Đề cương về văn hóa năm 1943 do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh soạn thảo không chỉ có giá trị trong chỉ đạo hoạt động văn hóa - xã hội mà còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó có việc xây dựng, siết chặt kỷ cương văn hóa pháp đình ngày nay.
Để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta, Đề cương về văn hóa năm 1943 yêu cầu phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”, đó là: dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Dân tộc, khoa học, đại chúng ngày nay đã khẩu hiệu, trở thành tính chất, đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa thấm đẫm tinh thần dân tộc, giàu bản sắc do nhân dân sáng tạo với khát vọng không ngừng vươn đến Chân - Thiện - Mỹ, hướng đến tiến bộ, văn minh.
Tuy nhiên, riêng lĩnh vực văn hóa pháp đình (VHPĐ) hiện nay đã phát sinh một số bất cập, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chốn công đường. Trên thực tế, nhiều nơi đã diễn ra không ít các hành vi không văn minh như người tham gia phiên tòa có lời lẽ thô lỗ, mạt sát, thiếu tôn trọng đối với người khác trong quá trình tố tụng… nhưng tiếc rằng biện pháp chế tài xử lý chưa đủ mạnh để răn đe.
Trước những hành vi xâm phạm, ảnh hưởng đến VHPĐ, Phó Trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ, điều quan trọng hàng đầu vẫn là quy định pháp luật, các hành vi của những người có liên quan phải trên cơ sở pháp luật, dựa trên các quy tắc, kể cả những quy định bất thành văn. Mọi người đến Tòa đều phải học tập, rèn luyện, phải nhìn, để ý, xem xét xung quanh, chứ không được có bất kỳ hành động phá phách nào.
Cùng với đó, Nhà nước phải có quy định, biện pháp giữ gìn VHPĐ nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự, giữ gìn cho mọi hoạt động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tại Tòa, người dân tuy được làm những gì mà pháp luật không cấm, nhưng cần hiểu rõ và chấp hành những quy định cấm tại chốn pháp đình để đảm bảo VHPĐ. Không những thế, chúng ta phải có thể chế, thiết chế, bộ máy giữ gìn trật tự. Trong trường hợp người nào vi phạm, kể cả cán bộ Nhà nước vi phạm thì đều phải xử lý một cách công bằng.
“Chúng ta phải có giải pháp đạt đến sự công bằng đầy đủ, toàn diện, khách quan, không thiên lệch để bảo đảm VHPĐ và có lẽ đến một lúc nào đó mặc dù VHPĐ là phạm trù đạo đức nhưng được nâng lên thành luật thì lúc đó chúng ta có cơ sở để xem xét trách nhiệm của tất cả các chủ thể có liên quan, áp dụng được các biện pháp chặt chẽ hơn, tác động mạnh mẽ hơn, làm gương cho người khác. Chúng ta cần pháp luật hóa, văn bản hóa, thể chế hóa đối với quy phạm đạo đức thì sẽ tạo ra những điều kiện tốt hơn, tăng cường thêm nữa các thiết chế đảm bảo trật tự, công bằng, nghĩa là nâng cao VHPĐ”, ông Lưu Bình Nhưỡng đề xuất.
Hoan nghênh việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, đây là biện pháp hết sức cần thiết.
Trước đây, mặc dù cảnh sát hỗ trợ tư pháp đã làm tốt chức năng của mình, nhưng vì thiếu quy định cụ thể nên chỉ có thể xử lý hành vi gây rối, quấy rối trật tự công cộng, còn trong ứng xử pháp đình chưa được xử lý kịp thời. Với Pháp lệnh này, thẩm phán/cơ quan tố tụng được giao thẩm quyền trục xuất đối tượng có hành vi không văn minh ra khỏi nơi xét xử, nên ông Phạm Văn Hòa hy vọng tình hình tới đây tại chốn pháp đình sẽ trở nên nghiêm minh, lịch sự hơn.
