Xoa nắn là một phương pháp thăm dò làm bộc lộ nội tâm của đối phương, đó là chủ ý của thăm dò. Vận dụng thuật này là có quy luật và quy luật này phải giấu kín. Dựa theo sở thích của đối phương mà xoa nắn thăm dò, nội tâm và ý định của đối phương sẽ phản ánh ra bên ngoài. Chỉ cần đối phương có phản ứng là sẽ thấy kết quả.
Trong xử thế hiện đại, thuật xoa nắn thăm dò rất có tác dụng. Người ta muốn thành công trong công danh sự nghiệp tất cần nắm cho được xu thế phát triển của sự vật và tâm lý con người. Như vậy trước hết phải giỏi xoa nắn thăm dò. Nếu xoa nắn không thấu đáo, thăm dò không đầy đủ, sẽ có thể bị thất bại.
Bình luận:
Xoa nắn là một thuật dò đoán liên quan chặt chẽ với thăm dò. Các mưu sĩ đi du thuyết cần xoa nắn thăm dò, đi sâu tìm hiểu, phán đoán nội tâm đối phương. Nếu không làm như vậy thì việc du thuyết nhất định sẽ thất bại.
Khi vận dụng thuật xoa nắn cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản, đó là hành động kín đáo không để đối phương phát hiện. Thực hiện xoa nắn thăm dò một cách kín đáo, chiều theo sở thích của đối phương để dò đoán thế giới nội tâm của họ, một số tâm lý nội tại của họ tất sẽ bộc lộ ra ngoài nên ta sẽ nắm được. Nếu thăm dò chính xác phù hợp với tâm lý, trạng thái đối phương là sẽ có kết quả. Nói một cách khác, nếu ta nắm được xu thế phát triển của sự vật và tâm lý con người thì công việc ta làm chắc chắn sẽ thành công.
Trong xử thế hiện đại, thuật xoa nắn thăm dò rất có tác dụng. Người ta muốn thành công trong công danh sự nghiệp tất cần nắm cho được xu thế phát triển của sự vật và tâm lý con người. Như vậy trước hết phải giỏi xoa nắn thăm dò. Nếu xoa nắn không thấu đáo, thăm dò không đầy đủ, sẽ có thể bị thất bại.
Người đẹp nước Vệ cứu quốc: Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công khi mới lên ngôi đã cùng Quản Trọng bàn kế hoạch tiến đánh nước Vệ. Sau khi tan triều, ông trở về cung nghỉ ngơi. Một phi tần vốn người nước Vệ nhìn thấy sắc mặt ông bỗng quỳ xuống trước vua và hỏi tại sao lại đánh tổ quốc của bà. Hoàn Công kinh ngạc nghĩ bụng: “Đây là đại sự rất cơ mật, tại sao nàng biết được?”. Ông đỡ vợ dậy và hỏi tại sao bà lại biết việc này.
Phi tần nước Vệ tâu: “Khi bệ hạ tan triều về cung, khí thế cao ngạo, đè ngươi, mặt đầy sát khí. Nhưng khi bệ hạ nhìn thấy thiếp thì nét mặt thay đổi ngay, tựa như muốn giấu thiếp điều gì đó, mà cũng tựa như e sợ thiếp vậy. Thiếp nghĩ bệ hạ chưa bao giờ có vẻ mặt như vậy trước mọi người, suy đi nghĩ lại thấy có lẽ bệ hạ muốn đánh nước Vệ rồi”. Sau đó bà van xin nhà vua chớ có làm như vậy. Mủi lòng trước lời van xin của người đẹp nước Vệ. Hoàn Công từ bỏ ý định lúc đầu.
Hôm sau vào triều, Hoàn Công nhìn thấy Quản Trọng. Quản Trọng quan sát kỹ sắc mặt Hoàn Công, biết nhà vua đã thay đổi ý rồi. Hoàn Công hỏi: “Sao khanh biết trẫm đã đổi ý?
