Nếu điều hành chính sách tiền tệ mà không chắc tay, thì Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xã hội, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lúc dịch chuyển các dòng vốn.
Chuyên gia kinh tế - tài chính Bùi Đức Thụ trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay sau cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuối tuần qua.
Thưa ông, không ít lần tại diễn đàn Quốc hội, ông đã bày tỏ quan điểm về quản lý tài chính công, siết chặt kỷ cương ngân sách. Giờ là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị các chuyên gia hiến kế để thu hút đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, vốn FDI, đồng thời đề cập khả năng tăng bội chi, nợ công, quan điểm của ông thế nào?
Theo tôi, cần hết sức cân nhắc trong điều hành chính sách tiền tệ. Bởi 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân đã tăng 4,19%, trong khi áp lực của năm 2020 là phải thực hiện nghị quyết của Quốc hội, CPI dưới 4%. Để duy trì mục tiêu này, điều hành 6 tháng cuối năm hết sức quan trọng, phải kiểm soát được những yếu tố tăng giá tác động đến CPI như giá thịt lợn, giá sách giáo khoa, điện, nước sạch...; phí và lệ phí cũng phải cân nhắc hết sức thận trọng.
Tôi xin lưu ý rằng, nếu từ giờ đến cuối năm, giá xăng dầu phục hồi, dư nợ tín dụng không thấp như 6 tháng đầu năm mà đạt được tốc độ 14% như kế hoạch, thì chắc chắn áp lực lạm phát sẽ tăng cao.
Trước mắt, phải dùng các biện pháp rà soát lại và kiềm chế như nói trên, song về lâu dài, phải đảm bảo được cân đối hàng - tiền và muốn vậy, phải kiểm soát được mức cung tiền tệ trong từng thời điểm. Thời gian qua, chúng ta đã nới lỏng tiền tệ ở mức độ nhất định để hạ lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng chia sẻ với doanh nghiệp, nhưng nếu giá dầu và tín dụng tăng thì áp lực lạm phát cũng tăng.
Tuy nhiên, với diễn biến của Covid-19, với khó khăn của nền kinh tế thế giới, thì tổng cầu giảm xuống, tránh được áp lực tăng giá của thị trường thế giới. Vì thế, nếu điều hành tốt, thì CPI năm nay của Việt Nam vẫn có thể dưới 4%.
Về lâu dài thì sao, thưa ông?
Về lâu dài, chính sách tiền tệ luôn phải thận trọng, linh hoạt, nếu nới lỏng quá mức thì sẽ phá vỡ ổn định tiền tệ, lạm phát gia tăng, tỷ giá biến động, gây tổn thương đến môi trường đầu tư.
Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong điều kiện quy mô GDP 280 tỷ USD mà hơn 70% là tiêu dùng cuối cùng, tiết kiệm nội địa để tích luỹ cho đầu tư là rất ít, thì để tăng trưởng, vẫn cần vốn. Vậy lấy tiền đâu mà đầu tư? Câu trả lời là vẫn cần thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có FDI, kể cả vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cũng như các nguồn vay ngoài nước khác.
Tuy nhiên, để thu hút được nguồn lực tài chính ngoài nước, rõ ràng là phải ổn định tiền tệ, ổn định tỷ giá. Nếu như điều hành chính sách tiền tệ không chắc tay, thì có thể đầu tư gián tiếp sẽ rút ra ồ ạt, đầu tư trực tiếp di chuyển sang nơi khác, Việt Nam không đón được các làn sóng đầu tư.
Covid-19 tuy tác động tiêu cực nhiều mặt, nhưng cũng là thời cơ, nếu Việt Nam cam kết ổn định chính sách tiền tệ thì sẽ thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước.
Ngoài chính sách tiền tệ, để hỗ trợ doanh nghiệp cả trong ngắn hạn cũng như trong trung, dài hạn, cần phải tính đến chính sách tài khoá. Theo ông, hiện tại chính sách tài khóa có thể nới lỏng được không?
Có thể, vì còn dư địa. Vài năm trước, nợ công trên 64% GDP, sát trần 65% được Quốc hội cho phép thì dư địa không còn, nếu những năm đó nới lỏng thì có nguy cơ vượt trần dẫn đến khủng hoảng nợ công. Theo thực tế của nhiều nước, thì điều này để lại hậu quả vô cùng to lớn. Nhưng thời điểm này, nợ công khoảng 55% GDP, dưới trần khoảng 10%, tức là dư địa vẫn còn.
