Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tại sao học sinh 'im lặng' trước áp lực học hành từ nhà trường, gia đình?

Sức khỏe - đời sống
12/11/2018 08:53
Nguyễn Mỹ
aa
Trên nhiều diễn đàn, các em tuổi teen thường than thở chán nản bởi áp lực học hành khi cha mẹ đặt quá nhiều kì vọng khiến một ngày của các em học liên tục từ 7h sáng đến 12h đêm. Ở nhà, ở trường, các em đều có cảm giác bị phân biệt đối xử, bị so sánh với “con người ta”… Bởi thế, các em dường như sống trong thế giới riêng của mình…


Phụ huynh tránh đẩy con mình tới… suy nghĩ và hành vi dại dột. Ảnh minh họa
Phụ huynh tránh đẩy con mình tới… suy nghĩ và hành vi dại dột. Ảnh minh họa

Chỉ thầy cô gọi học sinh là cá biệt

Thùy Linh, một học sinh (HS) Hà Nội chia sẻ, mặc dù nhiều trường có mô hình phòng tâm lý học đường rất hay, nhưng đa số bạn bè Linh lại có suy nghĩ “mình đến phòng này là mình thần kinh”. Theo Linh, cách xử lý của giáo viên, cũng như phụ huynh không tạo cho HS sự tin tưởng. “Khi mà ở trường có tình trạng phân biệt đối xử, không hiểu tại sao các thầy cô giáo còn gọi các bạn là “cá biệt”.

Chỉ có người lớn gọi như thế, chúng em không ai gọi bạn của mình là “cá biệt”, Linh nhấn mạnh. Và ngay trong gia đình, họ hàng của Linh cũng có tình trạng phân biệt đối xử, những đứa cháu học giỏi sẽ được thương hơn, cháu trai cũng được quý hơn cháu gái, rồi tình trạng so sánh với “con người ta” cũng thường xuyên diễn ra.

“Ngay cả giáo viên cũng đặt ra quy tắc ngầm, ví dụ như con gái học ban A không nên mặc váy vì không phù hợp. Cô cũng yêu quý các bạn học giỏi hơn. Cô có biết như vậy là phân biệt đối xử và khiến khoảng cách cô trò xa hơn không?”, Thùy Linh bày tỏ.

Ở góc độ sâu xa hơn, là chuyên viên tâm lý Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu, cô Nguyễn Thu Huyền cho biết, từng tiếp xúc với nhiều HS khó khăn về tâm lý, bị cô lập, tẩy chay và thấy rằng những hành vi phân biệt đối xử với HS diễn ra ngay trong trường học, giữa HS với nhau và giáo viên cũng vậy.

Cô Huyền phân tích, HS phân biệt đối xử với bạn có lẽ do học từ chính hành vi của cha mẹ, người lớn. Cha mẹ so sánh trẻ chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, nhưng trẻ không cảm nhận được điều này, làm trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân. Giáo viên cũng hay so sánh HS, phân chia lớp theo năng lực của HS.

Giáo viên đem cả nhóm HS so sánh trên diện rộng, cả lớp đó được gắn “mác”. Trong khi trên thực tế, đặc điểm trí tuệ của mỗi HS khác nhau. Có những em thông minh về toán học, logic, có em nổi trội về nghệ thuật…

“Tại sao những em thông minh về logic, toán học lại được ưu ái hơn những em vượt trội về mặt nghệ thuật, xã hội? Tôi biết có học trò đàn hay, vẽ giỏi nhưng lại buộc phải học các môn về kinh tế vô cùng chật vật, đau khổ. Có học trò bảo tôi, có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ năm 15 tuổi.

Tôi đã rất buồn khi nghe điều này vì phân biệt đối xử mà các em phải sống với suy nghĩ, mong muốn của người khác. Muốn có đứa trẻ tốt phải giáo dục 20-30 năm trước khi đứa trẻ ra đời. Rất cần giáo dục để trẻ nhỏ biết tôn trọng sự đa dạng bằng sự yêu thương, sự tử tế”, cô Huyền nhấn mạnh.

Và cô Thu Huyền cho rằng, người lớn phân biệt đối xử với trẻ em cũng đáng thương, bởi ít nhiều trong quá khứ người lớn cũng trải qua sự phân biệt đối xử này. Bản thân người lớn cũng cần chữa lành sự tổn thương của “đứa trẻ” bên trong mình.

Chú ý đến con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần

Gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,… Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.

Là chuyên gia về trẻ em, bà Lê Thị Khánh Vân cho rằng, trẻ em ngây thơ trong sáng nên học theo người lớn rất nhanh. Việc tác động làm thay đổi môi trường xung quanh trẻ cùng những thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ và sự đồng hành của các nhóm tư vấn trường học với vai trò là người giúp đỡ cũng giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ.

Ở trường nên đưa vào quy định nghiêm cấm HS trêu đùa nhắm vào giới tính, sự khuyết tật của bạn… Trong khi đó, sách giáo khoa và các tài liệu truyền thông chỉ đề cập đến các bé trai, bé gái xinh đẹp, đã đến lúc cần xem xét việc có nên đưa các đối tượng khác vào không, trẻ da màu, khuyết tật…

Phòng tâm lý học đường cũng phải được chuyên nghiệp hóa, người phụ trách không phải là giáo viên thì HS mới có thể thoải mái chia sẻ, tâm sự, bà Khánh Vân đề xuất.

Theo bà Khánh, hiện nay, trong nhiều gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy cô đôi khi vẫn hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, xấu hổ mà cố gắng hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, việc làm này của người lớn không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi với người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình.

Đồng thời, TS Nguyễn Khánh Trung, Tổ chức Giáo dục Emile Việt, Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học giáo dục tại Đại học Toulouse 2 (Pháp) chia sẻ tại Phần Lan và nhiều nước phát triển khác: Mục đích giáo dục của họ rất rõ ràng, là dạy dỗ học sinh thành những người tự chủ, có khả năng bước đi trên đôi chân của mình, chứ không phải sống cuộc đời của người khác.

Ngay từ cấp mẫu giáo, học sinh đã được trang bị kỹ năng sống, giáo dục về giới tính để biết cách bảo vệ, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Còn chúng ta, chương trình giáo dục còn quá nặng về kiến thức, học sinh học ngày học đêm, học rất nhiều mà không chú trọng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết.

Cùng với áp lực tâm lý con phải học để vào trường nọ, trường kia đã khiến nhiều phụ huynh luôn thúc giục các con. Nhiệm vụ của con cái chỉ là việc học, học ngày học đêm, từ chính khóa đến học thêm khiến các con ăn còn không kịp thì đừng nói làm được việc gì. Đứa trẻ quay cuồng cùng các lớp học nên không có kinh nghiệm sống. Khi lớn lên, sự kiểm soát bên cạnh không còn nhiều nữa, đứa trẻ sẽ rất khó khăn khi một mình đối diện giải quyết các vấn đề.

Do đó, PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, các em đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.

“Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng.

Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có em không bước qua được và đã làm điều dại dột”, PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.

Chỉ thầy cô gọi học sinh là cá biệt

Thùy Linh, một học sinh (HS) Hà Nội chia sẻ, mặc dù nhiều trường có mô hình phòng tâm lý học đường rất hay, nhưng đa số bạn bè Linh lại có suy nghĩ “mình đến phòng này là mình thần kinh”. Theo Linh, cách xử lý của giáo viên, cũng như phụ huynh không tạo cho HS sự tin tưởng. “Khi mà ở trường có tình trạng phân biệt đối xử, không hiểu tại sao các thầy cô giáo còn gọi các bạn là “cá biệt”.

Chỉ có người lớn gọi như thế, chúng em không ai gọi bạn của mình là “cá biệt”, Linh nhấn mạnh. Và ngay trong gia đình, họ hàng của Linh cũng có tình trạng phân biệt đối xử, những đứa cháu học giỏi sẽ được thương hơn, cháu trai cũng được quý hơn cháu gái, rồi tình trạng so sánh với “con người ta” cũng thường xuyên diễn ra.

