố Năm”.
“Tôi khoái nhất là tên “bố Năm” do cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 tặng” – Trung tướng Phong từng chia sẻ.
Từ một vị tướng ở chiến trường, ông trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp của quân đội. Ông có những đóng góp thiết thực trong công tác đào tạo lực lượng sĩ quan vừa hồng vừa chuyên, kết hợp khoa học quân sự với chiến đấu, tác chiến. Góp phần xây dựng thế hệ quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Về với đời thường, dù khó khăn nhưng Tướng Lê Nam Phong luôn dành sự quan tâm, chia sẻ với những đồng đội còn nghèo. Gia đình ông đã dành tiền mở quỹ khuyến học, gửi vào ngân hàng lấy lãi làm học bổng cho các cháu nhỏ khó khăn nơi quê nhà. Nhiều lần giúp đỡ những đồng đội có hoàn cảnh khó khăn như Trung đoàn trưởng dũng cảm thời đánh Mỹ Lê Bầu, Anh hùng Lê Xuân Cới - Dũng sĩ đường 13, cùng cựu chiến binh Sư đoàn 7 đi tìm mộ liệt sĩ, giúp đỡ thân nhân đưa hài cốt liệt sĩ về quê cha đất tổ; cùng Hội Cựu chiến binh vận động chính quyền các tỉnh miền Đông chung tay xây dựng các tượng đài liệt sĩ…”.
Ông ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn về huyền thoại của một vị tướng có nhiều chiến công lẫy lừng gắn với lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhạc sĩ Lân Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội xác nhận với VietNamNet, nhạc sĩ Văn Dung đã qua đời lúc 20h23' ngày 8/3, tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.
Chí Tài đã sống một đời không có gì để thẹn. Hình ảnh, câu chuyện về "người đàn ông đàng hoàng và tình cảm nhất giới nghệ sĩ" sẽ in sâu trong lòng đồng nghiệp, khán giả.
Thăng Long Tứ Trấn bao gồm: Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Thời xưa, những ngôi đền này thường được nhà vua đến dâng hương vào dịp đầu năm…
Tọa lạc ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn - Hà Nội) của thành phố Lạng Sơn, đền Cửa Tây là một trong 4 ngôi đền trấn giữ Đoàn Thành và là nơi thờ vọng Đức Thánh Trần ở xứ Lạng. Di tích lịch sử này đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2013.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.