Tin nên đọc
Cứu nạn thành công 3 ngư dân bị gặp nạn trên biển
Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Chủ tịch ‘Siêu’ Ủy ban: ‘Có lúc, chúng tôi vừa chạy vừa xếp hàng’
Ấn tượng màn trình diễn diễu hành Đèn ông sao “Đêm hội trăng rằm 2023” tại Lai Châu
Theo thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 17h ngày 28/9, đợt mưa lũ gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của các tỉnh miền Bắc, miền Trung.
Cụ thể, 4 người chết (gồm 1 người ở Quảng Trị tử vong do sét đánh; 1 bé trai ở Thanh Hóa đi chơi gần suối Đòn bị trượt chân xuống suối; 1 người chết do lũ cuốn trôi tại Hòa Bình; 1 người chết do lũ cuốn trôi tại Sơn La) và 2 người mất tích tại Sơn La.
Về tài sản, 24 nhà bị ngập, 60 nhà bị cô lập (Hòa Bình); 2 nhà bị sập (Quảng Ninh); 75 nhà bị hư hỏng do sạt lở đất (Hòa Bình 49, Sơn La 6, Yên Bái 1, Lào cai 19, Phú Thọ 3); 14.782 ha lúa bị đổ; 7.213 ha hoa màu bị ngập, 3.717 ha hoa màu bị hư hại.
Về thủy lợi, có 2 vị trí sạt lở đê tại Hà Nội gồm: Sạt lở 5m đê hữu Bùi (cấp IV) tại vị trí thượng lưu cống qua đê trạm bơm Lý Nhân (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ), địa phương đã xử lý căng bạt, đắp đất; sạt trượt mái thượng lưu đê tả Đáy (cấp I) với chiều dài 10m tại K48+850 - K48+860 (xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa).
Theo thông tin cập nhật về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra, cụ thể tại các tỉnh như:
Tại Thanh Hoá: Mưa, lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khiến 2 người mất tích, hàng trăm hecta diện tích cây trồng bị ngập nước, một số địa phương bị chia cắt cục bộ.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa về tình hình thiệt hại và công tác triển khai, ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh tính đến cuối ngày 27/9, đã có 2 người bị mất tích do mưa lũ. Hiện chính quyền, nhân dân và lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm nạn nhân.
Về thiệt hại về giao thông, theo báo cáo, đối với các tuyến quốc lộ uỷ thác do tỉnh quản lý: mưa lớn đã gây sạt taluy dương tại 3 vị trí với khối lượng khoảng 950m3 trên tuyến quốc lộ 15C, quốc lộ 217; xói lở lề đường tại 5 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với chiều dài khoảng 40m3; sa bồi mặt đường đường tại 8 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với khối lượng khoảng 70m3...
Về nông nghiệp, tính đến 17h00 ngày 27/9, mưa lớn đã gây ngập lụt cục bộ một số diện tích cây trồng, cụ thể: Tổng diện tích lúa đang bị ngập 2/3 thân cây khoảng 891,6 ha; trong đó: huyện Thạch Thành 97,5 ha; huyện Vĩnh Lộc 1,5 ha; huyện Ngọc Lặc 25,4 ha; huyện Như Thanh 2,15 ha; huyện Cẩm Thuỷ 19,4 ha; huyện Hà Trung 650 ha; huyện Như Xuân 55 ha; huyện Thường Xuân 40,65 ha.
Tổng diện tích rau màu và các cây trồng khác bị ngập khoảng 520,69 ha; trong đó: huyện Hoằng Hoá 65 ha; huyện Vĩnh Lộc 152,94 ha; huyện Ngọc Lặc 36,3 ha; huyện Như Thanh 45,5 ha; huyện Nông Cống 61 ha; huyện Cẩm Thuỷ 132 ha; huyện Thường Xuân 27,95 ha. Ngoài ta, có hơn 17 ha diện tích ao nuôi trồng thuỷ sản bị ngập.
