Cú hích từ một nghị quyết
Cảng Chân Mây được xem như trái tim của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với tiềm năng lớn trong vận tải biển, trung chuyển quốc tế. Do đó, việc thu hút tàu hàng container qua cảng sẽ là bước đột phá để hiện thực hóa tiềm năng của cảng biển này; đồng thời, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng hóa đến làm hàng tại cảng Chân Mây, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 7/9/2022 về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Theo đó, hãng tàu biển/đại lý hãng tàu được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng Chân Mây theo tuyến với tần suất tối thiểu 2 chuyến cập cảng mỗi tháng, áp dụng mức hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến cập cảng. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi/đến cảng Chân Mây (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh), áp dụng mức hỗ trợ đối với container 20 feet là 800.000 đồng/container; đối với container 40 feet là 1.100.000 đồng/container.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh ừa iên - Huế: với sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong thời gian qua, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh ừa iên - Huế sẽ phát triển vượt bật trong thời gian tới, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Chân Mây sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, việc mở tuyến vận chuyển hàng con- tainer qua cảng Chân Mây sẽ mang lại hiệu quả cho các hãng tàu, các doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hộ
Sau khi Nghị quyết này đi vào thực tiễn đã thực sự tạo ra một sức bật mới để cảng Chân Mây đón thêm các chuyến tàu con- tainer quốc tế. Cụ thể, vào đầu tháng 9/2022, cảng Chân Mây lần đầu tiên đón chuyến tàu container quốc tế - mở ra bước mở đầu quan trọng trong việc khai thác chức năng làm hàng container tại khu bến Chân Mây thuộc cảng biển Thừa Thiên - Huế theo Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, lượng hàng hoá qua cảng Chân Mây ngày càng tăng cao, dự kiến năm 2022 lượng hàng thông qua khoảng 4 - 4,5 triệu tấn. Việc khu bến Chân Mây được khai thác tàu container, cùng với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, lượng hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ gia tăng; kết hợp với việc khai thác nguồn hàng từ Lào và Đông Bắc Thái Lan, dự báo đến năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.
“Bến đỗ” của nhiều nhà đầu tư
Năm 2022 đánh dấu một năm quan trọng trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên - Huế khi cả nước bước vào trạng thái bình thường mới. Thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo thống nhất từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp chính quyền địa phương. Môi trường đầu tư cũng từng bước được cải thiện theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, hấp dẫn.
Tính đến cuối tháng 10/2022, tỉnh Thừa Thiên-Huếđãcấpphépcho29dựáncấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 14.154 tỷ đồng (gồm 57 dự án FDI vốn đăng ký 231,7 triệu USD, tương đương 5.321,5 tỷ đồng). Ngoài ra, có 7 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 3.523 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với quyết tâm của tỉnh, sự đồng hành của các doanh nghiệp và người dân, nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả, có sức lan toả, phát triển liên vùng như: dự án mở rộng quốc lộ 1A, hầm đường bộ Hải Vân, tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Đồng thời tỉnh đang hoàn thành đưa vào khai thác các công trình Nhà ga T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, tuyến cao tốc phân đoạn Cam Lộ - La Sơn và nhiều dự án đã được khởi công xây dựng như Cầu Thuận An, dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2...
Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế quyết tâm thu hút đầu tư chọn lọc, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị và đảm bảo phát triển hài hoà giữa các vùng miền.
Điển hình với hướng đi này, mới đây, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex, với tổng số vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án có quy mô khoảng 461ha thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ do Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex làm chủ đầu tư. Đây được định hướng là khu công nghiệp tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường. Dự kiến thu hút các loại hình công nghiệp như điện, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí, chế tạo máy, thiết bị sản xuất công nghiệp, gia công lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến nông sản thực phẩm...
Liên quan đến định hướng năm tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương chia sẻ, trong lĩnh vực công nghiệp sẽ đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động trong năm tăng năng lực sản xuất và tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp. Đồng thời, tiếp tục xúc tiến, kêu gọi các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đảm bảo tính sẵn sàng, thu hút đón làn sóng đầu tư, nhất là đầu tư FDI.
Với riêng TP Huế, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ Huế khẳng định, bên cạnh sự đầu tư phát triển kinh tế, hạ tầng, TP Huế luôn hướng tới giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của tỉnh, hình thành một đô thị mẫu mực. Theo đó, TP Huế tương lai không chỉ một trung tâm của tri thức và công nghệ nhằm thúc đẩy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xung quanh thành phố hay toàn tỉnh phát triển, mà còn là một thành phố hài hòa với môi trường, có cảnh quan thiên nhiên đồng bộ với quần thể di sản cố đô. Đặc biệt đó là sự phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa bảo tồn và phát triển, giữa cái cũ và cái mới... tất cả sẽ hình thành nên đô thị di sản đặc sắc và hài hòa với giá trị vốn có.
Trong năm 2023, Thừa iên - Huế xác định mục tiêu đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. Hoàn thành các chương trình, đề án Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.
Tags: