Hà Nội 16 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 16°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Những lớp học đẫm tình người trong căn nhà bị bỏ hoang

Sức khỏe - đời sống
23/04/2022 14:45
Theo Tú Ngân/báo Pháp luật TP HCM
aa
Ngôi trường phổ cập tại 340/5 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM là mái nhà chung truyền đạt tri thức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ hơn 23 năm qua.


Đúng 7 giờ sáng, nơi đây đã bắt đầu vang lên tiếng giảng bài của cô giáo, tiếng đọc bài ê a của các em nhỏ. Ngôi trường chỉ có vỏn vẹn năm phòng học, các em nhỏ say sưa lắng nghe cô giáo giảng bài.

Những đứa trẻ hồn nhiên dù thiếu may mắn

Chúng tôi bước vào một lớp học đang được các tình nguyện viên hỗ trợ, một cô bé hớn hở nói: “Cô chụp ảnh cho con được không, con ước mình được cầm máy ảnh của cô”. Vội chụp cho cô bé vài bức ảnh, chúng tôi không quên cho em cầm chiếc máy ảnh như lời em nói.

Những lớp học đẫm tình người trong căn nhà bị bỏ hoang  ảnh 1
Ngôi trường được cải tạo từ hai căn nhà bị bỏ hoang, mỗi ngày cải tạo một chút dần dần đã khang trang hơn. Ảnh: TÚ NGÂN

Cô bé đó là Nguyễn Ngọc Thanh Hương, học sinh lớp 3 ở đây. Em hồn nhiên kể: “Gần bốn năm nay con không được ở cùng mẹ, vì công việc buôn bán nên mẹ không gọi cho con được, điện thoại mẹ hư rồi, mẹ con bận lắm. Con cùng ba và ông bà vào Sài Gòn nhưng vì công việc nên ba ở lại chỗ làm. Khi nào có thời gian thì ba về chở con đến trường”.

Trong căn nhà thuê ở quận Bình Thạnh, cô bé sống cùng ông bà nội. Năm nay ông nội đã ngoài 60 tuổi nhưng hằng ngày vẫn đi giao hàng để kiếm sống, mỗi sáng trước giờ đi làm, ông tranh thủ đưa em đến trường. Bà nội đi làm có hôm đến tận 22 giờ mới về.

Trên gương mặt hồn nhiên với ánh mắt trong trẻo chưa cảm nhận hết những khó khăn của cuộc sống thường nhật, Hương cho biết thêm: “Hiện tại ông nội vẫn đang đi tìm thêm việc làm nữa để đủ tiền lo cho con với bà nội. Con thấy nhớ mẹ và em lắm. Cũng nhờ được đến lớp học con thấy vui hơn, vì con được chia sẻ với cô và các bạn”.

Để tạo điều kiện cho các em học sinh ở ngôi trường đặc biệt này, các cô giáo luôn tìm mọi cách đảm bảo hỗ trợ miễn phí sách vở, đồng phục cho các em, để các em không phải nghỉ học.

Muốn làm hết sức để các con vơi đi nỗi bất hạnh

Dạy miễn phí, hỗ trợ sách vở, đồng phục

Hiện tại, ngôi trường có 141 em học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Các lớp học ở đây hoàn toàn miễn phí sách vở, đồng phục. Không đứng ra kêu gọi tiền hỗ trợ, phần lớn cô trò nơi đây chỉ nhận hiện vật như là nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm. Trong suốt hành trình 23 năm, rất may mắn có nhiều em vượt lên số phận, chạm đến cánh cửa ĐH, có công ăn việc làm tử tế để tự nuôi sống bản thân.

Cô Phạm Thị Đoan (49 tuổi), quản lý ngôi trường, cho biết: “Ngày xưa khi vừa ra trường được một năm, tôi thấy khu vực này có rất nhiều trẻ em đi lang thang, làm đủ mọi nghề từ bán vé số, đánh giày, bán báo…, đa số là dân tứ xứ vào đây”.

Thấy vậy, cô Đoan ao ước sẽ mở một lớp học để giúp các em xóa mù chữ. Thời gian đầu cô gặp rất nhiều khó khăn, phải mất đến hai năm để xin phép chính quyền địa phương, sở ngành có thẩm quyền bởi các em thuộc đối tượng đặc biệt, cuộc sống của các em gặp rất nhiều vấn đề.

Cô Đoan kể: “Tôi đến nhà vận động các con đến trường. Nhiều em khao khát được đến trường nhưng lại có những em vì gánh lo cơm áo gạo tiền từ sớm mà không chịu đi học. Một số khác vì hoàn cảnh gia đình chạy lo từng bữa thì họ lại lo cho cái bụng trước rồi mới tới chuyện cho con đi học chữ hay cho nó vui chơi”.

“Ngôi trường được cải tạo từ hai căn nhà bị bỏ hoang, mỗi ngày cải tạo một chút dần dần đã khang trang hơn. Thời điểm đó, tôi làm liều đi xin gạch đá, xi măng ở các công ty xây dựng mà mình biết, may mắn nhận được sự hỗ trợ. Nhiều người hỏi tôi: “Sao trường tình thương mà đẹp thế, người ta thấy cơ sở vật chất đẹp như vậy không giúp rồi sao?”. Nhưng vì đây là mơ ước của tôi, có môi trường giảng dạy sạch sẽ cho các em tôi cũng thấy vui hơn”.

