Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Vén màn bí mật những vị “tổ tiên” xuất hiện trong lễ khấn ngày tết của người Mường

Nhà nước và Pháp luật
13/02/2018 14:00
Linh Lê
aa
Những ngày giáp tết, chúng tôi tìm về xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình để tìm hiểu về lễ khấn ngày tết của đồng bào dân tộc Mường.


Tin nên đọc

Khấn ngày tết là một trong số những nét đẹp văn hóa truyền thống được đồng bào Mường nói chung và dân Mường ở Hưng Thi nói riêng gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay.

Theo thống kê, người Mường ở xã Hưng Thi chiếm đến hơn 80% dân số của toàn xã. Nhờ tỉ lệ dân số đông đảo, người Mường ở Hưng Thi còn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa mang đặc trưng của dân tộc Mường.

Theo anh Bùi Văn Niên (người làm nghề khấn ở Hưng Thi đã gần 10 năm), tục lệ khấn ngày tết của người Mường có từ thời Đẻ đất, đẻ nước. Tục này xuất hiện cùng với sự ra đời của Mo Mường (nhiều sách chép lại ghi là sử thi “Đẻ đất đẻ nước”).

Khi chúng tôi hỏi cụ thể về nguồn gốc của việc thờ phụng và khấn tổ tiên của người Mường, anh Niên cho hay: “Thuở đó, sau khi “đẻ” ra đất, nước và vạn vật thì các vị thần cũng “đẻ” ra con người. Từ lúc mới hình thành con người đã phải chịu quy luật sinh, lão, bệnh, tử.

Con người sau khi chết đi thì mỗi dịp Tết con cái của họ sẽ làm lễ khấn mời ông bà tổ tiên về ăn tết để tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn dưỡng dục. Từ đó, lễ khấn ngày tết trở thành một nét đẹp văn hóa được dân Mường gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay…”.

Thời xưa tục lệ khấn ngày Tết thường được tiến hành từ đêm ba mươi (nếu tháng thiếu thì bắt đầu từ đêm hai mươi chín) tháng Chạp đến hết mùng hai Tết Nguyên đán với những lễ thức tỉ mỉ và phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay, lễ tục này thường chỉ được tiến hành từ đêm ba mươi đến hết mùng một Tết nguyên đán và lễ thức cũng được cải biến đi theo chiều hướng giảm nhẹ.

Lễ khấn ngày Tết ở mỗi Mường tuy có đôi chút khác biệt trong việc mời các vị “tổ tiên” nhưng theo anh Niên, từ xưa đến nay các gia đình người Mường thường mời các vị sau: ôông thổ[1]; quan lang[2]; môộng[3]; đá cố, dạ cố; đá càm, dạ cảm; đá, dạ; bố, mệ[4].

Thông thường, lễ khấn ngày Tết được bày ở gian chính giữa trong nhà của người Mường. Các mâm khấn được sắp xếp từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong để thể hiện rõ chức vị cao thấp của đối tượng được thờ.

Mâm cơm cúng của người Mường ngày Tết.
Mâm cơm cúng của người Mường ngày Tết.

Trên thờ thần

Cao nhất là mâm thờ ôông thổ, vị thần cai quản vùng đất của làng Mường. Ông thổ xuất hiện trong mâm cúng người Mường với vai trò một vị thần (chứ không phải tổ tiên của con người). Vì thế, ông thổ không phải là đối tượng thờ cúng chính mà người Mường hướng đến.

Tuy nhiên, với vai trò là vị thần cai quản đất Mường, ôông thổ vẫn được mời đến với tư cách bề trên. Với vị thế của một vị thần, mâm thờ ôông thổ được đặt cao nhất và nằm ở phía bên ngoài của nơi thờ phụng.

Tiếp sau mâm ôông thổ là mâm cỗ thờ quan lang. Người Mường ngày xưa dùng một thuật ngữ “quan lang” để biểu thị hai khái niệm với hai nội hàm khác nhau. “Quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là chính là thành hoàng làng; theo nghĩa thứ hai, “quan lang” là thuật ngữ dùng để chỉ thế lực (người) cai quản đất Mường thời phong kiến (xã hội Mường xưa gọi là lang đạo).

