Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực.
Bên cạnh đó, những điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư hứa hẹn sẽ tăng lực hút dòng vốn “ngoại”, nhất là từ Nhật Bản.
Điểm đến an toàn
Việc Việt Nam kiểm soát thành công Covid-19 là cơ may cho các nhà đầu tư Nhật Bản như Towa Industrial. Ông Watanabe Yutaka, Giám đốc Công ty Towa Industrial Việt Nam (TP.HM) cho biết, do Covid-19 và nhu cầu cấp thiết tái cấu trúc chuỗi cung ứng, các nhà máy của doanh nghiệp này ở các nước đã phải ngừng sản xuất.
“Thay vào đó, chúng tôi đã dịch chuyển công suất sang các nhà máy tại Việt Nam nhờ Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh. Đây là điều hết sức có ý nghĩa với nhà đầu tư", ông Yutaka nhấn mạnh.
Có được cơ may đó là nhờ Towa Industrial có những bước đi đầy tính toán ở thị trường Việt Nam. Trong khi chi phí sản xuất tại Thái Lan và Trung Quốc có xu hướng tăng cao và thị trường bão hòa, thì Việt Nam nổi lên là điểm đến hấp dẫn, với môi trường đầu tư cạnh tranh hơn.
Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực.
Nhìn rộng ra, tình hình doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam dù sao cũng khả quan hơn so với tại các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Theo kết quả khảo sát gần 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện từ ngày 18-24/6, trên 90% xác nhận chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 ở mức độ nhất định. Khó khăn chung của doanh nghiệp Nhật hoạt động ở các nước thời Covid-19 là thu xếp vốn, nhưng tại Việt Nam, khó khăn phần nào giảm bớt do tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế.
Theo ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, 20 - 30% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi cho biết, doanh thu đã về 0 hoặc tăng trưởng âm, trong khi tại Mỹ - nơi dịch bệnh đang tàn phá nặng nề nền kinh tế - tỷ lệ này cao gấp 3 lần, lên 60%.
Từ năm 2018 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng để phân tán rủi ro việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có 9% công ty Nhật Bản được khảo sát cho biết đang xem xét khả năng di chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, 4% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại các nước khác ngoài Trung Quốc khẳng định sẽ chuyển đến đầu tư tại Việt Nam.
FDI vào Việt Nam lội ngược dòng?
Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đang suy giảm, thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, trong tổng số gần 16 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm, có 8,44 tỷ USD đến từ 1.418 dự án đăng ký mới, tăng 13,8% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, nửa đầu năm 2020 ghi nhận 526 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, để đón bắt những dòng vốn đầu tư ngoại hậu Covid-19, bên cạnh các ngành nghề truyền thống, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp, năng lượng. Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển các ngành sinh - hóa học phục vụ sản xuất dược liệu, dược phẩm - những lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm.
Về phía Nhật Bản, từ trước khi Covid-19 bùng phát, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đã có kế hoạch dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19 là những “bảo chứng” về vai trò “trung gian” của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu tận dụng vị thế “trung gian” này và đón bắt tốt cơ hội, thì vốn FDI vào Việt Nam có thể lội ngược dòng so với tình hình của khu vực và thế giới.
Theo ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Việt Nam (Hà Nội), với lợi thế bờ biển dài và hệ thống cảng biển, Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong hệ thống vận tải biển quốc tế. Đây là điều mà các nhà đầu tư Nhật Bản rất chú ý khi tính toán phương án mở rộng chuỗi cung ứng.
“Với vai trò như vậy, khi các rủi ro từ thị trường Trung Quốc gia tăng, thì sức hút đầu tư của Việt Nam càng tăng lên. Không riêng Nhật Bản, nhiều nhà đầu tư nước ngoại khác cũng đang dõi theo thị trường Việt Nam”, ông Hirohide lập luận.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Kết thúc 10 tháng của năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã thu hút vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) được hơn 1,23 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.