Sáng 27/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự Hội nghị xúc tiến đầu tư TP Hà Nội với chủ đề: “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển”.
Đây là địa phương đang quyết tâm tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 1,3 lần mức tăng của cả nước trong năm 2020.
Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và hơn 1.800 đại biểu, bao gồm lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố, các quận, huyện của Thành phố; đại biểu Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô; 29 đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao; 8 tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế; cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước...
Đặc biệt, Hội nghị chào đón hơn 1.300 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp tham dự để nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc đề xuất đầu tư dự án mới trên địa bàn Thành phố.
Tại Hội nghị này, Thành phố Hà Nội sẽ trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỷ đồng. Tổng số dự án tăng 5 lần, số vốn tăng 11 lần so với Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016.
Đồng thời cũng tại Hội nghị này, Thành phố Hà Nội cùng các nhà đầu tư ký kết 38 biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 28,6 tỷ USD, trong đó có 26 đề xuất của nhà đầu tư trong nước (dự kiến khoảng 20,5 tỷ USD) và 12 đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài (dự kiến khoảng 8,32 tỷ USD).
UBND Thành phố cũng công bố tại Hội nghị danh mục 282 dự án mong muốn thu hút đầu tư với tổng số vốn dự kiến 483,1 nghìn tỷ đồng. Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực: Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ; hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu đô thị thông minh; công viên; giáo dục, dạy nghề, bệnh viện; môi trường, xừ lý rác thải; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phát triển nhà ở; nông nghiệp; phát triển đô thị, logistics, công viên phần mềm.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết trong giai đoạn 2016-2019, kinh tế Thủ đô có mức tăng trưởng cao, bình quân 7,3-7,5%/năm; quy mô GRDP hiện nay đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD. GRDP bình quân đầu người đạt 5.420 USD, bằng 1,8 lần so với bình quân cả nước.
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Thủ đô, giảm sâu trong tháng 4, hồi phục trở lại từ giữa tháng 5 và tăng trưởng mạnh lên trong tháng 6. Tính chung 6 tháng đầu năm, GRDP tăng 3,39%, là mức tăng trưởng khá cao so với bình quân cả nước và trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng âm 4,9% cả năm 2020 theo dự báo mới nhất của IMF.
Theo ông Vương Đình Huệ, Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển” là cơ hội thể hiện sự gắn kết giữa chính quyền Thành phố Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị với các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như với các đơn vị, tổ chức làm chức năng cầu nối, đưa nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với Thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, trên cơ sở thông tin kết quả thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội năm 2016 đến nay; kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2020; đại diện lãnh đạo các bộ ngành, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp sẽ cùng nhau trao đổi, đề xuất các giải pháp thu hút hiệu quả các dự án hợp tác đầu tư trên địa bàn Hà Nội nhằm đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô cũng như của cả nước trong thời gian tới.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết việc tổ chức Hội nghị sau khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi sẽ là thông điệp mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội trong kiên trì thực hiện chỉ đạo của Trung ương về thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; kết quả của Hội nghị không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và cả nước trong năm 2020 mà còn cho những năm tiếp theo.
“Qua Hội nghị, Thành phố Hà Nội tiếp tục thể hiện quyết tâm là địa phương tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh”, ông Vương Đình Huệ nói. Đây cũng là giải pháp căn cơ nhằm tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2020, phấn đấu tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước và phấn đấu hoàn thành 285.000 tỷ đồng dự toán thu ngân sách năm 2020.
Chiều 28/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
Sáng 9/2, Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Gò Đống Đa” đã diễn ra tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội.
Đề án xét xử trực tuyến phải đáp ứng đủ, song hành về hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ của các thẩm phán. Thẩm phán phải đáp ứng về trình độ chuyên môn và đảm bảo kiến thức về công nghệ, sử dụng thành thạo.
Sáng nay, 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Lực lượng chức năng ở Thanh Hoá đồng loạt ra quân kiểm tra tại 14 địa điểm, bao gồm 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, 2 tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm, 3 địa điểm là nơi ở của các đối tượng khác có liên quan.
Lòng tử tế là giá trị cốt lõi của con người. Khi bạn đối xử tử tế với mọi người, bạn không chỉ mang lại niềm vui cho họ mà còn gieo những hạt giống yêu thương cho chính mình.
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra 5 trận động đất liên tiếp. Trận động đất mạnh nhất lên đến 4.2 độ, gây rung lắc, người dân ở vùng tâm chấn và khu vực xung quanh có thể cảm nhận rõ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Lực lượng chức năng ở Thanh Hoá đồng loạt ra quân kiểm tra tại 14 địa điểm, bao gồm 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, 2 tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm, 3 địa điểm là nơi ở của các đối tượng khác có liên quan.
Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra đã chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát Cơ động đồng loạt ra quân kiểm nhiều tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm.
Khi đến tiệm vàng, Việt dùng bình xịt hơi cay và búa tấn công chủ tiệm vàng gây thương tích ở vùng đầu. Sau đó, đối tượng dùng búa đập bể kính tủ chứa vàng và lấy đi một số vàng rồi bỏ trốn.
Trần Minh Hải giấu số ma túy nhặt được ở bờ biển Đà Nẵng để chờ ra tù tìm cách bán. Tuy nhiên, anh ta chưa kịp tiêu thụ số "hàng" trên thì bị công an bắt giữ.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận từ tháng 7/2023 đến khi bị bắt, bọn chúng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên phạm vi cả nước với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.