Quản Trọng tâu: “Hôm qua bệ hạ quyết định tiến đánh nước Vệ, khí thế hăng hái, bộc lộ rõ tinh thần phấn chấn khi gặp mặt kẻ hạ thần này. Hôm nay bệ hạ đã thay đổi hẳn, như một người khác vậy, nét mặt trầm tư, lại tỏ ra rất tôn trọng hạ thần, khiêm tốn lắm, cho nên hạ thần trộm nghĩ chắc bệ hạ đã huỷ bỏ kế hoạch hôm qua rồi”.
Phi tần nước Vệ và Quản Trọng đều không phải là thần thánh việc gì cũng biết nhưng đều qua nét mặt của Tề Hoàn Công mà biết được nội tâm sâu kín của ông. Sắc mặt là tấm gương phản ánh hoạt động tâm lý. Người nào chỉ cần hiểu biết đôi chút tâm lý học thì đều có thể thăm dò qua sắc mặt đối phương mà biết được đại thể tâm lý của họ, rồi quyết định thái độ và đối sách của mình. Người đẹp nước Vệ do khéo xoa nắn thăm dò nên đã làm cho Tề Hoàn Công vứt bỏ ý định tiến công nước Vệ.
Bức tranh cũ cứu đại thần: Thời vua Tống Thái Tông, quan đại thần Tào Hàn mắc tội phải đi lưu đày ở Nhữ Châu. Ông vốn là người tài giỏi, mưu trí. Sau khi đi đày ông luôn nghĩ cách thoát khỏi nơi lao tù trở lại kinh thành nhận lại chức cũ. Chỉ tiếc rằng tấm thân tù đày đâu có làm chủ được mình, dù có kế hay cũng khó đem ra thi hành. Vừa may triều đình cử một sứ giả đến làm việc ở Nhữ Châu. Tào Hàn đời nào chịu bỏ qua cơ hội tốt này.
Ông tìm cách gặp sứ giả, nói trong nước mắt: "Tội của tôi rất nặng, chết cũng không hết tội, không biết làm thế nào để báo đáp được ơn vua đã không giết tôi. Nay tôi chỉ còn có cách ở lại đây thực thà hối cải, sau này có cơ hội xin thề sẽ liều mạng báo đáp triều đình. Duy có một điều là trong khi tôi chịu tội ở đây thì vợ con đang chịu đói chịu rét, cuộc sống muôn phần khó khăn. Tôi có một ít đồ vật mang theo, phiền ngài giúp tôi cầm bán lấy ít tiền đưa cho vợ con tôi mua gạo ăn cho qua cơn đói kém”. Nói đến đây càng thêm đau xót, lệ tràn như nước.
Sứ giả về kinh tâu lại với nhà vua về tình cảnh của Tào Hàn. Tống Thần Tông mở bọc đồ cũ của Tào Hàn ra xem thấy bên trong có một bức tranh cũ với tiêu đề “Nam hạ Trường Giang”. Tranh vẽ cảnh Tào Hàn năm đó phụng mệnh Tống Thái Tổ cầm quân tiên phong đánh xuống Nam đường. Thái Tông nhìn thấy bức tranh, chạnh lòng nhớ lại chuyện Tào Hàn năm đó đã xông pha khói lửa, lập công hiển hách phục vụ nhà Tống, trong lòng rất áy náy, bèn ra lệnh triệu hồi Tào Hàn trở lại kinh thành.
Người ta thương hay hoài niệm chuyện cũ, Tống Thái Tông trong cơn thịnh nộ đã đuổi Tào Hàn ra khỏi kinh thành nhưng về sau đã bớt giận đi nhiều, Tào Hàn đã xoa nắn thăm dò, khéo nắm được tâm thái nhà vua. Cuối cùng đã đạt được mục đích của mình.
