Cuộc chiến Nam Tư, thực chất là chiến dịch tấn công đường không của Mỹ và NATO (mật danh là “chiến dịch Sức mạnh đồng minh”/Operation Allied Force) nhằm vào Nam Tư, diễn ra từ 24/3 đến 9/6/1999. Chiến dịch nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự, phá huỷ cơ sở hạ tầng kinh tế, chia rẽ nội bộ Nam Tư, buộc chính quyền Milosevic chấp nhận phương án giải quyết vấn đề tỉnh Kosovo đòi li khai theo sắp đặt của các nước phương Tây.
Chiến thuật
Trước tiên, đối phương triệt phá hệ thống phòng không, giành quyền làm chủ trên không; lấy không trung làm chủ mặt đất; phá huỷ các cơ sở hạ tầng kinh tế, thông tin liên lạc, mở rộng không kích gây sức ép.
Thực hành bôn tập tầm xa từ trên dưới 10.000km bằng máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2A; coi trọng việc cung cấp tình báo chỉ huy dẫn đường máy bay và điều khiển tên lửa, bom từ vũ trụ; điểm huyệt bằng các đòn “phẫu thuật” chính xác từ xa bằng bom hoặc tên lửa diệt mục tiêu. Thời gian đánh không theo một quy luật nào, lúc chủ yếu đánh ban ngày, lúc chủ yếu đánh ban đêm. Riêng hệ thống phòng không chủ yếu đánh ban đêm để tăng cường hiệu quả của máy bay tàng hình và giảm khả năng phòng chống của phía Nam Tư.
Liên quân đã sử dụng khoảng 1.100 máy bay chiến đấu với các kiểu loại hiện đại nhất như máy bay tàng hình B-2, F117-A, trong 78 ngày đêm xuất kích 36.000 lần, được sự hỗ trợ của 24 vệ tinh định vị toàn cầu, phóng hơn 20.000 tên lửa (có vài trăm tên lửa hành trình tầm xa) và bom (35% có điều khiển) với nhiều loại mới như bom chứa urani nghèo, bom xung điện từ, bom chì... đánh vào 600 mục tiêu của Nam Tư.
Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt, dũng cảm và đầy mưu trí của lực lượng vũ trang và nhân dân Nam Tư.
Đòn đáp trả quyết liệt
Rút kinh nghiệm từ cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, Nam Tư đã chú trọng làm tốt công tác dự trữ, huấn luyện, nguỵ trang, sơ tán... Một mặt, chủ trương bảo toàn lực lượng thời kỳ đầu cuộc chiến, chờ thời cơ đối đầu trên bộ bằng đánh lâu dài, đánh du kích; mặt khác triệt để khai thác nhược điểm của vũ khí công nghệ cao, tận dụng địa hình, bố trí hệ thống phòng không có chiều sâu, có công sự ngầm phân tán, linh hoạt di chuyển, cơ động phòng tránh và đánh trả.
Quân đội Nam Tư phát hiện tên lửa hành trình phải bay theo chương trình định sẵn nên chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện địa hình và môi trường xung quanh mục tiêu, không có khả năng cơ động trong quá trình bay nên khả năng tự phòng vệ kém, thường bay đến các mục tiêu theo những đường bay cố định... Do vậy, tại khu vực mục tiêu bảo vệ và trên dọc hành lang bay, Nam Tư bố trí các cụm pháo, tên lửa phòng không có thiết bị ngắm hoặc điều khiển hoả lực bằng điện tử, hình thành lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp đánh chặn.
Nam Tư cũng phòng chống và đánh trả chiến tranh điện từ khá thành công bằng các biện pháp: Thực hiện im lặng vô tuyến trước 72 giờ khi NATO tiến công, cất giấu ra-đa, thiết bị thông tin vào các hang động, chủ yếu sử dụng hữu tuyến điện. Tổ chức nghi binh điện tử thường xuyên, rộng khắp bằng các đài ra-đa, thông tin cơ động.
Kiểm soát chặt chẽ thời cơ mở ra-đa, thực hiện “không đánh khi chúng đến, đánh khi chúng về”, mở ra-đa gián đoạn hoặc luôn chuyển đổi tần số. Phát nhiễu tích cực và tiêu cực gây nhiễu thông tin điều khiển, làm mồi bẫy vũ khí, bom, đạn của đối phương…
Trong bố trí lực lượng, Nam Tư thực hiện phòng kết hợp ẩn nấp trong cộng sự và triển khai chiến đấu, phân tán hợp lý, cơ động thích hợp vừa bảo đảm đội hình chiến đấu trên các hướng, các khu vực vừa tránh bị phát hiện và tiến công một lúc hai đơn vị hoả lực.
Các phương pháp ngụy trang che giấu được kết hợp hài hoà giữa các yếu tố của thiên nhiên như rừng, núi, thung lũng, sương mù... với sơn phủ, lưới nguỵ trang, màn khói... cùng các biện pháp nghi binh lừa địch bằng các khí tài mô phỏng, được sản xuất công nghiệp và được bố trí di chuyển như tác chiến thật.
Các hacker của Nam Tư đã tung vào thệ thống mạng của NATO rất nhiều loại vi rút máy tính, tiến hành “oanh tạc điện tử” bằng các bưu kiện, có ngày lên tới 2.000 e-mail làm cho trạm khí tượng của Anh bị gây nhiễu hay hệ thống thông tin NATO bị tê liệt, làm hư hỏng Đài phát thanh 892 của phương Tây; tập kích vào hệ thống máy tính của Lầu Năm góc, làm tê liệt hệ thống máy tính trên tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ hơn 3 giờ, sử dụng mạng Internet để phản kích lại cuộc chiến tranh tâm lý của NATO.
Kết quả, quân đội Nam Tư đã hạn chế được tổn thất (hy sinh 72 quân nhân, 114 nhân viên cảnh sát), đồng thời đánh trả bằng tên lửa, pháo phòng không và các loại vũ khí nhẹ, bắn rơi 2 máy bay (có F-117A) và hàng chục tên lửa hành trình của Mỹ và NATO, bảo toàn 80% thực lực quân sự. Cuối cùng, Mỹ và NATO phải ký kết hiệp định đình chiến.
Việc quân đội Nam Tư bắn rơi máy bay F-117A đã tạo sự nghi ngờ không chỉ đối với F-117, mà cả toàn bộ khái niệm công nghệ tàng hình vốn là cơ sở cho thế hệ máy bay chiến đấu tối tân nhất của không quân Mỹ. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến không quân Mỹ loại bỏ F-117 khỏi trang bị năm 2008.
Nhân tố quyết định
Chiến dịch không kích của NATO đã làm chết và bị thương hơn 6.000 người, phần lớn là dân thường, phá hủy 50% cơ sở hạ tầng của Nam Tư, hơn 200.000 người buộc phải rời bỏ quê hương, thiệt hại kinh tế ước tính trên 120 tỷ USD, chưa kể đến những thiệt hại lâu dài gây ra cho hệ sinh thái khu vực và sức khỏe người dân.
Với chiến dịch Sức mạnh đồng minh, Mỹ và NATO muốn thử nghiệm phương thức “tác chiến phi đối xứng công nghệ cao” làm công cụ uy hiếp, răn đe. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy vũ khí công nghệ cao không phải là sức mạnh tuyệt đối, không gì chống đỡ nổi. Yếu tố con người, tinh thần, lý tưởng chiến đấu của binh sĩ vẫn mãi là nhân tố quyết định trong mọi cuộc chiến.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.