Mặt khác, chính sách tài khoá thường vận động ngược chiều với chu kỳ kinh tế. Khi chu kỳ kinh tế đang ở giai đoạn phát triển thì phải tăng thu, giảm chi, cân đối ngân sách phải có thặng dư để tăng tiềm lực nhà nước, đồng thời có nguồn để thanh toán các khoản nợ gốc và lãi. Còn khi kinh tế suy thoái, thì chính sách tài khoá phải nới lỏng để khắc phục hậu quả đó. Hiện tại, Covid-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng xuống rất thấp, để phục hồi, chúng ta phải nới lỏng tài khoá. Trong điều kiện nợ công hiện nay, tôi cho rằng, có thể làm được việc này.
Vậy khi nào sẽ nới lỏng? Theo tôi, hiện tại chưa cần nới lỏng, vì có nhiều thứ cần tăng chi nhưng nguồn tương đối đủ. Dự phòng ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng cho phép ứng phó những vấn đề phát sinh, nhất là thiên tai dịch bệnh. Ngoài khoản đó, Chính phủ còn có quyền sử dụng dự trữ tài chính. Chưa kể năm 2019, thu ngân sách của cả Trung ương và địa phương đều vượt tương đối lớn và nguồn này Quốc hội đã cho phép chuyển sang năm 2020 để ưu tiên xử lý những vấn đề cấp bách. Trong trường hợp cần thiết, theo Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ có quyền ứng dự toán ngân sách của năm 2021 để xử lý.
Tôi tin là, nếu Chính phủ trình đề án nới lỏng tài khóa những năm tới có kiểm soát, đảm bảo trúng và đúng những chỗ đang vướng mắc để tăng cường tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và làm cho lành mạnh hoá, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thì chắc chắn các đại biểu Quốc hội sẽ ủng hộ. Vấn đề còn lại là chất lượng của đề án đầu tư công, đề án ngân sách thuyết phục ở mức nào.
Trong bối cảnh như vậy, áp lực quyết định và giám sát những vấn đề liên quan đến ngân sách, để không lãng phí dù chỉ một đồng tiền thuế của dân như Thủ tướng từng nói, của Quốc hội cũng rất lớn?
Biến động của kinh tế - xã hội do Covid-19, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đòi hỏi những khoản chi ngoài dự toán. Như trên đã nói, về nguồn và cơ chế, Quốc hội đã cho phép, vấn đề còn lại là Chính phủ điều hành đúng mục tiêu, đúng quy định và đại biểu giám sát sự điều hành đó.
Giám sát là cần thiết, nhưng điều quan trọng trong quản lý ngân sách nói riêng, quản lý tài sản công nói chung là phải tuân thủ pháp luật, ai làm sai phải chịu trách nhiệm đầu tiên, chứ không phải chỉ khi có giám sát mới làm đúng. Kể cả giám sát rồi, sau này thanh, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì vẫn phải xử lý.
Cũng cần nói rõ trách nhiệm giám sát không chỉ của Quốc hội, mà rộng ra là của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, nhưng theo tôi, không nên thành lập ra quá nhiều tổ chức giám sát mà kém hiệu quả.
Khi tiếp xúc, tôi thấy có những doanh nghiệp 6 tháng mà 18-19 đoàn vào thanh, kiểm tra, giám sát, nhưng không phát hiện ra sai phạm gì, chỉ có mấy vấn đề nhỏ. Điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm vẩn đục môi trường kinh doanh.
Vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện tại là quản lý, sử dụng tài sản công. Tài chính công cần minh bạch, công khai để toàn dân giám sát. Như thế không tốn kém, mà lại hạn chế tiêu cực. Đó là điều cần thiết để đảm bảo kỷ cương tài chính.
Với Quốc hội, các ủy ban, các đại biểu cần đồng hành với doanh nghiệp, với Chính phủ để nghiên cứu, xem xét những vấn đề gì là mấu chốt, là nút thắt đang đe dọa sự sinh tồn của doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể phối hợp với Chính phủ trong quá trình hình thành chính sách để trình Quốc hội.
Các đại biểu cũng phải chủ động để khi Chính phủ trình Quốc hội có thể phản biện. Kể cả những vấn đề Chính phủ không trình, nhưng với tư cách đại biểu, nếu nhìn thấy cần thiết phải tạo cơ chế, thì có thể đề xuất, kiến nghị chính sách. Nhưng để làm được như vậy còn phụ thuộc vào năng lực của đại biểu, để tránh bàn quá nhiều những vấn đề đã rõ, bỏ qua các vấn đề hết sức quan trọng mà thực tế đang đòi hỏi.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.