Trương Nghị khuyên Sở Hoài Vương:
Sở Hoài Vương rất mê gái đẹp, lúc đó Nam Hậu và Trịnh Tú được nhà vua yêu chiều nhất, họ đều là mỹ nhân tuyệt thế.
Trương Nghị đã sớm biết tâm tư của Sở Hoài Vương nên đã suy nghĩ chuẩn bị kỹ cuộc đấu trí, xin yết kiến nhà vua.
- Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần ở lại nước Sở đã được một thời gian mà vẫn chưa làm nên công trạng gì, vì vậy thần muốn sang nước Tấn thử một phen xem sao.
- Được.
- Vậy bệ hạ thích thứ gì của nước Tấn ?
- Ở nước ta mọi thứ vàng bạc, châu báu, sừng tê giác, ngà voi. . . đều có cả, Trẫm không cần gì cả.
- Cả mỹ nữ cũng không cần sao?
- Mỹ nữ ở các nước Trịnh, Chu đều đẹp như tiên giáng trần. Sở là nước nhỏ nơi hẻo lánh, con gái nước Sở không thể so với các mỹ nữ ở các nước vùng Trung Nguyên, tất nhiên là Trẫm thích chứ.
Thế là Sở Hoài Vương cho Trương Nghị rất nhiều châu báu và tiền phí tổn đi sang nước Tấn, cho cả bọn mưu sĩ đi theo Trương Nghị nhiều châu báu. Bọn họ vui thầm chuẩn bị hành trang lên đường nhưng Trương Nghị còn chờ đợi tiếp tục triển khai mưu kế của ông.
Nam Hậu và Trịnh Tú cuối cùng đã biết tin Trương Nghị sang nước Tấn sẽ mang nhiều người đẹp như tiên về Sở. Việc này quan hệ thiết thân lắm nên họ rất lo lắng không biết phải đối phó ra sao. Mọi tình hình đều đã nằm trong dự tính của Trương.
Không lâu sau Nam Hậu phái sứ giả đến tiễn đưa Trương Nghị.
- Nghe nói tướng quân sắp lên đường sang Tấn. Đây là 1000 cân vàng xin mời ngài nhận cho để tiêu pha dọc đường.
Đồng thời Trịnh Tú cũng cử người mang 500 cân vàng tối biếu Trương. Rõ ràng hai bà biếu vàng để xin Trương đừng mang người đẹp ở Tấn về.
Thế là Trương Nghị dễ dàng nhận được 1500 cân vàng. Trương viện lý do cáo biệt xin yết kiến sở Hoài Vương.
- Hôm nay hạ thần cáo biệt bệ hạ chưa biết ngày nào mới lại được yết kiến long nhan. Xin bệ hạ cho hạ thần được một bữa rượu.
- Được lắm.
Hoài Vương bèn cho bày tiệc rượu, Trương thấy thế vội cung kính nói: “Bàn tiệc chỉ có bệ hạ và hạ thần hai như vậy có phần hiu quạnh, xin bệ hạ cho cả hai bà Quý phi ra dự”.
Hoài Vương cho gọi Nam Hậu và Trịnh Tú ra mời rượu. Trương Nghị ngắm kỹ hai bà rồi cung kính nói: “Hai Quý phi Nam Hậu và Trịnh Tú là người đẹp nhất trần đời rồi. Hạ thần đã đi khắp thiên hạ mà chưa tìm thấy ai đẹp hơn. Hạ thần thực là không biết tự lượng sức mình”.
Sở Hoài Vương nói: “Đúng vậy, trẫm cũng thấy thế, họ đúng là tuyệt thế giai nhân”.
Trương Nghị không những đã dò đoán được tâm lý Sở Hoài Vương mà còn nắm được cả tâm lý hai bà Quý phi. Do đó ông đã dàn dựng một màn kịch vui, thật chẳng uổng công học đạo thuật của Quỷ Cốc Tử.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.