Hà Nội 16 °C
TP Hồ Chí Minh 24 °C
Hải Phòng 16 °C
Đà Nẵng 19 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 16°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 24°C
  • Hải Phòng Hà Nội 16°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 19°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Triển khai Đề án "Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng"

Bất động sản
18/10/2024 15:00
Thanh Bình
aa
Ngày 18/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Ngày 11/10/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chính thức phê duyệt Đề án "Nâng cao sức khoẻ đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

Đề án ra đời với mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhằm triển khai, truyền thông phổ biến Đề án quan trọng này, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của đất và dinh dưỡng cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nông nghiệp không chỉ là nguồn cung cấp lương thực mà còn là yếu tố quan trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Từ đó, tạo ra một lộ trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp bền vững, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

Triển khai Đề án
Hội nghị triển khai Đề án "Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" diễn ra theo hình thức trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến, sáng 18/10.

Hội nghị được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom, được tường thuật trực tiếp trên các nền tảng của Báo Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung.

Đại biểu tham dự đến từ nhiều bộ ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế…

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), cho biết, Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050” hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính, song song với sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực.

Bên cạnh đó, bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất về vật lý, hóa học và sinh học theo các loại đất chính và cây trồng chủ lực cũng được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Ngoài ra, đề án hướng đến hoàn thiện quy trình canh tác gắn với sử dụng phân bón hiệu quả.

Từ đó, giảm thất thoát dinh dưỡng trên loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính.

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam (ảnh), cho biết, đề án cần khai thác tiềm năng từ các doanh nghiệp về sữa và phân bón, bởi các doanh nghiệp này có nguồn phân bón hữu cơ rất lớn và dành nhiều nghiên cứu để sản xuất các loại phân bón hiệu quả.

Hiện nay, ông Nguyễn Đăng Nghĩa đã soạn thảo 6 bộ công thức phân bón hữu cơ, tuy nhiên, thủ tục kiểm nghiệm công thức phân bón hữu cơ ở Việt Nam còn hạn chế, thời gian xử lý lâu, chi phí cao và quy trình phức tạp. Điều này khiến doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ e ngại và cản trở sự phát triển bền vững của ngành phân bón hữu cơ.

Vì vậy, ông Nghĩa mong muốn, Bộ NN-PTNT ủng hộ mạnh mẽ để hỗ trợ về cơ chế chính sách, thủ tục, từ đó khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia đóng góp cho Đề án.

PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, phát biểu: Đề án nếu được phê duyệt sẽ rất tuyệt, bởi đất đai là đối tượng quản lý của rất nhiều bộ ngành. Đất đai không chỉ liên quan tới cây trồng mà còn có vai trò quan trọng của rất nhiều các lĩnh vực xã hội.

Ông Bộ cho biết, để triển khai Đề án, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng và dinh dưỡng cây trồng; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng đất chính và phân bón cho cây trồng chủ lực; Nghiên cứu KIT chẩn đoán nhanh đất và phân bón; đẩy mạnh truyền thông, kỷ niệm Ngày đất và phân bón thế giới.

“Quyết định số 1748 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung nâng cao sức khỏe đất và cây trồng. Phân bón chỉ là một yếu tố đầu vào. Chúng tôi đề nghị phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; thứ hai, các địa phương cử người tham gia và tổ chức các hội thảo chuyên đề định kỳ; Lồng ghép các đề án liên quan tới sức khỏe của đất và cây trồng; Nội dung, nhiệm vụ cụ thể, cần thống nhất hệ thống phân loại đất; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất và phân bón. Đào tạo khuyến nông viên về nội dung này", PGS.TS Nguyễn Văn Bộ đưa ra kiến nghị.

“Đất khỏe là phải phát thải thấp, tích trữ carbon nhiều. Đề án phải thổi hồn vào đất”, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam kết thúc phần tham luận.

Ông Tovohery Rakotoson, chuyên gia về đất của IRRI, mở đầu phần phát biểu với thông tin Mỹ đã đưa Sức khỏe đất vào nghiên cứu, áp dụng từ năm 1910. Ông Tovohery khẳng định sự vinh dự khi được tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Đề án nâng cao sức khỏe đất. Dự án sử dụng phân bón đúng, nâng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính. "Qua dự án này, chúng tôi có cơ hội hỗ trợ ngành nông nghiệp, đối tượng thụ hưởng trực tiếp là nông dân. Họ sẽ được tiếp cận cách giảm chi phí đầu vào bằng nâng cao kỹ thuật, tăng chất lượng đầu ra", ông Tovohery nói.

Dự án đang phát triển các giải pháp cụ thể như sau: Cập nhật cơ sở dữ liệu, xây dựng bản đồ dinh dưỡng đất cho 3 tỉnh ĐBSCL, 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng, dự kiến đưa ra sử dụng vào năm 2026.

Cũng theo lời ông Tovohery, IRRI đang tăng cường sử dụng kỹ thuật số với ứng dụng số (app) dự kiến đưa vào sử dụng rộng rãi năm 2025, để cung cấp các số liệu về lượng phân bón hợp lý, dinh dưỡng đất...

Tiếp theo, IRRI phát triển công nghệ cơ giới hóa kết với vùi phân bón, giúp giảm 30% lượng phân đạm và 10% lượng carbon phát thải.

Ngoài ra, hội nghị cũng nhận được nhiều sự đóng góp, tham luận của các đại biểu là chuyên gia, bộ ngành, viện nghiên cứu, địa phương...

Hội nghị triển khai Đề án "Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng"

Để có một bộ cơ sở dữ liệu về đất trồng trọt thì cần hệ thống lại, nghiên cứu hoàn thiện (Ảnh minh họa).

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Hoàng Trung kết luận, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Hiện nay, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp; cộng với tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc BVTV; Ô nhiễm đất do sự phát triển của các khu công nghiệp, làng nghề; tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa... đã làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng.

Thứ trưởng Hoàng Trung đánh giá cao ý kiến tham luận tại Hội nghị. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị Ban soạn thảo Đề án cần có lộ trình cụ thể, quy trách nhiệm rõ ràng tới từng địa phương. Sau đó, quá trình làm cần sơ kết, tổng kết, nhằm nhận diện khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ.

Bộ NN-PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật tham gia xây dựng chi tiết này. Sau đó, Bộ sẽ tổ chức nghe ý kiến rộng rãi trước khi ban hành chính thức. "Truyền thông bao giờ cũng phải đi trước. Truyền thông về chính sách, về việc phải làm, cũng giúp các cá nhân, tập thể nâng cao trách nhiệm bản thân, tăng tính chủ động", Thứ trưởng Hoàng Trung nói.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT giao Báo Nông nghiệp Việt Nam bám sát, truyền thông cho đề án sức khỏe đất. "Đưa tin về cái tốt, cái kịp thời, thậm chí cái gì chưa được cũng phải đưa để tháo gỡ", Thứ trưởng chỉ đạo.

Thứ trưởng Hoàng Trung giao nhiệm vụ cho Cục Trồng trọt phối hợp Cục Bảo vệ thực vật phải đánh giá được kỹ càng từng loạt đất ở từng địa phương, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xem đất nào hợp cây nào. Việc này cũng sẽ góp phần thay đổi tập quán canh tác theo hướng tích cực.

Đối với Đề án về phát triển, sử dụng phân bón hữu cơ, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết, đã thực hiện từ 2017 và có nhiều chuyển biến thực tế. Năm 2023, lượng phân bón hữu cơ đưa vào sử dụng là 3 triệu tấn, so với tổng số 7 triệu tấn phân hữu cơ và vô cơ. Con số này cho thấy phân hữu cơ đang được sử dụng nhiều lên.

Thứ trưởng Hoàng Trung đồng tình với đề xuất của các đại biểu về việc nâng tầm Đề án lên để trình Chính phủ ký ban hành. Về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án, Thứ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến và nghiên cứu kỹ.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được giao nhiệm vụ phối hợp cùng Cục Trồng trọt, tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở. Đây chính là yếu tố then chốt đưa đề án vào cuộc sống.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển hơn nửa tạ pháo qua biên giới

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển hơn nửa tạ pháo qua biên giới

Các đối tượng lợi dụng trời tối cùng vượt biên trái phép sang Trung Quốc mua 54 kg nổ trái phép. Đang trên đường mang về Việt Nam tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 10 tỷ USD

Xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 10 tỷ USD

Xuất khẩu thuỷ sản năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD và năm 2025, xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn có thể vượt mốc 10 tỷ USD.
Bộ đội Biên phòng mang Tết sớm đến với đồng bào vùng biên giới Đắk Lắk

Bộ đội Biên phòng mang Tết sớm đến với đồng bào vùng biên giới Đắk Lắk

Nhiều phần quà ý nghĩa được cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk trao đến tay người nghèo tại vùng biên giới
Tin bài khác
Hàng loạt dự án ở Hà Nội được tháo gỡ liên quan đến thủ tục giao đất, chủ trương đầu tư

Hàng loạt dự án ở Hà Nội được tháo gỡ liên quan đến thủ tục giao đất, chủ trương đầu tư

Tại phiên họp lần thứ 6 của Tổ công tác đặc biệt của UBND TP Hà Nội, hàng loạt dự án được tháo gỡ liên quan liên quan đến thủ tục giao đất, chuyển nhượng cũng như chủ trương đầu tư, kéo dài nhiều năm.
Hơn 47 ngàn giao dịch bất động sản thành công trong năm 2024

Hơn 47 ngàn giao dịch bất động sản thành công trong năm 2024

Theo Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết năm 2024, toàn thị trường bất động sản ghi nhận gần 81 ngàn sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023.
Năm 2024, Hà Nội hoàn thành 2,354 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024, Hà Nội hoàn thành 2,354 triệu m2 sàn nhà ở

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, năm 2024, toàn Thành phố đã hoàn thành 2,354 triệu m2 sàn nhà ở phát triển theo dự án với khoảng 15.400 căn nhà, hoàn thành kế hoạch phát triển nhà ở được giao.
TP Phú Quốc và TP Rạch Giá đạt các tiêu chí đô thị loại I

TP Phú Quốc và TP Rạch Giá đạt các tiêu chí đô thị loại I

Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án phân loại đô thị TP Phú Quốc, TP Rạch giá là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chủ trì Hội nghị.
Chuyển động mới tại dự án hơn 2 tỷ USD của KITA Group – Khu đô thị sân bay KITA Airport City

Chuyển động mới tại dự án hơn 2 tỷ USD của KITA Group – Khu đô thị sân bay KITA Airport City

Từng là một điểm nóng về bất động sản tại Thành phố Cần Thơ, trải qua giai đoạn thị trường trầm lắng do dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, năm 2024, dự án Khu đô thị sân bay KITA Airport City của KITA Group đã trở lại với hàng loạt động thái mới, nối lại mục tiêu đưa khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí mới của Cần Thơ và cả miền Tây Nam Bộ.
Hoàn thành giải phóng 80% mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai

Hoàn thành giải phóng 80% mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai

Hiện nay cơ bản mặt bằng đang dần được tháo gỡ, chủ yếu chỉ vướng đoạn qua phường Phước Tân, Biên Hòa.
Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trên thị trường bất động sản 2024

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trên thị trường bất động sản 2024

Năm 2024 sắp khép lại, thị trường bất động sản trong năm có nhiều thay đổi, những chính sách mới có hiệu lực mang tính tích cực theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững.
Hà Nội: Sắp đấu giá hơn 11.000m2 đất ở tại huyện Thường Tín

Hà Nội: Sắp đấu giá hơn 11.000m2 đất ở tại huyện Thường Tín

Trong tổng diện tích 19.727,5 m2 đất được giao, có 11.066m2 đất ở tại các ô đất có ký hiệu OM.08, OM.09... để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thế chấp vốn góp tại dự án Khu đô thị Tràng Cát cho ngân hàng

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc thế chấp vốn góp tại dự án Khu đô thị Tràng Cát cho ngân hàng

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) thông qua việc sử dụng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho các khoản vay liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát.
Cả nước không hoàn thành mục tiêu xây 130.000 căn nhà xã hội

Cả nước không hoàn thành mục tiêu xây 130.000 căn nhà xã hội

Hiện cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội so với mục tiêu trong năm 2024 là 130.000 căn.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.