Ông Hòa đánh giá, Pháp lệnh đã quy định thống nhất và chi tiết, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của Tòa án, bảo đảm sự tôn trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với cơ quan tiến hành tố tụng; tạo điều kiện giải quyết các vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, theo ông Hòa, trong thực tiễn, cũng không nên áp dụng Pháp lệnh một cách cứng nhắc, cực đoan mà phải xem xét cụ thể từng khía cạnh, công tâm, vô tư, nhất là trong trường hợp thẩm phán không giữ được cương vị “cầm cân nảy mực”, gây bức xúc cho những người tham gia phiên tòa. Cũng cần biết rằng, nếu đương sự không hài lòng với Hội đồng xét xử (HĐXX), với thẩm phán có quyền được làm đơn khiếu nại, thay đổi HĐXX/thẩm phán, tất nhiên quyền này phải được thực hiện phù hợp, phải có lý do chính đáng để thay đổi, không phải vì lý do cá nhân.
“Căn cứ vào Pháp lệnh, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) phối hợp với các cơ quan tố tụng khác sớm ban hành nội quy trong thực hiện tố tụng, đảm bảo VHPĐ được thực hiện khách quan, công tâm, vô tư. Tất cả chúng ta thận trọng, khách quan trong ứng xử, trong hoạt động của mình khi tham gia tố tụng thì hoạt động xét xử, VHPĐ sẽ thành công tốt đẹp”, ông Phạm Văn Hòa khẳng định.
Xử lý nghiêm những hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Còn theo Phó Chánh án Thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ, ngay từ khi cơ quan Tòa án của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chúng ta đã không ngừng hoàn thiện, củng cố tổ chức, thẩm quyền của cơ quan xét xử và cũng đã xây dựng nhiều quy định hướng tới việc phải nâng cao VHPĐ.
Để giữ gìn tính tôn nghiêm và quyền uy của tư pháp, trên cơ sở các bộ luật tố tụng, Chánh án TANDTC đã ban hành hai Thông tư liên quan là Thông tư số 01/2014/TT-CA ngày 28/4/2014 ban hành Nội quy phiên tòa và Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa.
Cụ thể, Thông tư số 01 đã nêu 10 quy định về nội quy phòng xử án. Chẳng hạn, khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa. Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của chủ tọa phiên tòa. Chỉ những người được HĐXX cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu… Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tại Thông tư số 02, Điều 3 nhấn mạnh nội quy phòng xử án bao gồm nội quy phiên tòa theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Điều 153 Luật Tố tụng Hành chính và các quy định sau đây: HĐXX, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án; Thẩm phán, hội thẩm và thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định; Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì HĐXX có quyền khởi tố vụ án hình sự…
Mới đây nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Đây là cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của Tòa án, bảo đảm sự tôn trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với cơ quan tiến hành tố tụng; tạo điều kiện giải quyết các vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.
Để triển khai thi hành Pháp lệnh, trước hết, TANDTC sẽ tăng cường tuyên truyền để người dân chấp hành, thực hiện nghiêm Pháp lệnh; việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng chỉ là giải pháp cuối cùng.
Đồng thời, sẽ hướng dẫn cụ thể hơn một số nội dung của Pháp lệnh, trong đó có Nội quy phòng xử án được quy định tại Thông tư 01, 02 của Chánh án TANDTC. Nội quy này có phải điều chỉnh hay không thì Chánh án TANDTC đã chỉ đạo khẩn trương rà soát, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để sớm có tính toán, làm sao bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là những quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự, của những người liên quan, của người dân khi tham gia vào các hoạt động tố tụng. Trường hợp quy định tại Thông tư 01, 02 khác với quy định tại Pháp lệnh thì phải thực hiện theo Pháp lệnh.
Bên cạnh các quy định pháp luật trên, từ góc độ hành chính, ngành TAND cũng tính đến những tình huống phức tạp, cần bảo vệ như vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng (có mức án chung thân, tử hình, xã hội đen…) hay vụ án thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo đó, ngành TAND xây dựng phương án bố trí lực lượng, xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan như cảnh sát hỗ trợ tư pháp, cứu thương, cứu trợ, phòng cháy, chữa cháy… từ việc dẫn giải đến bảo vệ phiên tòa hay phòng dành cho báo chí tác nghiệp… Như vậy sẽ bảo đảm giữ gìn được các phiên xét xử trang nghiêm, nâng cao VHPĐ.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.