So sánh với các nước trong ASEAN như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia… thì hạn chế của nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay không những thiếu về số lượng, mà còn yếu về ngoại ngữ. Đa phần sinh viên chỉ được đào tạo về tiếng Anh nhưng vì ít thực hành nên chưa thông thạo giao tiếp. Chưa kể đến các thứ tiếng khác còn khan hiếm nhân lực hơn.
Một chuyên viên Phòng Văn hóa – Thể thao huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, mỗi năm Bệnh xá Đặng Thùy Trâm đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan. Đối với du khách người Việt, chị có thể dễ dàng thuyết minh về các hình ảnh tư liệu, hiện vật để du khách có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng của nữ anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Nhưng đối với du khách người nước ngoài, hầu như họ chỉ được “xem chay” hiện vật, hình ảnh vì trình độ tiếng Anh của các nhân viên ở đây còn hạn chế.
Theo một phản ánh cũng tại tỉnh Quảng Ngãi, khi du khách nước ngoài đến tham quan các di tích lịch sử, các trầm tích núi lửa trên đảo Lý Sơn, thuộc văn hóa Sa Huỳnh... do các thuyết minh viên ở đây chưa được đào tạo tiếng Anh bài bản, kiến thức tiếng Anh chuyên sâu về lĩnh vực địa chất cũng không có; nên việc chưa truyền tải được rõ ràng ý nghĩa văn hóa, lịch sử, cảm xúc đến du khách vẫn thường xuyên xảy ra. Quả thực, đây là tình trạng chung của rất nhiều điểm du lịch hiện nay, đặc biệt tại các tỉnh lẻ.
Còn ở tại thành phố Hà Nội, đơn cử trong lĩnh vực cư trú, chị Kim Dung - chủ khách sạn Bảo Hưng (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Khi tuyển vị trí lễ tân, hầu như các ứng viên đều viết mình có trình độ ngoại ngữ giao tiếp cơ bản hoặc trung cấp. Nhưng khi đi vào phục vụ khách thì các bạn lại lúng túng, ấm ớ không nói nên lời. Tôi cho rằng các bạn chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp trên thực tế”.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lưu trú thường phải “đau đầu” tìm kiếm nguồn nhân lực vừa có kỹ năng ngoại ngữ vừa có chuyên môn du lịch. Ngoài nhân viên chính thức, công ty còn phải tuyển dụng lao động theo mùa. Chưa kể, nhân sự trẻ có khả năng tốt lại hay “nhảy việc” khi có nơi khác trả lương cao hơn.
Theo một thống kê của ngành du lịch, có tới 30% - 45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70%-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Một nguyên nhân được đưa ra là vì tiêu chuẩn đầu ra của các trường đào tạo đều nằm dưới chuẩn so với quốc tế. Do đó, phần đông sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp các trường, khóa đào tạo về du lịch mới chỉ đáp ứng được các công việc lao động phổ thông.
Nguy cơ thua trên sân nhà
Trong khi đó, những năm qua, lao động du lịch từ các nước trong khu vực ASEAN đổ sang Việt Nam làm việc có xu hướng tăng; họ được nắm giữ những vị trí then chốt trong các công ty lữ hành, cơ sở cư trú, dịch vụ du lịch bởi trình độ ngoại ngữ tốt hơn, không chỉ thông thạo tiếng Anh, họ còn thông thạo một số thứ tiếng khác. Do đó, nếu không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, lao động Việt Nam trong ngành du lịch sẽ “thua ngay trên sân nhà”, chứ chưa nói đến việc cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
Nguồn lao động ngành du lịch Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn bị đánh giá yếu về nhiều mặt. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năng suất lao động ngành du lịch Việt Nam thuộc hạng thấp nhất trong khu vực, đạt 3.477 USD/năm/người, chưa bằng 1/2 lần so với Thái Lan và chỉ bằng 1/15 so với Singapore. Khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về ngoại ngữ.
Chuyện không mới ở các điểm du lịch của Thái Lan, đó là du khách Việt Nam nhiều phen bất ngờ bởi những người Thái bán hàng nói tiếng Việt “sõi” y như người Việt. Nhưng đổi ngược lại, bao nhiêu người Việt Nam làm du lịch có thể nói thông thạo hoặc có ý muốn học tiếng Thái Lan? Câu chuyện này đặt ra một góc nhìn khác về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch nước ta hiện nay: Đối với các ngôn ngữ khác tiếng Anh, nhân lực còn khan hiếm hơn.
Theo thống kê của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố có khoảng 1.380 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo quy định, trong đó 51% là lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, chỉ có 3.146 hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ, đa số các hướng dẫn viên này chỉ biết tiếng Anh, còn các thứ tiếng khác đều trong tình trạng thiếu trầm trọng hướng dẫn viên.
Điều này bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành phải lựa chọn giải pháp khác như thuê các hướng dẫn viên “chui” người nước ngoài để giảm chi phí. Chỉ cần ra các điểm du lịch trọng điểm của thành phố như: nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, UBND thành phố… sẽ gặp các hướng dẫn viên tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Indonesia…
UBND tỉnh Nghệ An giao Công ty TNHH TMDV Nhân lực Hùng Anh chấp hành, nộp đủ số tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã ban hành quyết định xử phạt các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.