Hiện nay nhu cầu đi lại giữa Đồng Nai và TP HCM ngày càng cao nên người dân mong sớm có cầu Cát Lái thay phà Cát Lái để giao thông, giao thương thuận lợi hơn.
“Dài cổ” chờ cầu
Một ngày giữa tháng một chúng tôi tìm về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vị trí dự kiến sẽ xây dựng cầu Cát Lái thay thế phà Cát Lái nối đôi bờ Đồng Nai và TP HCM.
Theo nhiều người dân, hàng chục năm trước, dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, nhưng đến nay người dân vẫn tiếp tục “dài cổ” chờ cây cầu này được xây dựng. Nhiều bà con ở đây đều cho biết rất mong chờ cầu Cát Lái được xây dựng để người dân đi lại, giao thông, giao thương thuận lợi hơn.
“Khi nghe nói cầu Cát Lái được xây dựng bà con ở đây ai cũng vui mừng vì được kết nối về TP HCM nhanh hơn, thuận tiện hơn. Vậy là đến nay đã hàng chục năm trôi qua, chúng tôi ngày càng già đi, không biết có chờ nổi cây cầu hay không”, ông Nguyễn Văn Tám (72 tuổi), người dân huyện Nhơn Trạch cho hay.
Tương tự bà Nguyễn Thị Năm cho biết gia đình bà có 3 người con đều làm việc ở TP HCM nên mỗi sáng các con bà phải di chuyển từ xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch sang TP HCM để đi làm. Tuy nhiên do đi lại bằng phà, sợ kẹt xe nên các con bà đều phải dậy từ 5 giờ sáng để lo cơm nước, con cái, sau đó 6 giờ bắt đầu qua phà để về TP HCM. Thường 8 giờ mới vào làm nhưng sợ kẹt xe nên các con của bà Năm chấp nhận đi sớm để có mặt ở cơ quan đúng giờ.
“Tôi thương con nên chỉ mong cầu sớm xây xong để con cái đi làm thuận lợi hơn, có thêm chút thời gian để nghỉ ngơi ở nhà, không cần thức dậy quá sớm. Ngoài ra cũng mong có cầu, lỡ ốm đau đi về TP HCM khám chữa bệnh cũng thuận lợi”, bà Năm nói.
Phà Cát Lái
Cũng như con cái của bà Năm, anh Hoàng Minh An cũng đang làm việc tại TP Thủ Đức (TP HCM) và cũng thấy bất tiện khi lưu thông qua lại giữa hai địa phương bằng phà. Anh An cho biết nhà anh ở gần mé sông nên chỉ cách chỗ làm mấy km.
Dù vậy hằng ngày anh phải mất từ 40 phút đến 1 tiếng để di chuyển từ nhà đến nơi làm việc. “Nắng còn đỡ, mưa chen chúc nhau trên phà rất mệt mỏi, nhiều khi kẹt phà chờ bực bội vô cùng. Tôi nghĩ ngày xưa khác, người đi lại chưa nhiều còn ngày nay nhu cầu đi lại của người dân rất lớn, giao thương hai địa phương cũng liên tục nên tôi nghĩ hai bên cần có kế hoạch sớm xây dựng cầu để bà con hai bên được hưởng lợi. Có cầu, Nhơn Trạch mới phát triển kinh tế mạnh được, mở ra đường lớn, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại hàng hóa từ TP HCM muốn về các cảng ở Nhơn Trạch hay Bà Rịa - Vũng Tàu cũng rút ngắn được thời gian vận chuyển, vẹn cả đôi đường”, anh An chia sẻ.
Còn chị Mai Thị Tâm cho biết khoảng 5 năm trước tại phà Cát Lái chủ yếu chỉ kẹt xe vào các giờ cao điểm buổi sáng và chiều hàng ngày cũng như các ngày lễ tết. Nhưng vài năm nay tình trạng kẹt phà xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho người dân đi lại. Vì vậy chị Tâm mong muốn các địa phương sớm thống nhất làm cầu thay phà, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cấp thiết của người dân.
“Tôi nghĩ lợi ở đây là có lợi cho cả người dân TP HCM và Đồng Nai vì chúng tôi về TP HCM đi làm thì trái lại cũng có nhiều người từ TP HCM tới Đồng Nai làm việc. Đáng lẽ chỉ đi vài ba phút qua cầu thì hiện nay chúng tôi đang phải chen chúc trên phà, xếp hàng chờ lên phà mất từ 30 phút đến 1 tiếng rất mệt mỏi. Có những thời điểm xe chờ vào phà kéo dài cả cây số, nhìn thôi đã mệt nên tôi nghĩ cái gì có lợi cho người dân lại giúp phát triển kinh tế thì nên làm sớm vì đằng nào cũng phải làm”, chị Tâm nói.
Cần sớm xây cầu Cát Lái
Một số chuyên gia cũng cho rằng cầu Cát Lái có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của hai địa phương và giúp kết nối các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên cần sớm xây cầu thay phà.
