Từng đợt thuyền bè no tôm cá theo con sóng gửi vào đất liền những ngày này càng làm cho ngày tết độc lập thêm ý nghĩa.
Ngày Tết Độc lập ở đảo Phú Quý (Bình Thuận) những ngày tháng 9 như ấm hơn bởi tình người trên đảo. Tình yêu biển đảo, yêu lao động, yêu đất nước của người dân đảo như thấm sâu vào mỗi tấc đất yêu thương. Từ đó, đã xây nên lớp lớp những ngư dân cần lao, bao đời bám biển.
TừCột cờ linh thiêng
Cột cờ Phú Quý là một trong 7 cột cờ chủ quyền được xây dựng trong khuôn khổ dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước, bao gồm: đảo Trần (Quảng Ninh), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Hòn La (Quảng Bình), đảo Cù Lao Xanh (Bình Định), đảo Phú Quý (Bình Thuận), đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và đảo Thổ Chu (Kiên Giang).
Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý Lê Quang Vinh cho biết, cột cờ là niềm tự hào của quân dân trên đảo. Ở đảo nhỏ xa xôi này, cột cờ là điểm khẳng định chủ quyền biển đảo, giúp tình quân dân, tình người trở nên gắn bó, gần gũi hơn bao giờ hết.
Đảo Phú Quý có diện tích khoảng 17km vuông, dân số trên 27.000 người, có 3 xã Tam Thanh, Long Hải và Ngũ Phụng. Đảo Phú Quý nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km về hướng Đông Nam. Dù đảo ngọc diện tích nhỏ, nhưng bao đời ngư dân cần cù bám biển, từ đó đã xây dựng nhiều tổ thuyền lớn khai thác hải sản vùng biển xa, gắn với việc bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thiếu tá Nguyễn Quang Huynh, đồn trưởng Đồn Biên Phòng cửa khẩu cảng Phú Quý cho biết, với 3 xã đảo là Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh đang có khoảng 1657 tàu cá tham gia hoạt động, hình thành 80 tổ thuyền đoàn kết. Dù đời sống, thiên nhiên có khắc nghiệt, nhưng bao đời ngư dân ở đảo đều bám biển thân thiện, bà con cần cù, chịu khó, khai thác đánh bắt đúng tọa độ. Nhiều hộ khá giả, và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để không khai thác vi phạm lãnh hải.
Đại dương nhiều bí ẩn
Theo tàu từ đất liền vào, phía xa đã thấy đảo nhô lên xanh tươi giữa lòng biển cả. Đường chính vào trung tâm hành chính của huyện đảo, được đi qua cung đường đẹp, sóng vỗ quanh năm, được che chắn bởi những hàng dương bốn mùa rì rào gió hát. Phía xa xa, là từng đoàn tàu “no” cá, rẽ sóng vào bờ.
Anh Tạ Thanh Sang, ngư dân ở thôn Tân Hải, xã Long Hải tất bật thu xếp ngư cụ, rồi cầm giấy tờ lên Đồn Biên Phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, tìm gặp các chiến sĩ biên phòng, hối hả làm thủ tục cho chuyến đi biển đánh bắt mực. Anh cho biết, đã gắn bó với ngư trường gần 20 năm nay. Hiện anh có 3 tàu đánh bắt cá. Bình quân 1 năm anh cùng gia đình đi biển khoảng 10 lần. Mỗi lần 25 ngày, thu hoạch 5-6 tấn mực, cá.
“Làm nghề đi biển bao năm, mỗi lần ra khơi là bấy nhiêu ngày thức trắng, trăn trở. Tự mình chống chọi với mưa gió, bão tố và đơn độc, có những lúc cảm giác cô đơn trên biển. Nhưng yêu nghề, yêu biển, nên càng khó khăn khốn khó bao nhiêu, chúng tôi quyết định cả gia đình 9 – 10 người bám đảo, bám biển chứ không đổi nghề”, anh Sang nói.
Chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày lênh đênh trên biển cả, anh Thuận vừa sửa sang lại ngư cụ, vừa kiểm tra hệ thống chiếu sáng trên tàu, vui vẻ nói “đi biển, thấm vị mặn chát của biển, nhưng biển khơi luôn nhiều bí ẩn, rất đãi người cần cù. Do đó chúng tôi thường xuyên trúng những luồng cá lớn”.
Chỉ về chiếc thuyền lớn của gia đình đi phía trước, ngóng thuyền từ khi nó còn như cái nhà nổi trên biển, đến lúc ngày càng xa dần anh Nguyễn Thiên Ngọc, phấn khởi “đi biển nghe tin bão rất lo, ra gặp bão khổ lắm, gió rét căm căm, lạnh thấu xương. Nhưng đại dương luôn chứa nhiều bí ẩn, đi càng xa, càng khám phá mới tìm ra những ngư trường mới, những luồng cá, mực lớn để gửi vào bờ”.
