ĐBSCL có 7 tỉnh giáp biển nhưng tất cả 13 tỉnh, thành trong vùng đều có cảng biển. Các cảng trong khu vực phụ thuộc 3 luồng chính là Định An, Trần Đề và kênh tắt Quan Chánh Bố. Tình trạng nhiều năm qua, các luồng bị bồi lắng, tàu trọng tải lớn chuyên chở container không vào được khiến một số cảng biển chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 25%-30% công suất. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực thông luồng, xây cảng, cánh cửa ra Biển Đông của đồng bằng vẫn chưa chịu mở.
Kết quả là gần 80% hàng hóa xuất khẩu trong vùng muốn ra thế giới vẫn phải “mượn đường” vòng lên TPHCM và cụm cảng miền Đông Nam bộ. Ước tính tăng chi phí thêm khoảng 5-10USD/tấn hàng xuất khẩu, làm đội giá thành, giảm sức cạnh tranh sản phẩm cũng như tăng chi phí hàng nhập khẩu bằng đường biển vào vùng ĐBSCL.
Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, mang đặc trưng của một trung tâm đa chức năng, có sức thu hút, tác động lan tỏa đến các địa phương trong vùng. Cùng với TPHCM, đô thị này là “2 nút kép” tạo ra không gian phát triển liên vùng, đồng thời là cửa ngõ ra Biển Đông của tiểu vùng Mekong.
Cần Thơ ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò trung tâm vùng nhưng cũng đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân được nhận diện chính là thiếu động lực mạnh mẽ, chưa tạo ra nguồn lực lớn để tạo sự phát triển đột phá. Chính vì vậy, việc xem xét thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng.
Nghị quyết 45/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về thí điểm 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ, trong đó có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ được xem là cơ hội vàng để mở cửa ra biển cho đồng bằng. Dự án này cũng được xem là nguồn bổ sung quan trọng cho cơn khát cát san lấp nền, cát xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của vùng được Trung ương ưu tiên đầu tư từ năm 2023-2025.
Tuy nhiên, để khơi thông luồng Định An, mở cánh cửa cho nông sản vùng này ra Biển Đông đi các nước, việc nạo vét luồng phải đáp ứng các yêu cầu tăng cường liên kết vùng, đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Hàng hải, Bộ GTVT, TP Cần Thơ, các tỉnh, đặc biệt là 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng là địa bàn gần cửa sông Hậu, thuộc khu vực nạo vét, chọn lựa bãi chứa bùn thải để xử lý thay vì thải ra biển như cách làm lâu nay.
4 yêu cầu bắt buộc để thực hiện cơ chế nạo vét luồng hàng hải Định An - Cần Thơ là: thực hiện phương thức xã hội hóa, chọn lựa nhà đầu tư đủ năng lực; đảm bảo chuẩn tắc luồng hàng hải cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn ra vào các cảng trên sông Hậu dễ dàng; quy mô dự án từ 500 tỷ đồng trở lên và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo chống sạt lở, không ảnh hưởng tiêu cực dòng chảy.
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 45/2022/NQ-QH15, các cơ quan, địa phương đã tích cực triển khai kế hoạch, chuẩn bị để sớm kích hoạt cơ chế, chính sách đặc thù là nỗ lực rất đáng ghi nhận, dự kiến có thể triển khai nạo vét luồng vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thể xác định đơn vị được chọn lựa thực hiện dự án, địa điểm cụ thể, quy mô diện tích kèm theo cũng như để triển khai công tác giải phóng mặt bằng, áp dụng chính sách giảm, miễn tiền thuê đất cho đơn vị thuê bãi chứa bùn thải là sản phẩm thu hồi từ nạo vét, cùng với những lo ngại tính chất thi công trong mùa mưa bão hàng năm… là những vấn đề cần quan tâm đẩy nhanh tiến độ.
Mở cửa biển cho miền Tây qua việc khơi thông luồng hàng hải Định An - Cần Thơ bằng cơ chế, chính sách đặc thù đòi hỏi năng lực tổ chức bộ máy, hiệu quả thực thi của TP Cần Thơ, yêu cầu tăng cường liên kết vùng, thu hút các nguồn lực và tác động lan tỏa, cần sự đồng thuận và tham gia của các địa phương, người dân và doanh nghiệp.
Link gốc: https://www.sggp.org.vn//mo-cua-ra-bien-cho-dong-bang-856889.html
Tổ công tác của Cục Cảnh sát Giao thông vừa phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an TP Hà Nội triệt phá nhóm "cát tặc" khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.