Dự án cầu Cát Lái thay phà Cát Lái được đưa vào quy hoạch từ khoảng 20 năm trước. Vào năm 2020, tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch dự kiến khởi công cầu Cát Lái với chiều dài 3,7 km, trong đó phần cầu chính dài 650m, tổng mức đầu tư gần 7.200 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay do Đồng Nai và TP HCM vẫn chưa thống nhất được thời gian xây dựng cầu nên người dân vẫn tiếp tục chờ.
Mới đây nhất vào cuối năm 2023, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có văn bản gửi UBND TP.HCM cho ý kiến về phương án kết nối giữa hai địa phương, gồm cầu Cát Lái. Trong văn bản này, UBND tỉnh thống nhất hướng tuyến xây cầu Cát Lái theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (ngày 9/5/2017) và quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch với quy mô 6 làn xe. UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục đề xuất thời gian triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn năm 2021-2025.
Phối cảnh cầu Cát Lái.
Trái lại với Đồng Nai, vào tháng 7/2023 trong văn bản lấy ý kiến về phương án kết nối giao thông giữa 2 địa phương, UBND TP HCM đề nghị Đồng Nai thống nhất thời điểm xây dựng cầu Cát Lái sau năm 2030, khi tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3 hoàn thành đưa vào khai thác (dự kiến giai đoạn 2026-2030).
TP HCM cho rằng, hiện nay Bộ GT-VT đã cho xây dựng cầu Nhơn Trạch (thuộc dự án thành phần 1A - dự án Xây dựng đường Vành đai 3 – TP HCM) với quy mô 4 làn xe và dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung đầu tư 4 làn xe phục vụ nhu cầu kết nối giao thông cho xe thô sơ. Thời gian dự kiến hoàn thành cầu Nhơn Trạch vào năm 2026, như vậy sau khi hoàn thành cầu Nhơn Trạch, về cơ bản đã giải quyết được một phần nhu cầu kết nối giữa hai địa phương.
Được biết phà Cát Lái hiện hữu trên sông Đồng Nai nối đường Nguyễn Thị Định (TP Thủ Đức) và đường Lý Thái Tổ (đường tỉnh 769, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) có quy mô bến phà cấp IV.
Ông Nguyễn Bôn, Phó giám đốc Sở GT-VT tỉnh Đồng Nai cho biết, Sở đã làm việc với Sở GTVT TP HCM trên 5 lần để bàn về hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất hướng tuyến xây cầu.
Theo đó, Đồng Nai đã đề nghị xây cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái. Tuy nhiên, phía TP HCM không thống nhất vì hướng tuyến này kết nối với đường Nguyễn Thị Định đây là tuyến đường độc đạo vào cảng Cát lái hiện đã quá tải, nếu vị trí cầu kết nối vào đường Nguyễn Thị Định sẽ tạo áp lực giao thông lớn. Do đó, TP HCM đề nghị sẽ triển khai cầu Cát Lái sau đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3 đi vào khai thác.
Phà Cát Lái vượt công suất
Số liệu thống kê các năm qua cho thấy, vào dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, lượng phương tiện tăng cao trên 80.000 lượt/ngày, xếp hàng chờ lên xuống dài 2-3km, thời gian chờ và lưu thông qua bến hơn 1 giờ 30 phút đã vượt quá công suất của bến, gây tình trạng ùn tắc ở 2 đầu bến.
Năng lực vận tải của phà bị hạn chế, dẫn tới dòng xe chờ rất dài trên đường ra phà, ùn tắc giao thông ở các bến. Đặc biệt đường Lý Thái Tổ và đường Nguyễn Thị Định là tuyến đường chính qua phà Cát Lái dẫn tới tình trạng ùn tắc liên tục. Vì vậy nhiều người mong sớm có cầu Cát Lái thay phà để thuận lợi lưu thông, rút ngắn thời gian di chuyển.
Trung tâm nghiên cứu, phát triển đường sắt tốc độ cao và đào tạo nguồn nhân lực logistics có quy mô khoảng 55ha nằm trong khu vực quy hoạch 300ha quỹ đất dành cho phát triển giáo dục trên địa bàn phường Suối Tre, TP Long Khánh, Đồng Nai.
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe khách liên tục bấm còi, chuyển làn phải và ép một xe ô tô du lịch phải vào làn khẩn cấp để tạo khoảng trống cho xe khách vượt qua.
Trường Đại học Lạc Hồng (LHU) vừa mới ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Đại học Bang Arizona (ASU), Hoa Kỳ, và Cintana Education, mở ra cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến cho sinh viên Việt Nam. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, đại diện của ASU, Cintana, cùng nhiều doanh nghiệp và đối tác giáo dục trong và ngoài nước.
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch sởi do Bộ Y tế vừa tổ chức.
Ngày 19/3, UBND tỉnh Bắc Kạn phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, ATGT".
Ngày 19/3, UBND tỉnh Bắc Kạn phát động phong trào "Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, ATGT".
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.