Đường Vành đai 2 trên cao đang được đẩy nhanh tiến độ và dự kiến hoàn thành trong năm 2022.
Dự án có 2 hợp phần với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là gần 10.000 tỷ đồng.
Đêm 17/1, nhà thầu thực hiện đúc dầm cho dự án Vành đài 2 trên cao đoạn qua Ngã Tư Vọng. Đây là hạng mục phức tạp nhất của dự án khi có chiều cao hơn 30 m.
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường Vành đai 2 trên cao (Hà Nội). Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là gần 10.000 tỷ đồng, nối liền 3 quận trung tâm Hà Nội.
Điểm đầu của dự án tại chân cầu Vĩnh Tuy. Toàn tuyến đã hoàn thành việc mở rộng đường dưới thấp với quy mô 8-10 làn xe, vỉa hè rộng 4-6 m mỗi bên. Hợp phần đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng cũng được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2020 với quy mô 4 làn xe cao tốc.
Trong khi đó, đoạn tuyến trên cao Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy đang được đẩy nhanh tiến độ. Hiện 100% các trụ đường trên cao đã hoàn thành. Nhà thầu đang tập trung lao dầm, hoàn thiện mặt đường cùng các hạng mục khác.
Đoạn qua Ngã tư Vọng là hạng mục phức tạp nhất của dự án. Tại đây độ cao từ nền đường trên cao tới mặt đất khoảng 30 m - gấp 1,5 lần so với các trụ cầu của các dự án khác. Trong tương lai, tại đây sẽ hình thành nút giao 4 tầng xe chạy. Một dự án khác được quy hoạch qua đây nhưng chưa xây dựng là tuyến đường sắt trên cao đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên.
Nhịp cầu với chiều dài 90 m này có tổng trọng lượng khoảng gần 1.000 tấn bê tông. Phía dưới được nhà thầu bố trí lưới ngăn vật liệu rơi xuống mặt đường - nơi xe cộ vẫn lưu thông hàng ngày.
Trước khi đổ bê tông, các công nhân sẽ hoàn thiện hệ thống kết cấu thép với chiều dài khoảng 4-5 m. Sau khi kết cấu thép được hoàn thiện, bê tông tươi sẽ được mang đến đổ trực tiếp để tạo nên kết cấu dầm của đường trên cao.
Xe đổ bê tông có trọng tải lớn, bị giới hạn thời gian di chuyển vào nội thành. Do vậy việc đổ bê tông đúc dầm được thực hiện từ 22h đến 2h để không cản trở giao thông.
Công nhân đổ cùng lúc phần kết cấu đáy và mặt trên của dầm. Hai cấu kiện này nằm tách biện bởi một khoảng rỗng ở lõi dầm. Khác với các dự án khác khi các phiến dầm được đúc sẵn từ nơi khác rồi mang đến lắp ghép, tại đường Vành đai 2 trên cao, nhà thầu sử dụng công nghệ đúc trực tiếp bê tông cốt thép trên đà giáo di động.
Công nhân đầm bê tông sau khi đổ lên kết cấu cốt thép. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng kết cấu bê tông sau khi đổ nhằm làm cho hỗn hợp vữa trở nên đặc chắc, mặt ngoài không bị rỗ và bám chặt vào cốt thép.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong khi đúc dầm được đảm bảo ở mức tốt nhất bằng hệ thống quan trắc hoạt động liên tục. Theo đại diện nhà thầu, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Chợ Mơ đã hoàn thiện được khoảng 75% khối lượng công việc; đoạn Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng đã hoàn thành được khoảng 35% tiến độ.
Toàn bộ nhịp cầu này được chia ra làm 9 ca đúc và chia ra hai đầu cùng thực hiện. Trung bình 7-8 ngày một đoạn dầm dài 4-5 m được hoàn thiện.
Sau khoảng 4 giờ, đoạn dầm dài hơn 4 m đã hoàn thành đổ bê tông.
Chỉ còn khoảng 2 lần đúc kết cấu dầm nữa, đường Vành đai 2 trên cao sẽ hợp long đoạn cầu cạn cao nhất Hà Nội. Dự kiến công trình hoàn thành thi công trong năm 2022.
Đường Vành đai 2 trên cao nối từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Ảnh: Google Maps
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 24/TB-VPCP ngày 21/01/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội vừa phối hợp với Phòng 5 - Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an triệt xóa thành công đường dây môi giới mua bán thận, bắt giữ ổ nhóm đối tượng có liên quan.
Hà Nội cho phép xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu hoạt động 24/24h trên địa bàn Thành phố Hà Nội để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và công tác bình ổn thị trường năm 2025.
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày giao dịch hôm qua (21/1). Đáng chú ý, sắc xanh bao phủ trọn vẹn thị trường nông sản, riêng giá các mặt hàng nhóm đậu tương tăng mạnh.
Cụm homestay ở thôn Tha, xã Phương Độ, TP. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) vừa vinh dự đại diện cho 5 đơn vị của Việt Nam nhận giải thưởng homestay ASEAN 2025.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Đề xuất mới của Bộ Tài chính đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, đang được lấy ý kiến rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, cơ sở khoa học của đề xuất này còn nhiều điểm cần phải xem xét.
Ngày 18/7, Phòng Kỹ thuật – Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bình Thuận đã trao căn nhà “Tình nghĩa Quân – Dân” cho gia đình ông Trương Văn Tám (SN 1940) ngụ tại thôn Xuân Điền, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Thoạt nhìn cứ nghĩ là ao hồ nước đọng, tuy nhiên khi hỏi người dân địa phương mới biết rõ đó là hệ lụy của nạn “đất tặc” để lại. Những hố nước sâu hoáy đến 3-4 mét có đường kính chừng 8-10m đã làm biến dạng nhiều mặt nền đất ở Phú Quốc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cùng các Bộ, ngành khẩn trương ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương, quyết liệt tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu trong vụ sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Mưa lớn, sạt lở đất ngày 12-13/7 tại tỉnh Hà Giang đã gây thiệt hại làm 11 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế là 6,5 tỷ đồng.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 04/7/2024, đã yêu cầu 16.479 cơ sở nhà trọ dừng hoạt động, 100% chủ đầu tư ký cam kết thực hiện.
Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen & Spa tại Ecopark phục vụ nhu cầu bể tắm khoáng riêng biệt cho gia đình, nhóm bạn bè, người thân có nhu cầu không gian riêng. Sau trải nghiệm tắm khoáng, cư dân và du khách còn có thể trải nghiệm ẩm thực chuẩn Nhật được chế biến bởi các đầu bếp tay nghề cao, chuyên phục vụ tại các khách sạn 5 sao.
Với tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh tại Việt Nam, nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh việc chăm sóc, tạo dựng một môi trường an toàn, tốt đẹp để người cao tuổi có thể yên tâm thụ hưởng sau những năm tháng dài lao động.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.