Ngày 5/9 vừa qua có lẽ là một trong những ngày đẹp nhất của các bạn học sinh ở Bản Có, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vì các em được tham dự Lễ khai giảng tại “ngôi nhà mới” khang trang, đẹp đẽ hơn.
Trong một lần xem chương trình “Điều ước thứ 7” trên ti vi, cô Cao Thị Hoàn thực sự bị lay động bởi những mong ước về mái nhà bớt thủng để lớp học không còn lênh láng nước, mong ước có bút vở để làm thêm nhiều bài tập… của các bạn học trò nghèo ở vùng cao.
Do đó, cô Hoàn quyết định phải làm gì đó để hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên Tổ quốc.
Những đoạn phim trong chương trình ngày hôm ấy đã thôi thúc cô cùng một số người bạn chung tay kêu gọi các mạnh thường quân kinh phí xây dựng điểm trường Bản Có mới vào năm 2021.
Cô Hoàn tâm sự: “Học trò trên miền ngược thiệt thòi rất nhiều so với học sinh dưới thủ đô, nếu các em không thể theo học được “con chữ”, tương lai sẽ mờ mịt hơn rất nhiều. Còn rất nhiều học sinh khó khăn cần giúp đỡ, nhưng các bạn ở đó gian khó hơn nên mình quyết định kêu gọi ưu tiên trước”.
Để thực hiện được kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, cô Cao Thị Hoàn cùng một số người bạn đã tổ chức bán hàng online và thu lợi nhuận xây dựng trường trên nhóm Đồng hành cùng các kỳ thi Học sinh giỏi Tiếng Anh.
Đây là nhóm do cô Hoàn và một số người bạn lập ra để hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm chọn trường, chọn lớp cho các phụ huynh, học sinh khi các em chuẩn bị bước vào lớp 6, lớp 10 và đại học. Sau đó, cô Hoàn đã chia sẻ ý nguyện xây dựng chương trình thiện nguyện hỗ trợ học sinh khó khăn trên nhóm. Không bất ngờ, tất cả các thành viên của nhóm từ các bạn học sinh đến phụ huynh, thầy cô giáo cùng hưởng ứng.
Với trên 110.000 thành viên, số tiền hơn 200 triệu để ủng hộ xây trường Bản Có đã được ủng hộ vào cuối tháng 8/2021. Đến nay, trên 50 bạn học sinh tại điểm trường Bản Có đã có thể học trong ngôi trường 2 phòng học, có bếp ăn, sân chơi bê tông cùng nhà vệ sinh sạch sẽ.
Cô Lê Thị Dần, Hiệu trưởng trường Mầm non Bản Có, bày tỏ, từ khi ngôi trường được tài trợ xây dựng mới, từ ban lãnh đạo nhà trường đến các giáo viên, học sinh, phụ huynh đều rất phấn khởi, vui mừng.
“Từ nay, việc dạy và học của trường đã thuận lợi và đảm bảo hơn nhiều. Học sinh có thể đi học gần nhà hơn, tránh phải vượt qua quãng đường dài đầy hiểm nguy như trước…”, cô Dần nói.
Cô Cao Thị Hoàn (SN: 1981, dân tộc Tày), tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau 2 năm làm chuyên gia tư vấn tâm lý, 2007 cô được mời về làm giảng viên tại khoa Lý luận Chính trị.
Từ năm 2009 đến nay, cô Hoàn là Thạc sĩ - Giảng viên khoa Sư phạm giáo dục nghề nghiệp - Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Chia sẻ với Pháp luật Plus, ông Trần Trọng Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, cô Hoàn là giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong dạy học cũng như các phong trào thể dục thể thao, sáng tạo của nhà trường.
"Qua nhiều năm công tác, cô Cao Thị Hoàn cũng đã đạt được nhiều danh hiệu như chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở…", ông Đạt nhấn mạnh.
Đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch
Đầu năm 2019, khi dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến nước ta, cô và những người quản trị viên của nhóm Đồng hành cùng các kỳ thi Học sinh giỏi Tiếng Anh đã tổ chức thành công buổi hòa nhạc online để kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ tiền và thiết bị y tế cho các địa phương, các bệnh viện để phòng, chống dịch Covid-19.
Qua 2 buổi kêu gọi, tổng số tiền mọi người ủng hộ là gần 1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền đó đã được dùng để mua sắm trang thiết bị y tế như khẩu trang N95, găng tay y tế… gửi đến 10 bệnh viện tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Theo cô Hoàn, nhóm sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình nhằm chia sẻ nhiều hơn tới trẻ em vùng dân tộc thiểu số, xây dựng điểm trường, thư viện cũng như tài trợ vật dụng thiết yếu giúp các bạn yên tâm đến trường.
Bên cạnh công tác thiện nguyện, cô Cao Thị Hoàn cũng là một người vợ trong gia đình, người mẹ của hai con. Vì vậy, cô thấu hiểu khó khăn của phụ huynh khi tiếp cận nguồn thông tin chính xác, kịp thời cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn.
Cô Hoàn cho rằng, con trẻ cần được đồng hành và thấu hiểu trong quá trình lớn lên. Nuôi dưỡng trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ cần nhận ra khả năng của con, không đưa con ra so sánh với bạn khác mà hãy cho con những định hướng phù hợp.
Theo cô, học sinh giỏi hay học sinh bình thường đều cần chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ từ phía thầy cô, cha mẹ, có thể là trong việc học hay vui chơi và phải làm từ nhỏ như việc xây nhà từ móng.
“Nếu chưa đủ thấu hiểu con mình mà định hướng, quyết định trong việc học của con sẽ rất dễ tạo lên sự thất bại. Qua một vài lần như vậy, con sẽ chịu ảnh hưởng tâm lý rất mạnh.
Ngày nghỉ, cha mẹ nên phân công hoặc cả hai dành toàn bộ thời gian cho các con. Nếu quá bận vì đi công tác, phụ huynh nên gọi video call để duy trì sự gần gũi với con cái. Đây chính là cơ hội để tâm sự, chia sẻ với con mình. Cùng với đó, việc đi cùng với con sẽ có cơ hội tìm hiểu, trò chuyện với con nhiều hơn”, cô Hoàn bộc bạch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực GD&ĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” (NGND) và xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” (NGƯT). Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2024.
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 02/4/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (NGND, NGƯT).
Trong 7 năm cắm bản ở vùng cao Quảng Nam, cô giáo trẻ Trà Thị Thu vừa mang con chữ đến trẻ em đồng bào dân tộc, vừa là cầu nối mang niềm vui đến với bà con nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.