Toàn tỉnh Thanh Hóa có 20 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt, sạt lở đất tại huyện Thường Xuân; sạt lở mái đê phía sông tại K15+900 đê tả sông Hoàng, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn với chiều dài 10m và 230 m tường rào bị đổ tại huyện Như Thanh.
Tại Hà Tĩnh: Mưa lớn dồn dập đã khiến một số cây cầu, tuyến đường giao thông trên địa bàn Hương Khê, Hương Sơn, Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập, sạt lở.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trên địa bàn Hà Tĩnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được từ 19h ngày 24/9 đến 7h ngày 27/9 tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 166mm – 300mm.
Mưa lớn cũng đã gây một số thiệt hại về công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại huyện Hương Khê có 287 vườn nhà dân bị ngập, 8 hội quán bị chia cắt. Một số tuyến đường giao thông và cầu tại các xã Hương Đô, Hương Trạch, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Vĩnh, Phúc Trạch, Hà Linh và Hương Bình bị ngập, gây chia cắt cục bộ. Cầu Đượng Lèn, xóm Tân Trung và cầu dân sinh, thôn 8, xã Hương Lâm bị xói lở.
Mưa lớn khiến 21ha bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch bị ngập và gây sập đổ 10m hàng rào tại nhà văn hóa thôn 12, xã Hương Giang. Huyện Hương Khê cũng đã di dời 5 hộ dân ở xã Hương Lâm và 1 hộ dân ở xã Hương Thủy đến nơi an toàn trước ảnh hưởng của sạt lở đất.
Tại huyện Hương Sơn, mưa lớn dồn dập gây ngập 1 hội quán thôn ở xã Kim Hoa, một số tuyến giao thông, cầu tràn cũng bị nước lũ chia cắt.
Mưa lớn cũng khiến sạt lở mái ta luy dương tại Km 82+950 trên tuyến quốc lộ 8 đoạn qua xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn khiến 500 i đất đá tràn xuống đường. Ngành chức năng sau đó đã huy động máy móc để dời dọn khối lượng đất đá đổ xuống quốc lộ.
Tới đêm 26/9, tại Km82+800 quốc lộ 8 qua huyện Hương Sơn lại tiếp tục xảy ra tình trạng sạt lở mái taluy dương khiến 1.000 khối đất đá tràn xuống đường gây ắc tách giao thông. Hiện, các lực lượng đã huy động 2 máy xúc, phương tiện vận tải chuyên dụng để dời dọn đất đá.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài, ngày 26/9, 2 huyện Hương Sơn và Hương Khê đã chủ động cho 5.919 học sinh nghỉ học.
Mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây sạt lở tại 2 điểm xung yếu trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, bao gồm: tuyến đường quốc phòng ven biển xã Cẩm Lĩnh và kè biển xã Cẩm Nhượng.
Tại Phú Yên: Mưa kéo dài trong 2 ngày qua, nhất là trận mưa to xảy ra từ đêm qua đến rạng sáng 28/9 đã gây thiệt hại nặng nề tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Từ đêm qua đến sáng nay, mưa lớn đã xảy ra ở hầu khắp các xã trên địa bàn huyện Phù Yên. Lượng mưa cao nhất đo được tại xã Mường Thải lúc sáng sớm nay là 97,6mm, xã Tân Lang gần 88mm, Huy Tân 72mm…
Lượng nước từ đầu nguồn đổ về đã gây lũ lớn trên dòng suối Tấc, làm toàn bộ các ruộng lúa chuẩn bị gặt ở các xã nằm dọc theo suối này bị cuốn trôi, ngập úng. Lũ lớn cũng khiến nhiều hộ dân sinh sống dọc suối này ở các bản Nà Lò, Nà Lìu – xã Huy Hạ bị nước ngập vào nhà, người dân phải di chuyển khẩn cấp đồ đạc, vật dụng sinh hoạt gia đình đến các nơi cao hơn để tránh lũ.
Ngoài ra, mưa lớn cũng gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến đường ở huyện, khiến giao thông đi lại khó khăn.
Tags: