Sáng 7/11, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã nêu một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế trong thời gian tới.
Tại phiên họp, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
Về một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) cho biết, khi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, nhiều doanh nghiệp phản ánh doanh nghiệp khi làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật thì Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm nhưng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết quan điểm và giải pháp đối với vấn đề không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi.
Có chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho biết, theo báo cáo, hiện nay vẫn còn 13 trên 129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể. Một số văn bản theo đánh giá thì chất lượng chưa đảm bảo, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc không phù hợp với thực tiễn, hoặc vẫn có bất cập, vướng mắc.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết trách nhiệm của các bộ, ngành trong vấn đề xây dựng thể chế và hướng giải pháp trong thời gian tới.
Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã tồn tại nhiều năm, chúng ta đã có nhiều giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết được triệt để.
Trong đó, năm 2023, theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện còn nợ 12 văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật, giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng so với năm 2022.
Nêu nguyên nhân, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết được của các chủ thể trình các văn bản của các bộ, ngành.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân chủ quan khác là do thời điểm có hiệu lực của một số luật, nghị quyết từ lúc được thông qua đến khi có hiệu lực thi hành tương đối ngắn.
Về nguyên nhân khách quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một số văn bản luật yêu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung giao quy định chi tiết; một số văn bản khó, như nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản…
“Cũng có những văn bản ban hành chậm và có hệ quả”, Bộ trưởng Lê Thành Long xác nhận.
Về trách nhiệm, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định, Bộ Tư pháp không chậm ban hành văn bản quy định chi tiết.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp còn chịu trách nhiệm tham mưu chung cho Chính phủ trong việc thẩm định, rà soát và đôn đốc, kiểm tra việc thi hành. Trong phần chậm trễ của các bộ, các ngành về vấn đề này có trách nhiệm chung của Bộ Tư pháp.
Nêu các giải khắc phục trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề xuất tiếp tục thực hiện một số giải pháp đã triển khai từ trước đến nay, như thực hiện yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật.
“Hiện đã có 10/28 Bộ trưởng, Trưởng ngành phụ trách công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng thêm 2 người so với tháng 8/2023”, Bộ trưởng thông tin.
Về chuyên môn, Bộ trưởng Lê Thành Long đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo, ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng để xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết.
Tương tự như vậy, trong quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau, đối với vấn đề chưa rõ trong các luật, các nghị quyết của Quốc hội thì chưa đề xuất đưa vào chính sách; hạn chế số lượng văn bản bằng cách gộp các nội dung quy định chi tiết có nội dung tương tự để quy định trong một văn bản.
Đặc biệt, nhấn mạnh yếu tố con người, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, Bộ Chính trị vừa qua đã ban hành những quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và sắp tới công tác xây dựng văn bản.
Bộ trưởng tin tưởng, với việc này, cùng với giám sát của Quốc hội, công tác xây dựng pháp luật sẽ tạo được đà phát triển và khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế hiện nay.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Đây là nội dung được Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự luật này kỳ vọng sẽ có các quy định tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô giáo trong việc dạy và học.
Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Sau 2 ngày làm việc, chiều 12/11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.