Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nhát búa “10 nghìn đô la” và giá của chất xám!

Sức khỏe - đời sống
06/12/2021 11:45
Bạch Ngọc Dư - Giáo dục & Thời đại
aa
Nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ (CGCN) trong các trường đại học được coi là nền tảng hết sức quan trọng quyết định chất lượng đào tạo và vị thế của trường.


Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải để thấy được giá trị của chất xám.

a1-14-15-(1)

Sinh viên thực hành nghiên cứu khoa học trong Phòng thí nghiệm (Trường Đại học Giao thông Vận tải).

Ý nghĩa quan trọng

- Là hiệu trưởng một trường đại học có bề dày trong các hoạt động NCKH và CGCN, xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?

- NCKH và CGCN là một trong ba nhiệm vụ chính của đại học hiện đại. NCKH là nhiệm vụ chính của các giảng viên ở bậc đại học bên cạnh nhiệm vụ đào tạo. NCKH chính là môi trường để rèn luyện, nâng cao khả năng, kiến thức và kinh nghiệm cho giảng viên. Đối với người học, việc tham gia các hoạt động NCKH là cách thức tốt nhất để xây dựng nền tảng tư duy mạch lạc, từ đó hình thành kĩ năng đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách bài bản, hiệu quả, có logic.

Đối với xã hội, NCKH và CGCN từ các trường đại học hiện đã được xem là một trong những động lực chính của kinh tế tri thức, là sản phẩm chính yếu trong nhiệm vụ phục vụ cộng đồng. Trong các đại học hiện đại, NCKH và CGCN được dự kiến là một trong những nguồn tài chính chiếm tỉ trọng lớn nhất. Do đó, hiện nay có thể hiểu NCKH và CGCN vừa là nhu cầu tự sinh, vừa là động lực chính để phát triển đại học.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải.

- Thực tế hoạt động NCKH và CGCN trong các trường đại học đang nói lên điều gì?

- Trước hết, chúng ta cùng xem xét một số dữ liệu thống kê để có những suy ngẫm. Báo cáo kết quả khảo sát hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) tại 142 cơ sở GDĐH giai đoạn 2011 - 2016 của một nhóm nghiên cứu độc lập cho thấy: Khu vực các trường đại học đóng góp 1/2 nhân lực và 2/3 tổng số sản phẩm KHCN của cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, thống kê chưa đầy đủ cho biết khoảng 3/4 tổng số sản phẩm KHCN của cả nước đến từ các cơ sở GDĐH.

Số lượng các hợp đồng chuyển giao KHCN và nguồn thu từ KHCN phát triển gần gấp đối trong giai đoạn tiếp sau từ 2016 đến 2020. 90% số công bố quốc tế trong giai đoạn gần đây đến từ các trường đại học. Các sản phẩm KHCN từ các trường đại học đã trở thành những sản phẩm hoàn chỉnh, có thể chuyển giao trực tiếp đến xã hội. Những con số biết nói đó cho phép nhận diện rõ ràng tiềm năng rất lớn của đội ngũ các nhà khoa học thuộc các trường đại học.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhận thấy vấn đề chung tại các cơ sở giáo dục đào tạo là đóng góp của nguồn thu từ hoạt động KHCN trong tổng nguồn thu còn nhỏ. Tại phần lớn các trường, nguồn thu từ KHCN còn cách rất xa con số 25% tổng nguồn thu của nhà trường theo quy định cho các trường đại học nghiên cứu. Điều này cho thấy, nhiệm vụ phát triển KHCN một cách thực chất, hiệu quả đối với các trường đại học còn rất khó khăn.

Hyundai TC motor thỏa thuận hợp tác và trao tặng thiết bị hỗ trợ học tập cho Trường ĐH Giao thông Vận tải.

Giá trị của chất xám

- Người ta hay nói giá trị của chất xám khi đề cập đến NCKH, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Một câu chuyện thường được trích dẫn về sức mạnh của tri thức thời đại công nghiệp: Một chủ tàu khi cần sửa chữa con tàu của mình đã mời rất nhiều thợ giỏi nhưng con tàu vẫn không chịu nhúc nhích. Có một chuyên gia đến, sau khi kiểm tra mọi thứ, ông ta rút ra một cái búa nhỏ, cẩn thận gõ nhẹ vào một cái gì đó. Ngay lập tức, động cơ hoạt động trở lại. Một tuần sau, chủ tàu nhận được hóa đơn thanh toán giá 10 nghìn đô la! Chủ tàu thốt lên: “Ông ta hầu như chẳng phải làm gì cả! 10 nghìn đô la cho mấy nhát búa đó à? Chủ tàu nhận được hóa đơn ghi: “Tiền công gõ búa: 2 đô la. Phân tích, tìm ra nơi cần gõ: 9.998 đô la”.

Câu chuyện trên có những màu sắc ngụ ngôn, nhưng cũng đã chỉ ra vai trò của tri thức đối với mỗi cá nhân trong thời đại ngày nay. Thời đại mà ở đó trí thức đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên lớn nhất, trực tiếp và quan trọng nhất.

- Vậy Trường Đại học Giao thông Vận tải đã hiện thực hóa hoạt động NCKH và CGCN như thế nào để đáp ứng yêu cầu xã hội?

- Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, chúng tôi xây dựng mô hình đại học nghiên cứu trong đó các giảng viên, giáo sư của nhà trường cũng chính là những đầu tàu trong NCKH và CGCN ngành giao thông vận tải và các ngành kỹ thuật khác. Đồng thời, kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng phục vụ đời sống. Từ năm 2018 đến 2020, trường luôn nằm trong top 20 các cơ sở GDĐH có số lượng, công bố quốc tế nhiều nhất cả nước. Nhà trường cũng đóng góp lớn trong việc cung cấp các giải pháp CGCN cho xã hội.

Năm 2020, trường là đơn vị tư vấn giải pháp và trực tiếp cử các chuyên gia tổ chức thiết kế, thi công và giám sát việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long – Hà Nội. Các chuyên gia của nhà trường cũng là những chuyên gia nòng cốt góp phần định hình, xây dựng và đánh giá những dự án giao thông trọng điểm, phức tạp và có yếu tố khoa học kĩ thuật phức tạp của đất nước như việc xây dựng các quy hoạch chuyên ngành cho ngành giao thông vận tải, các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II và dự án phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam.

- Xin ông cho biết một số mục tiêu cụ thể của Trường Đại học Giao thông Vận tải trong hoạt động NCKH và CGCN?

- Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu trở thành trường ĐH trọng điểm của đất nước; đạt được các tiêu chí cơ bản của một trường đại học nghiên cứu theo các chuẩn quốc tế; có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và trong khu vực. Chúng tôi xác định, lựa chọn và tập trung đầu tư vào một số định hướng NCKH chính, có thế mạnh để phấn đấu đến năm 2025 xây dựng được ít nhất ba nhóm NCKH đạt tầm khu vực, có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học kĩ thuật phức tạp, có tính liên ngành.

Xây dựng Quỹ hỗ trợ NCKH để làm công tác “gieo mầm” các hạt nhân KHCN cho nhà trường; nghiên cứu cơ chế cho phép phát triển từ các nhóm NCKH có triển vọng lên thành các trung tâm KHCN có khả năng độc lập, chủ động thực hiện các dịch vụ KHCN; đem lại lợi ích cho nhà trường. Cùng với đó là việc phối hợp nghiên cứu với các viện, các công ty, tổ chức kinh tế – xã hội để tạo ra một số sản phẩm KHCN có chất lượng đột phá, tạo thương hiệu cho nhà trường; Tranh thủ các nguồn kinh phí từ vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí của Nhà nước, các nguồn xã hội hóa và trích một phần kinh phí xứng đáng hơn trong doanh thu của nhà trường để đầu tư cho hoạt động KHCN.

- Từ thực tế NCKH và CGCN, ông có gửi gắm gì để GDĐH tạo ra nhiều “chất xám” hơn nữa?

- Tôi nghĩ đến hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất là phải có được một chiến lược phát triển KHCN bài bản, khoa học và thứ hai là cần sự chung tay của các đơn vị quản lý Nhà nước, của xã hội với các cơ sở nghiên cứu để tạo ra một thị trường KHCN sôi động và hiệu quả.

Ở Trường Đại học Giao thông Vận tải chúng tôi đã từng bước thực hiện những chiến lược như sau: Thứ nhất là tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ NCKH và CGCN, xây dựng hệ thống thư viện, hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại. Hiện nay, phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Trung tâm KHCN của trường là một trong những đơn vị tin cậy của cả nước về việc thực hiện các phép thử, phép thí nghiệm khó phục vụ nghiên cứu và CGCN.

Thứ hai là có cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu. Xây dựng cơ chế khen thưởng xứng đáng, động viên kịp thời các thầy cô giáo và các em sinh viên tích cực tham gia hoạt động KHCN. Xây dựng các trung tâm KHCN, các nhóm nghiên cứu mạnh làm đầu tàu dẫn dắt hoạt động KHCN đi sâu và đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải trong điều kiện đầu tư cho KHCN còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng xây dựng mối quan hệ bền chặt với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế để phối hợp cùng giải quyết các vấn đề KHCN mà nhà trường có năng lực và xã hội có nhu cầu. Cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm KHCN, tạo ra thị trường KHCN đúng nghĩa và hiệu quả cho các nhà khoa học. Đây cũng là điểm đột phá mà theo tôi là quan trọng nhất để giải được bài toán phát triển KHCN nói chung và phát triển KHCN trong các trường đại học nói riêng.

- Xin cảm ơn ông!

Chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa NCKH của các trường đại học và khả năng áp dụng một cách hiệu quả các nghiên cứu này để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Chừng nào nguồn thu từ KHCN của các trường vẫn chưa đủ lớn để hỗ trợ quá trình tái đầu tư cho sự phát triển của chính nó, mà vẫn phải viện đến các nguồn tài chính khác thì hiệu quả của hoạt động NCKH và CGCN trong các nhà trường chưa thể hoàn toàn thực chất và hiệu quả như mong muốn. Các trường đại học rất cần sự hỗ trợ, đồng hành từ Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT và đặc biệt là từ xã hội. - PGS.TS Nguyễn Ngọc Long

Link:https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/nhat-bua-10-nghin-do-la-va-gia-cua-chat-xam-LpVnsLp7R.html

bài liên quan
Nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Bộ, ngành Tư pháp

Nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Bộ, ngành Tư pháp

Chiều 13/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp chủ trì Phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp cho ý kiến tư vấn về Danh mục đề xuất đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2025 của Bộ Tư pháp.
Yên Bái: Phấn đấu tiếp nhận chuyển giao 21 kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương và quốc tế

Yên Bái: Phấn đấu tiếp nhận chuyển giao 21 kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương và quốc tế

Năm 2024, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nội dung phấn đấu tiếp nhận chuyển giao 21 kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương và quốc tế. Đây là thông tin thu hút được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân khu vực Tây Bắc.
Ngành Giáo dục đẩy mạnh “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024

Ngành Giáo dục đẩy mạnh “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm chỉ đạo về việc tiếp tục tổ chức việc trồng cây trong ngành Giáo dục.
Hợp tác xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đồng Nai

Hợp tác xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đồng Nai

Ngày 22/1,Trường đại học Lạc Hồng và Công ty CP Giáo dục quốc tế Sun Edu ký kết hợp tác chiến lược xây dựng Trung tâm Thiết kế vi mạch bán dẫn.
Độc đáo trường Đại học giữa vườn quốc gia tại Ấn Độ

Độc đáo trường Đại học giữa vườn quốc gia tại Ấn Độ

Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng giảng dạy, nghiên cứu xuất sắc, IIT Madras còn được biết đến khi có khuôn viên nằm giữa vườn quốc gia, nơi có hàng ngàn loài động, thực vật đang được bảo tồn.
Xem nhanh cuối tuần: Nhiều trường đại học sẽ tăng học phí; Hơn 1 triệu sim điện thoại có nguy cơ bị thu hồi

Xem nhanh cuối tuần: Nhiều trường đại học sẽ tăng học phí; Hơn 1 triệu sim điện thoại có nguy cơ bị thu hồi

Nội dung chính: Nhiều trường đại học sẽ tăng học phí; Hơn 1 triệu sim điện thoại có nguy cơ bị thu hồi; Thông điệp về phòng chống Covid-19...
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.