Như vậy, cả hai lực lượng “quan lang” này đều có vai trò quan trọng trong việc cai quản đất Mường. Tuy nhiên, đối tượng thời phụng của người Mường trong dịp cúng lễ nói chung và trong lễ tết nói riêng là vị “quan lang” theo lớp nghĩa thứ nhất (thành hoàng làng).

Bởi lẽ “quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là người đã chết; còn “quan lang” hiểu theo nghĩa thứ hai là người vẫn còn sống. “Quan lang” hiểu theo nghĩa thứ nhất là những người chết vào giờ thiêng, có sứ mệnh bảo hộ cho dân làng. Vì vậy họ được dân làng thờ phụng trong mỗi dịp cúng lễ nói chung và trong lễ tết nói riêng.

Dưới thờ tổ tiên

Sau các mâm thờ ông thổ và quan lang, người Mường bày đến mâm ông vải. Như đã trình bày, ông vải mới là đối tượng thờ phụng chính mà người Mường hướng đến. Bởi lẽ ông vải mới là những người sinh ra và nuôi dưỡng con người. Theo tục lệ, người Mường chỉ thờ đến ông vải đời thứ năm (tính từ đời người còn đang sống).

Theo đó, gia đình người còn sống (được tính là đời thứ nhất) sẽ thờ bố mệ (đời thứ hai), đá dạ (đời thứ ba), đá càm, dạ càm (đời thứ tư), đá cố, dạ cố (đời thứ năm). Sở dĩ người Mường chỉ thờ đến đời thứ năm là vì trong quan niệm của họ, sau năm đời người chết sẽ hóa thành một kiếp khác (hoặc là đầu thai, hoặc là hóa thành một hình hài nào đó).

Nếu bố (hoặc mẹ) vợ của gia đình người thờ phụng đã chết thì họ sẽ bày một mâm thờ riêng. Mâm thờ này được được đặt ngay sát phía trong (bên dưới) mâm thờ quan lang để thể hiện sự kính trọng của dòng họ bên nội đối với họ bên ngoại. Nếu cả bố và mẹ vợ của gia đình người thờ phụng còn sống (hoặc người vợ trong gia đình đã chết) thì trong lễ khấn ngày tết sẽ không có mâm thờ mộng.

Sau mâm thờ mộng là mâm thờ những người chết bên họ hàng bên nội. Những mâm thờ này cũng được bày từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong, lần lượt từ mâm đá cố, dạ cố đến cuối cùng là mâm bố mệ.

Trong số những mâm được thờ ngày tết thì các mâm ông thổ và quan lang là những mâm được bày trí cố định (vì hai đối tượng thờ này không có sự thay đổi). Còn các mâm thờ ông vải thường có sự thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn, từng thế hệ.

Thông thường, trong một gia đình có nhiều người con trai thì sau khi lấy vợ chỉ có một người con ở lại trực tiếp chăm sóc bố mẹ. Những người con trai khác sẽ phải ra ở riêng. Thời xưa, người con trai cả thường là người ở lại trong nhà để “đứng mũi chịu sào”. Người Mường có câu: “Em cả thay mặt chành, anh cả thay mặt bố mặt mẹ” cũng một phần chỉ ý đó.

Người Mường gói bánh chưng ăn Tết. (Ảnh: Minh Phượng/ danviet.vn)
Người Mường gói bánh chưng ăn Tết. (Ảnh: Minh Phượng/ danviet.vn)

Theo luật tục của người Mường, chỉ những gia đình gốc mới phải bày đầy đủ bảy mâm khấn như trên. Ngoài ra, nếu bố (hoặc mẹ) vợ của người con trai này cũng đã chết thì trong lễ khấn phải bày thêm một mâm nữa gọi là mâm mộng kim (ngoại mới), còn mâm thờ bố mẹ của mẹ mình gọi là mâm môộng cổ (ngoại cũ).

Những gia đình nhánh (người con trai ra ở riêng) thì chỉ bày từ 2 - 4 mâm. Nếu bố mẹ của họ (gia đình nhánh) còn sống thì họ chỉ phải bày khấn hai mâm thờ bắt buộc là mâm thờ ôông thổ và mâm thờ quan lang.

Nếu bố (hoặc mẹ) của người con trai/ con gái đã chết thì họ bày thêm một mâm nữa để thờ bố (hoặc mẹ) của chồng/ vợ. Nếu cả hai bên đều có bố (hoặc mẹ) đã chết thì họ bày thành hai mâm thờ riêng (một mâm thờ bố mẹ của chồng, một mâm thờ bố mẹ của vợ).

Như vậy, những gia đình nhánh thường thờ bố mẹ mình và chỉ bày tối đa bốn mâm thờ.

Trong mỗi gia đình, sau khi người vợ chết thì gia đình đó sẽ không thờ bố mẹ của người đó nữa. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Mường, họ thường soi chiếu cái nhìn của mình từ xã hội người sống. Theo đó, dân Mường cho rằng người vợ chính là sợ dây liên kết giữa hai họ nội - ngoại.

Vì vậy, khi người vợ còn sống thì bố mẹ vợ sẽ (được khấn mời) về ăn tết với gia đình nhà con rể. Còn khi người vợ đã chết thì bố mẹ vợ sẽ chẳng có lí do gì để về nữa. Lúc này gia đình người con rể dù có lòng khấn mời thì bố mẹ vợ của họ cũng không đến. Người Mường có câu “Con gái một thào hương ngắn” cũng là để chỉ ý đó.

Cách bày trí mâm thờ trong lễ khấn ngày tết vừa thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, vừa là truyền thống nhân văn sâu sắc của người Mường.

Có thể thấy, trong lễ khấn ngày tết của người Mường, các mâm khấn không phải được bày một cách ngẫu nhiên mà cách sắp xếp đó chứa đựng lối tư duy nguyên thủy của họ. Đằng sau cách bày trí và những đồ lễ đó đều ẩn chứa những mã văn hóa độc đáo, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của văn hóa dân tộc Mường.

bài liên quan
Tổ chức Hội nghị tuyên truyền luật ATGT cho hơn 1.300 học sinh Trường THPT Nhữ Văn Lan

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền luật ATGT cho hơn 1.300 học sinh Trường THPT Nhữ Văn Lan

Thực hiện các hoạt động trong đợt cao điểm đảm bảo TTATGT tháng 10 , Trường THPT Nhữ Văn Lan phối hợp với Công an Huyện Tiên Lãng tổ chức tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ và ký cam kết thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho hơn 1.300 học sinh.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Mới nhất
Đọc nhiều
Lạng Sơn: Chính quyền “thờ ơ”, người dân hàng chục năm sống trong ô nhiễm do Công ty thuộc da xả thải ra môi trường

Lạng Sơn: Chính quyền “thờ ơ”, người dân hàng chục năm sống trong ô nhiễm do Công ty thuộc da xả thải ra môi trường

Mùi hôi thối nồng nặc, ruồi muỗi sinh sôi là nỗi khổ mà những người dân thôn Nà Loòng, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã phải gồng mình gánh chịu suốt cả chục năm nay. Nguyên nhân được cho là do cơ sở sản xuất của công ty Cổ phần sản xuất da Ngu
Tuy Hoà (Phú Yên): Hồ sơ vụ án "Cố ý gây thương tích" còn nhiều tình tiết cần làm rõ

Tuy Hoà (Phú Yên): Hồ sơ vụ án "Cố ý gây thương tích" còn nhiều tình tiết cần làm rõ

Báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn của chị Trần Xuân Anh (ngụ tại Phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là vợ của Đỗ Thái Ngọc - bị cáo trong vụ án hình sự đang được cơ quan chức năng TP Tuy Hòa giải quyết.
Công ty Minh Vương sản xuất và gia công Trà cà gai leo, Trà Túi lọc đệ nhất, trà túi lọc Tân An, Detox mâm xôi Clollagen không có nguồn gốc xuất xứ

Công ty Minh Vương sản xuất và gia công Trà cà gai leo, Trà Túi lọc đệ nhất, trà túi lọc Tân An, Detox mâm xôi Clollagen không có nguồn gốc xuất xứ

Theo công an huyện Kim Bảng cho biết: “Các sản phẩm Trà cà gai leo, Trà Túi lọc đệ nhất, trà túi lọc Tân An, Detox mâm xôi Clollagen của Công ty Minh Vương gia công sản xuất đều không có nguồn gốc xuất xứ!”.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.