Bao nhiêu năm theo con tàu lắc lư trên biển, cả nhà anh đã 3 đời theo nghề lặn biển và lưới cá. Anh nói, ra biển sợ nhất ban đêm, cô độc và buồn bã vì không gian như bức màn tối bí ẩn. Nhưng thấy những đơn hàng đặt từ đất liền tới tấp dặn hàng, cả nhà 8 người như có thêm nguồn lực để động viên nhau vượt qua. Đến nay các con của anh đều trưởng thành, có tiền ra riêng, xây nhà riêng và sống ổn định. “Được như thế này chúng tôi đều nhờ biển, nên yêu biển lắm” anh Ngọc nói.
Bình minh ở Cảng cá Bãi Phủ. Tầm 5 giờ sáng tiếng ghe thuyền tấp nập cập bến. Hàng trăm ghe no tôm cá, mực, nối đuôi nhau vào bờ. Giọng địa phương rặc sệt, vừa nhanh nhẩu chuyển các sọt cá nặng trịch vừa trò chuyện với những người buôn cá ở cảng, chị Thanh Tuyền háo hức “ngư dân Phú Quý rất mến khách, nếu từ xa du lịch, lại đây mua hải sản bảo đảm bán rẻ làm quà tặng từ xứ đảo. Không bao giờ bán đồ để lâu, mà giá cả lúc nào cũng hợp lý. Sò, ốc, cá thu, cá nục, mực… đều tươi ngon. Nếu không biết chỗ chế biến, chúng tôi giới thiệu tới tận nhà để nấu nướng, phục vụ”.
Đứng đầu Cảng cá Bãi Phủ, chỉ về chiếc thuyền của thằng con trai lớn đang cưỡi sóng vào bờ, chị Thi hồ hởi “nó báo tôi chuẩn bị thùng xốp, bao bóng và thuê 4 người chuẩn bị đóng 3 tấn cá thu, cá nục, mực và cá mú để kịp chuyển vào đất liền cho khách.
Nếu đứng vịnh Triều Dương nhìn xuống, biển Phú Quý trong xanh, trong vắt như muốn nhìn thấy tận đáy. Xa xa, cạnh các bãi tắm là những mỏm đá, bãi đá phơi mình dưới nắng. Bên cạnh đó là rặng phi lao che gió, chắn sóng, làm cho đảo thêm lãng mạn và đầy chất thơ.
Chuyển mình đi lên
Mời chúng tôi thưởng thức thử món khô cá mú và chả mực, giới thiệu đặc sản ngon nhất của Phú Quý, ông Lê Quang Vinh cho biết, dân số huyện chỉ gần 28 ngàn người. Nhưng nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Quý có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá. Có nhiều hệ sinh thái được hình thành và phát triển độc đáo, hấp dẫn, lý tưởng để phát triển du lịch. Đặc biệt là du lịch biển đảo đã được quy hoạch thành khu du lịch của Bình Thuận và là điểm của du lịch quốc gia.
Theo ông Vinh, toàn huyện đang có 72 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 14.484 m2. Trong đó các loại hải sản như cá mú, cá bớp, tôm hùm… với năng suất trung bình 100 tấn/năm. Nhìn chung nguồn thu nhập từ thuỷ hải sản của ngư dân rất ổn định. Một số sản phẩm như cá mú, cá bớp của Phú Quý đã trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
Hai năm gần đây, Phú Quý đổi thay nhanh chóng. Nếu như trước đây hoang sơ và thiếu thốn, thì đến nay 3 xã đã hoàn thành hệ thống chợ nông thôn. Có 7 cơ sở kinh doanh xăng dầu cả trên bờ và trên biển, 9 nhà máy sản xuất nước đá với tổng công suất 140 tấn/ngày. Tất cả đủ để phục vụ ngư dân bám biển, đánh bắt xa bờ. Hiện nay huyện tăng cường quảng bá về tiềm năng du lịch. Do đó thời gian gần đây đã có 34 khách sạn, 40 homestay thu hút gần 100 ngàn lượt khách. Tăng gần gấp đôi so với các năm trước.
Phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên đảo ngọc – ông Vinh khẳng định.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Đoàn Anh Dũng vừa ký ban hành theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND chấp thuận đầu tư cho Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III), với tổng vốn đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng.
Trong thời đại công nghệ số, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng trở nên tinh vi, đánh vào lòng tham hoặc sự thiếu hiểu biết của người dùng.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.