Theo lời cô Đoan, trẻ em theo học ở đây 80% chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ, có em mồ côi sống với ông bà hoặc họ hàng. Vì vậy gánh nặng của họ rất lớn, công việc cũng không ổn định. Nhiều lần vận động cho trẻ con đi học mà không được, họ thấy phiền phức quá nên sẵn sàng dọn nhà bỏ đi.

Hiện tại, trường tổ chức dạy học cho các em bằng cách đánh giá trình độ, ví dụ như trẻ đủ trình độ học lớp 2 thì trường sẽ cho em học lớp 2, chứ không phải với lứa tuổi đó thì trẻ sẽ học lớp đó. Vì hoàn cảnh các em khác nhau, được đến trường sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào gia đình.

Cô Đoan tâm sự: “Con người ta ai cũng có lúc áp lực, nhiều lần tôi muốn buông xuôi nhưng nghĩ lại tôi thấy thương các con, kiên nhẫn cố gắng đến tận bây giờ. Bởi tôi thấy kiếp người không ai muốn chọn gia đình nghèo khó để sinh ra nhưng các con lại rơi vào hoàn cảnh đó và xã hội dường như chẳng thể nào chung tay gánh vác hết với họ”.

“Đặc biệt là những gia đình có con em bị tự kỷ, gần như các con bị bỏ rơi, trở thành gánh nặng cho gia đình. Có những hôm con bị sốt cao họ cũng mang đến để ở trường, khi nào cảm thấy con mệt quá thì mình gọi phụ huynh rước về. Nên mình nghĩ những hoàn cảnh như vậy bị thiệt thòi rất nhiều. Từ đó tôi nghĩ sẽ cố gắng cùng các con để vơi bớt nỗi bất hạnh, dù chỉ là một số thôi, chứ không thể nào giúp được hết.

Ngoài việc trao cho các con con chữ, tôi lại ước mơ lớn hơn là dạy các con nhân cách sống, cách nói chuyện, đi đứng, biết vệ sinh cá nhân... Tôi hy vọng các con sẽ vượt lên số phận, đeo đuổi con chữ, ít ra là đến hết lớp 12. Các con có kiến thức để bản thân được nhờ” - cô Đoan xúc động nói.

Hơn ba năm cần mẫn bắt xe ôm đi dạy

Cô Phạm Thị Minh Ngọc (64 tuổi, TP Thủ Đức) là giáo viên hưu trí đã gắn bó với ngôi trường đặc biệt này hơn ba năm nay. Cứ đều đặn mỗi ngày cô đặt xe ôm từ TP Thủ Đức đến quận Bình Thạnh để dạy học, cả lượt đi và về mất hết 70.000 đồng. Nhưng vì nhớ học sinh cũng như thương những học trò có hoàn cảnh đặc biệt ở đây nên cô chưa có ý định sẽ dừng lại.

“Các em không may lớn lên từ những gia đình thiếu điều kiện, không được cảm nhận sự quan tâm từ ba mẹ. Nhiều khi trong tiết dạy có những em thần kinh không ổn định, cháu đứng lên la hét, ngồi cười rồi vò giấy mãi, tôi phải dỗ dành mãi mới thôi. Nhiều khi tôi trăn trở, mong muốn sao cho cha mẹ khi sinh con ra hãy có trách nhiệm và cố gắng chăm sóc, hỗ trợ cho các em được nên người” - cô Ngọc chia sẻ.

bài liên quan
Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.
Nhiều chương trình hấp dẫn tại tuần lễ du lịch siêu lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhiều chương trình hấp dẫn tại tuần lễ du lịch siêu lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Đây là một sự kiện đặc biệt nhằm quảng bá du lịch, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hạnh phúc trong sự cô đơn: Một góc nhìn đáng suy ngẫm

Hạnh phúc trong sự cô đơn: Một góc nhìn đáng suy ngẫm

Trong xã hội hiện đại, khi tốc độ sống ngày càng nhanh, người ta dễ bị cuốn vào những mối quan hệ, những guồng quay của sự bận rộn và áp lực từ định kiến xung quanh. Đôi khi, việc chọn sống khác đi, tự tận hưởng cuộc sống riêng của mình lại bị xem là “cô đơn” hay “lẻ loi”. Nhưng có thật sự cô đơn là điều tệ hại, hay nó chỉ là một trạng thái để ta khám phá và yêu thương chính mình nhiều hơn?
Khởi tố bảo mẫu đánh đập hành hạ trẻ ở Vũng Tàu

Khởi tố bảo mẫu đánh đập hành hạ trẻ ở Vũng Tàu

Bị can Bảy bị khởi tố vì nhiều lần đánh đập các cháu bé được giữ trẻ tại cơ sở tự phát do Bảy làm chủ.
Trân trọng hiện tại - Bài học từ sự vô thường của cuộc đời

Trân trọng hiện tại - Bài học từ sự vô thường của cuộc đời

Cuộc đời này vốn dĩ vô thường, như một dòng chảy bất tận không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Chỉ khi đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết, người ta mới thật sự thấu hiểu giá trị của hiện tại và biết trân trọng những gì mình đang có.
Giá trị không mua được bằng tiền

Giá trị không mua được bằng tiền

Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.
Mới nhất
Đọc nhiều
10 Sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024

10 Sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024

Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng nêu 5 nội dung cần phải hoàn thành trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu 5 nội dung cần phải hoàn thành trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Cần Thơ lần đầu tiên tổ chức chương trình Tết Tây Đô

Cần Thơ lần đầu tiên tổ chức chương trình Tết Tây Đô

Sở Công Thương TP Cần Thơ phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 và chương trình Tết Tây Đô năm 2025.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.