“Ngay cả giáo viên cũng đặt ra quy tắc ngầm, ví dụ như con gái học ban A không nên mặc váy vì không phù hợp. Cô cũng yêu quý các bạn học giỏi hơn. Cô có biết như vậy là phân biệt đối xử và khiến khoảng cách cô trò xa hơn không?”, Thùy Linh bày tỏ.

Ở góc độ sâu xa hơn, là chuyên viên tâm lý Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu, cô Nguyễn Thu Huyền cho biết, từng tiếp xúc với nhiều HS khó khăn về tâm lý, bị cô lập, tẩy chay và thấy rằng những hành vi phân biệt đối xử với HS diễn ra ngay trong trường học, giữa HS với nhau và giáo viên cũng vậy.

Cô Huyền phân tích, HS phân biệt đối xử với bạn có lẽ do học từ chính hành vi của cha mẹ, người lớn. Cha mẹ so sánh trẻ chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, nhưng trẻ không cảm nhận được điều này, làm trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân. Giáo viên cũng hay so sánh HS, phân chia lớp theo năng lực của HS.

Giáo viên đem cả nhóm HS so sánh trên diện rộng, cả lớp đó được gắn “mác”. Trong khi trên thực tế, đặc điểm trí tuệ của mỗi HS khác nhau. Có những em thông minh về toán học, logic, có em nổi trội về nghệ thuật…

“Tại sao những em thông minh về logic, toán học lại được ưu ái hơn những em vượt trội về mặt nghệ thuật, xã hội? Tôi biết có học trò đàn hay, vẽ giỏi nhưng lại buộc phải học các môn về kinh tế vô cùng chật vật, đau khổ. Có học trò bảo tôi, có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ năm 15 tuổi.

Tôi đã rất buồn khi nghe điều này vì phân biệt đối xử mà các em phải sống với suy nghĩ, mong muốn của người khác. Muốn có đứa trẻ tốt phải giáo dục 20-30 năm trước khi đứa trẻ ra đời. Rất cần giáo dục để trẻ nhỏ biết tôn trọng sự đa dạng bằng sự yêu thương, sự tử tế”, cô Huyền nhấn mạnh.

Và cô Thu Huyền cho rằng, người lớn phân biệt đối xử với trẻ em cũng đáng thương, bởi ít nhiều trong quá khứ người lớn cũng trải qua sự phân biệt đối xử này. Bản thân người lớn cũng cần chữa lành sự tổn thương của “đứa trẻ” bên trong mình.

Chú ý đến con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần

Gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,… Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.

Là chuyên gia về trẻ em, bà Lê Thị Khánh Vân cho rằng, trẻ em ngây thơ trong sáng nên học theo người lớn rất nhanh. Việc tác động làm thay đổi môi trường xung quanh trẻ cùng những thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ và sự đồng hành của các nhóm tư vấn trường học với vai trò là người giúp đỡ cũng giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ.

Ở trường nên đưa vào quy định nghiêm cấm HS trêu đùa nhắm vào giới tính, sự khuyết tật của bạn… Trong khi đó, sách giáo khoa và các tài liệu truyền thông chỉ đề cập đến các bé trai, bé gái xinh đẹp, đã đến lúc cần xem xét việc có nên đưa các đối tượng khác vào không, trẻ da màu, khuyết tật…

Phòng tâm lý học đường cũng phải được chuyên nghiệp hóa, người phụ trách không phải là giáo viên thì HS mới có thể thoải mái chia sẻ, tâm sự, bà Khánh Vân đề xuất.

Theo bà Khánh, hiện nay, trong nhiều gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy cô đôi khi vẫn hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, xấu hổ mà cố gắng hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, việc làm này của người lớn không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi với người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình.

