Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm, nhưng số vốn đăng ký tăng; xuất nhập khẩu và nông nghiệp đóng góp nhiều cho tăng trưởng… là những kết quả đáng chú ý của toàn nền kinh tế tháng 2 và 2 tháng đầu năm.
Thời gian tới, hoạt động sản xuất-kinh doanh có thể gặp những thách thức-khó khăn nào? Chính sách vĩ mô nên quan tâm điều chỉnh ra sao, để kích thích tăng trưởng hiệu quả? Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica VietNam thông tin-khuyến nghị cụ thể qua cuộc trao đổi với phóng viên VOV.
PV: Thưa ông, tình hình kinh tế qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy những chuyển biến tích cực, mặc dù một số địa phương của chúng ta đang phải đối phó dịch bệnh phức tạp. Ông nhìn nhận như thế nào về những số liệu thống kê này?
TS. Lê Duy Bình: Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy bức tranh rõ nét về kinh tế Việt Nam 2 tháng đầu năm. Chúng ta thấy nền kinh tế đã có những khởi sắc và được khôi phục khá tích cực, đặc biệt thể hiện qua một số chỉ số về phát triển trong 1 số lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp hoặc là chỉ số phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư tư nhân cũng như là xuất nhập khẩu.
Tháng 2 nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, tốc độ cũng có một số dấu hiệu chúng ta cần lưu lý như chỉ số phát triển công nghiệp hoặc một số chỉ số khác như là trong ngành dịch vụ cũng đã có vẻ chững lại.
ADVERTISEMENT
Điều này có hai lý do. Một là do yếu tố chu kỳ, thứ nhất là do đây là dịp Tết Nguyên đán. Thứ hai, một phần ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tổng thể chung 2 tháng đầu năm chúng ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Đây là một nền tảng tốt để chúng ta tiếp tục đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2021.
PV: Từ những nhận định đó, ông cho rằng trong giai đoạn tới những ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ có cơ hội tăng tốc ?
TS. Lê Duy Bình: Chúng ta có thể kỳ vọng vào một số ngành. Thứ nhất là ngành chế biến, chế tạo, những ngành sản xuất công nghiệp để phục vụ cho hàng xuất khẩu. Những ngành hàng này đã được hỗ trợ bởi vì nhu cầu của thế giới đang phục hồi, cũng được hỗ trợ vì quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu của một số những chuỗi sản xuất sang Việt Nam. Chúng ta có thể nhìn thấy đó là các mặt hàng điện tử, điện thoại và một số mặt hàng đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, chúng ta có thể nhìn vào thị trường hàng hóa tiêu dùng. Thị trường hàng hóa tiêu dùng cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chúng ta có thể thấy qua số liệu của 2 tháng đầu năm: thị trường bán lẻ Việt Nam, sức tiêu thụ của người dân Việt Nam dường như vẫn được duy trì. Những mặt hàng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ có khả năng phát triển.
Thứ ba nữa là ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đảm bảo được khả năng chống chịu khá vững chắc của mình. Mặc dù 1 số địa phương vừa rồi bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch. Tuy nhiên, nhìn tổng thể trên toàn quốc thì tốc độ sản xuất trong ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục được duy trì. Ngành nông nghiệp đang hướng đến những thị trường nước ngoài để có thể đáp ứng được giá trị gia tăng cao hơn.
Tôi kỳ vọng rằng ngành nông nghiệp sẽ có đóng góp lớn trong duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của chúng ta trong năm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng là nếu như dịch được khống chế, một số ngành dịch vụ có liên quan, ví dụ như du lịch sẽ quay trở lại giống như năm ngoái sau khi dịch được khống chế - sẽ tiếp tục phục hồi. Liên quan đến đó là những ngành hậu cần, điển hình như là giao thông vận tải và những cái ngành để phục vụ cho ngành du lịch - Kỳ vọng là năm nay chúng ta sẽ dần dần phục hồi so với năm 2020.
Có thể chúng ta sẽ phải mất một thời gian để đạt được tốc độ như năm 2019. Tuy nhiên, có thể chúng ta kỳ vọng là nếu như chỉ để phục hồi trên phạm vi rộng hơn, trên phạm vi khu vực và trên toàn cầu thì du lịch có thể bước đầu phục hồi những gì đã mất trong thời gian qua.
PV: Ngoài ra ông có khuyến nghị gì về mặt chủ trương, chính sách để cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ tích cực hơn. Ví dụ cộng đồng doanh nghiệp du lịch mà ông vừa nêu - để doanh nghiệp có thể đóng góp vào tăng trưởng tốt hơn?
TS. Lê Duy Bình: Chúng ta cần phải có những biện pháp để có thể kích thích sự tăng trưởng của một số doanh nghiệp có tiềm năng, một số ngành nghề kinh tế có tiềm năng để các doanh nghiệp này phục hồi và tạo ra năng lực cạnh tranh riêng của Việt Nam. Như vậy thì chúng ta mới có thể có được mức tăng trưởng cao trong năm 2021.
Chúng ta sẽ không thể tiếp tục những biện pháp như trước đây là hỗ trợ, cứu trợ cho doanh nghiệp bởi bối cảnh năm nay đã khác, chúng ta sẽ có những biện pháp để kích thích doanh nghiệp. Một là những doanh nghiệp có những khả năng phát triển mạnh hơn để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nâng cao khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao năng suất lao động cũng như giá trị thặng dư, giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất của mình. Những biện pháp phát triển kinh tế này sẽ ở mức độ khác hơn - phải tập trung vào nhóm doanh nghiệp có mục tiêu, những ngành nghề của mục tiêu, những ngành nghề có khả năng tăng trưởng cao hơn, có khả năng đóng góp cho tăng năng suất lao động cũng như năng suất chung của ngành kinh tế. Điều đó sẽ giúp cho chúng ta có sự phát triển bền vững hơn trong những năm tới.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.