Theo AFP, theo thỏa thuận năm 2015, Thái Lan là một trong những nước đầu tiên mua khí tài hải quân của Trung Quốc. Thái Lan sẽ mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc, với chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được giao vào năm 2023. Năm 2017, giới chức Thái Lan đã phê chuẩn việc mua chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 3 tàu ngầm nói trên với số tiền là 13,5 tỷ baht (tương đương hơn 434 triệu USD). Tuy nhiên, việc mua thêm 2 tàu ngầm S26T lớp Nguyên chạy bằng nhiên liệu diesel còn lại đã gây ra nhiều tranh cãi.
Cuối cùng, đơn đặt hàng thêm 2 chiếc tàu ngầm nữa của Trung Quốc với giá 22,5 tỷ baht (723,9 triệu USD) đã được một tiểu ban của Quốc hội Thái Lan phê duyệt với tỉ lệ phiếu bầu sát sao tại một phiên họp diễn ra hôm 22/8. Cuộc họp lẽ ra đã không thể đi được đến kết luận vì ban đầu tỉ lệ phiếu ủng hộ và phiếu chống đối với đơn hàng nói trên là 4-4. Tuy nhiên, lá phiếu từ Chủ tịch Ủy ban, vốn là một thành viên của Đảng Palang Pracharat cầm quyền, đã cho phép thỏa thuận này được chuyển đến ủy ban ngân sách của Quốc hội Thái Lan.
Động thái này đã vấp phải sự phản đối của công chúng trong bối cảnh Thái Lan đang phải vật lộn với nền kinh tế đang đi xuống do đại dịch Covid-19. Trên trang mạng xã hội Twitter, những cụm từ phản đối việc mua bán nói trên đã trở thành xu hướng lớn. Nhiều người đặt những thẻ như: Các tàu ngầm đó để làm gì? Người dân không muốn tàu ngầm…
Còn ngoài đời thực, một số người đã tiến hành biểu tình, cho rằng yêu cầu chi tiền cho việc mua tàu ngầm là một ví dụ cho thấy chính phủ đã bỏ qua lợi ích công cộng để ủng hộ các dự án quân sự tốn kém.
Trước những phản ứng giận dữ từ dư luận, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri ngày 31/8 thông báo Thủ tướng Prayut Chan-ocha (cũng là Bộ trưởng Quốc phòng của Thái Lan) đã yêu cầu hải quân xem xét trì hoãn việc mua thêm 2 tàu ngầm từ Trung Quốc.
Theo lý giải của người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng nước này đã dành ưu tiên cho mối quan tâm của công chúng. Bản thân ông Chan-ocha khẳng định thương vụ mua bán tàu ngầm với Trung Quốc sẽ vẫn được tiến hành vì những tàu ngầm này là rất quan trọng đối với lợi ích quốc phòng lâu dài của Thái Lan. “Chúng ta không thể dừng lại, đây là một phần của kế hoạch phát triển lực lượng”, ông Prayuth nói. Thủ tướng Thái Lan cũng cho hay giới chức Thái Lan phải đàm phán với Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho hay, Hải quân Hoàng gia Thái Lan cùng ngày đã đề nghị ủy ban ngân sách của Quốc hội Thái Lan cắt khoản chi cho việc mua tàu ngầm xuống bằng 0 trong năm tài khóa hiện nay. Chính phủ Thái Lan trước đó đã đề nghị cấp 3,375 tỷ baht (108 triệu USD) trong ngân sách năm 2021 để chi trả khoản đầu tiên trong số 7 khoản thanh toán trả góp hàng năm cho thương vụ mua bán trên. Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất, yêu cầu của Chính phủ với Quốc hội để đưa khoản tiền này vào ngân sách quốc gia cho năm tài chính 2021 đã được rút lại.
Việc chi tiền để mua các tàu ngầm này đã trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng tại Thái Lan. Các nhà phê bình cho rằng việc mua bán này không thể biện minh được trong khi đất nước đang gánh một gánh nặng kinh tế lớn từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Nền kinh tế Thái Lan đang trải qua một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong hơn 20 năm, giảm 12,2% trong quý thứ hai do các lĩnh vực hàng đầu là du lịch và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt gói kích cầu du lịch trong nước mang tên ‘We Travel Together’, dự kiến sẽ tạo ra 2 triệu chuyến đi nội địa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, giúp tạo thu nhập cho hàng loạt doanh nghiệp như khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không và đại lý du lịch.
Thương vụ mua bán tàu ngầm với phía Trung Quốc cũng đe dọa tạo ra những rạn nứt trong chính phủ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Prayuth, khi một đối tác lớn trong liên minh đã đe dọa sẽ phản đối việc đưa việc mua bán vào ngân sách. Trong thông báo về việc hoãn thương vụ mua bán tàu ngầm với phía Trung Quốc, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan cho biết, số tiền dự kiến cần để chi trả cho việc mua bán thay vào đó sẽ được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như chương trình cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Lý do không thỏa đáng?
Nghị sĩ Thái Lan Yuttapong Jarassathian - thành viên của Đảng Pheu Thai và là một trong những người đã bỏ phiếu phản đối việc cấp ngân sách cho thương vụ mua tàu ngầm cho rằng một biên bản ghi nhớ được trao đổi về đơn đặt hàng tàu ngầm đầu tiên giữa ông Prayuth và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lúc đó là ông Thường Vạn Toàn không nêu rõ rằng Thái Lan có nghĩa vụ mua thêm 2 tàu ngầm này.
“Thủ tướng phải lựa chọn giữa các tàu ngầm và sự sống còn về kinh tế của người dân”, vị nghị sỹ nói thêm. Ông Yuttapong là một trong 24 nghị sĩ đối lập trong tiểu ban của Quốc hội Thái Lan đang chịu trách nhiệmkiểm tra lại ngân sách dành cho hải quân trong năm tài chính 2021-2022. Đây chính là tiểu ban đã chấp thuận cho mua 2 tàu ngầm S26T lớp Nguyên trị giá 22,5 tỷ baht vào tháng 8 vừa qua.
Theo nhà bình luận quân sự Song Zhongping, có thể có “nhân tố Mỹ” trong việc hoãn thương vụ mua 2 tàu ngầm lần này. “Mỹ và Thái Lan là đồng minh theo hiệp ước. Khi đối đầu Trung - Mỹ tiếp diễn, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra. Hơn nữa, Mỹ còn là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Thái Lan. Nhân tố Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng ở đây”, ông Song nhận định.
Thương vụ Thái Lan mua tàu ngầm của Trung Quốc được thông báo vào tháng 6/2015, sau khi Thủ tướng Prayut Chan-ocha, khi đó đang là người đứng đầu quân đội, nắm quyền sau cuộc đảo chính. Cuộc đảo chính đã dẫn tới việc quan hệ giữa Thái Lan với Mỹ trở nên căng thẳng.
Từ khi ông Chan-ocha lên điều hành Chính phủ Thái Lan sau cuộc đảo chính năm 2014, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Thái Lan và Trung Quốc được đẩy mạnh, đưa Bắc Kinh trở thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng của Bangkok. Sau cuộc bầu cử năm ngoái, ông Prayuth tiếp tục nắm quyền. Lục quân Thái Lan sau đó đã lên kế hoạch mua 14 xe tăng hạng nặng VT4 của Trung Quốc. Năm 2016, lực lượng này cũng đã mua 28 chiếc như vậy. Thái Lan còn có những hợp đồng mua vũ khí đáng kể khác từ Trung Quốc và thể hiện quan tâm đến việc tập trận và huấn luyện chung.
Đại dịch Covid-19 đã khiến các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương khác phải suy nghĩ lại về chi tiêu quốc phòng của họ. Vào tháng 6, Nhật Bản đã quyết định ngừng triển khai lá chắn tên lửa Aegis Ashore do Mỹ sản xuất sau khi giá của nó tăng từ 2,15 tỷ USD lên 4 tỷ USD. Quyết định này có thể sẽ giải phóng nguồn vốn để phục hồi kinh tế.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 Lực lượng. Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì Hội nghị.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.