Đồng thời, TS Nguyễn Khánh Trung, Tổ chức Giáo dục Emile Việt, Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học giáo dục tại Đại học Toulouse 2 (Pháp) chia sẻ tại Phần Lan và nhiều nước phát triển khác: Mục đích giáo dục của họ rất rõ ràng, là dạy dỗ học sinh thành những người tự chủ, có khả năng bước đi trên đôi chân của mình, chứ không phải sống cuộc đời của người khác.

Ngay từ cấp mẫu giáo, học sinh đã được trang bị kỹ năng sống, giáo dục về giới tính để biết cách bảo vệ, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Còn chúng ta, chương trình giáo dục còn quá nặng về kiến thức, học sinh học ngày học đêm, học rất nhiều mà không chú trọng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết.

Cùng với áp lực tâm lý con phải học để vào trường nọ, trường kia đã khiến nhiều phụ huynh luôn thúc giục các con. Nhiệm vụ của con cái chỉ là việc học, học ngày học đêm, từ chính khóa đến học thêm khiến các con ăn còn không kịp thì đừng nói làm được việc gì. Đứa trẻ quay cuồng cùng các lớp học nên không có kinh nghiệm sống. Khi lớn lên, sự kiểm soát bên cạnh không còn nhiều nữa, đứa trẻ sẽ rất khó khăn khi một mình đối diện giải quyết các vấn đề.

Do đó, PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, các em đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.

“Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng.

Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có em không bước qua được và đã làm điều dại dột”, PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.

bài liên quan
Thông tin mới vụ 13 học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt miễn phí

Thông tin mới vụ 13 học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt miễn phí

An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa thông tin về vụ việc 13 học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt miễn phí tại cổng trường.
Thầy giáo thể dục "đánh vào tay" nữ học sinh lớp 5, phụ huynh phải đưa con đi khám bệnh viện

Thầy giáo thể dục "đánh vào tay" nữ học sinh lớp 5, phụ huynh phải đưa con đi khám bệnh viện

Được nhà trường gọi lên với lý do con mệt, khi đón con về phụ huynh phát hiện con có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, sau khi xác minh thông tin từ các bạn cùng lớp mới biết rằng con mình bị thầy giáo đánh vào tay, khiến nữ sinh này không đứng vững phải đưa đến phòng y tế của trường và sau đó được phụ huynh đưa đi khám tại bệnh viện.
Tuyên dương hàng nghìn học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023 – 2024

Tuyên dương hàng nghìn học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023 – 2024

Chương trình nhằm tôn vinh, khen thưởng các cháu học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức, lao động tại các công đoàn trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm giao thông

Tăng cường kiểm tra, xử lý học sinh vi phạm giao thông

Cục cảnh sát giao thông yêu cầu lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh.
Giáo viên truyền tải không đúng chủ trương, nhà trường bị phụ huynh phản ứng

Giáo viên truyền tải không đúng chủ trương, nhà trường bị phụ huynh phản ứng

Trước sự việc giáo viên Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì, Hà Nội) yêu cầu phụ huynh sau 17h mang chổi đến vệ sinh lớp khiến cho cha mẹ học sinh bức xúc, phía nhà trường đã có báo cáo cụ thể về vấn đề này.
Ninh Thuận: Điều tra vụ nam sinh lớp 8 bị truy sát tử vong khi đang ngồi trước sân nhà

Ninh Thuận: Điều tra vụ nam sinh lớp 8 bị truy sát tử vong khi đang ngồi trước sân nhà

Ngày 22/9, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 8 bị truy sát dẫn đến tử vong vừa xảy ra trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thị trường chung cư Hà Nội quý III/2024 ghi nhận tăng trưởng

Thị trường chung cư Hà Nội quý III/2024 ghi nhận tăng trưởng

Báo cáo thị trường bất động sản của CBRE chỉ ra, nguồn cung chung cư ở Hà Nội cao nhất 5 năm, mặt bằng giá bán có xu hướng tăng.
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Lực lượng chức năng Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một người đàn ông tử vong tại phòng tập gym California Fitness & Yoga cơ sở ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng ngày 21/10 theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.