Những cá nhân, tổ chức sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt án 20 năm, phạt tiền lên đến 3 tỉ đồng.
Tin nên đọc
Đầu tư vào thực phẩm sạch: Có yếu tố “ngoại” càng tốt!
Vua chúa kiểm soát thực phẩm sạch nghiêm ngặt thế nào?
Ra mắt Ban chủ nhiệm CLB Phóng viên đồng hành cùng thực phẩm sạch
Chính thức ra mắt CLB phóng viên Đồng hành cùng Thực phẩm sạch
Đó là những nội dung chính trong buổi Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm và các vấn đề đặt ra” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng báo Lao Động tổ chức, ngày 25/4, tại Hà Nội.
Chỉ cần vận chuyển, tàng trữ,…đã đủ yếu tố khẳng định phạm tội
Phát biểu trong buổi Hội nghị, ông Nguyễn Văn Việt – Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNN cho biết, năm 2015, lực lượng thanh tra chuyên ngành và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an) đã phát hiện rất nhiều công ty sử dụng chất cấm, nhưng nếu theo Điều, Khoản của Bộ Luật hình sự trước năm 2015 lại không thể “hình sự hóa”.
|
Người tiêu dùng không thể nhận biết thịt heo có dư lượng chất cấm hay không. Ảnh: LQN |
Tuy nhiên, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt đã được Bộ NN&PTNT đặt lên hàng đầu, quyết liệt trong kiểm tra, xử lý các hành vi liên quan.
Ngay sau đó, Quốc hội cũng đã xem xét và thấy cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người sử dụng chất cấm. Chính vì vậy, Bộ Luật hình sự năm 2015 đã đưa vào Điều 190, 191, 195 và quan trọng nhất là Điều 317 là hành vi cấu thành tội phạm hình thức.
Tức là chỉ cần đưa hóa chất cấm không được sử dụng vào thực phẩm; vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và đưa vào thực phẩm thì đã đủ yếu tố để khẳng định cá nhân, tổ chức phạm tội.
|
Những cá nhân, tổ chức sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt án 20 năm, phạt tiền lên đến 3 tỉ đồng. Ảnh: Bảo Sơn. |
Cụ thể, Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 chính thức áp dụng từ ngày 1/7/2016 đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; những cá nhân, tổ chức chỉ cần sử dụng, vận chuyển, kinh doanh trái phép chất cấm đã bị xử phạt không phải chờ để xác định hậu quả, tác hại ra sao.
Theo Bộ luật này, có thể phạt tiền từ 50 triệu đến 3 tỷ đồng, phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ hành vi sử dụng chất cấm.
Ông Việt nhấn mạnh: “Có thể nói đây là quyết tâm của Nhà nước ta trong việc quản lý, kiểm soát tốt vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Sau 4 tháng (tháng 11, 12/2015 và tháng 1, 2/2016) triển khai thực hiện Kế hoạch, tình hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã được ngăn chặn, có bước chuyển biến căn bản.
Vẫn phát hiện heo có tồn dư chất cấm ở khu vực phía Nam
Ông Nguyễn Văn Việt cũng cho biết, hầu hết người chăn nuôi và toàn thể xã hội đều được tuyên truyền và hiểu tác hại của chất cấm trong chăn nuôi, cả xã hội đang đồng tâm hiệp lực để đầy lùi vấn nạn này.
Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý rất chặt nguồn nhập khẩu và cung cấp Salbutamol nên việc đưa sang chăn nuôi sử dụng sai mục đích đã bị triệt tiêu. Hiện tại, hầu hết các nhà máy sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi không còn sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn chăn nuôi.
|
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT phát biểu trong Hội nghị. |
Ở các tỉnh phía Bắc, từ sau Tết Âm lịch qua kiểm tra chưa phát hiện được trang trại, lò mổ sử dụng chất cấm.
Đối với các tỉnh phía Nam, tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, vẫn phát hiện heo có tồn dư chất cấm nhưng với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thời gian trước.
Cụ thể, theo báo cáo của Chi Cục Thú y TP Hồ Chí Minh, vẫn phát hiện các lô dương tính với chất cấm. Giai đoạn từ 17/1/2016 đến 7/2/2016 qua kiểm tra phát hiện 11/276 lô. Trong tháng 3, tỷ lệ phát hiện tồn dư chất cấm là 1,5%.