Na Uy 12 lần liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên Hợp Quốc, là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới.
|
Na Uy là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. (Ảnh:Independent) |
Trong Báo cáo Phát triển con người hàng năm của Liên Hợp Quốc, Na Uy có Chỉ số phát triển con người (HDI) đứng đầu bảng xếp hạng. Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo của sự phát triển con người đối với 188 quốc gia trên thế giới.
HDI là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Úc và Thụy Sĩ, với các chỉ số tương ứng là: 0,944, 0,935 và 0,930 dựa vào đó có thể xác định những đất nước này là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới với chỉ số sức khỏe, tuổi thọ, giáo dục và thu nhập cao.
Na Uy cũng là nước 7 năm liền được đặt tên là quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Na Uy nổi tiếng thế giới với những vùng vịnh hẹp ăn sâu vào đất liền. Khung cảnh rộng ngát, nên thơ và thanh bình ở vùng thung lũng sâu chứa đầy nước biển của quốc gia vùng Bán đảo Scandinavia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp du lịch.
Vương quốc Anh xếp ở vị trí thứ 14, cao hơn so với năm trước. Tuổi thọ trung bình của Anh là 80,7 chỉ đứng sau Na Uy đỉnh 81,6. Anh tự hào có chỉ số trung bình về học tập là 13,1 năm cao hơn một số quốc gia đứng ở trên nước này trong bảng xếp hạng.
Australia có chỉ số năm học dự kiến cao nhất là 20.2. Trong khi Luxembourg và Qatar có chỉ số phát triển con người rất cao, tuy nhiên chỉ số giáo dục chỉ là 13,9 và 13,8 năm.
Nhật Bản bị giảm một hạng so với năm ngoái, tụt từ vị trí 19 xuống 20. Libya và Syria là những nước có sự tụt hạng mạnh nhất so với năm 2014, trong đó Libya giảm 27 hạng và Syria giảm 15 hạng.
Tuy nhiên, Ấn Độ tăng lên 5 bậc so với năm ngoái và xếp thứ 130 trong bảng xếp hạng. Israel xếp thứ 18, Hy Lạp ở vị trí thứ 29, Brunei xếp vị trí 31 và Montenegro ở vị trí thứ 49 trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển con người (HDI).
Các nước có chỉ số phát triển con người cao từ thứ hạng từ thứ 50 đến 105 bao gồm Samoa, Jordan, Serbia và Malaysia. Năm nước ở dưới cùng của danh sách, trong danh mục phát triển con người thấp, từ 183 đến 188 là Burkina Faso, Burundi, Chad, Eritrea, Cộng hòa Trung Phi và Niger.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngụp lặn ở vị trí 90. Việt Nam xếp thứ 116 với điểm số 0,666, bang bằng Nam Phi và El Salvador. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 75,8, thu nhập bình quân đầu người 5.092 USD.
Cả hai quốc gia này đang chìm trong nội chiến đẫm máu và bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) thôn tính nhiều vùng lãnh thổ.
Năm quốc gia xếp cuối bảng là Niger, CH Trung Phi, Eritrea, Chad và Burundi.