Pháp quan tâm tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và muốn hợp tác với các nước đối tác chiến lược để phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Pháp đã điều tàu chiến tới Biển Đông trước thềm cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản, sau khi các tàu ngầm hạt nhân của nước này tiến hành các chuyến tuần tra trong khu vực. Việc sẵn sàng phản ứng với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở các vùng biển cho thấy Pháp quan tâm tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và muốn hợp tác với các nước thuộc nhóm Bộ tứ.
Sau tàu ngầm hạt nhân, Pháp điều 2 tàu chiến tới Biển Đông
Hải quân Pháp trong tháng 2/2021 đã điều tàu đổ bộ tấn công Tonnerre và tàu khu trục Surcouf từ cảng Toulon, miền Nam nước Pháp tới Thái Bình Dương, bắt đầu nhiệm vụ tuần tra và huấn luyện kéo dài 3 tháng.
Nhóm tàu này sẽ vào Biển Đông 2 lần và tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 5/2021. Kế hoạch của Pháp không bao gồm việc di chuyển qua eo biển Đài Loan.
Nhiều ngày trước khi nhiệm vụ huấn luyện và tuần tra này bắt đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cũng cho biết, một trong những tàu ngầm tấn công hạt nhân của Pháp, Emeraude, đã kết thúc chuyến tuần tra ở Biển Đông. Chuyến đi này được cho là nhằm phản đối lập trường gây hấn của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực.
Tại diễn đàn an ninh hàng năm Đối thoại Shangri-La năm 2019, Bộ trưởng Parly cũng từng nói rằng Pháp sẽ tiếp tục điều tàu tới Biển Đông ít nhất 2 lần mỗi năm. Bà kêu gọi những nước đồng quan điểm với Pháp làm điều tương tự, để đảm bảo duy trì sự tiếp cận cởi mở với các vùng biển.
Năm 2019, Bắc Kinh đã có động thái hiếm hoi khi cáo buộc Pháp xâm phạm bất hợp pháp vùng biển Trung Quốc sau khi tàu khu trục Vendemiaire di chuyển qua Eo biển Đài Loan. Chính phủ Pháp tuyên bố đây là một chiến dịch bình thường mà nước này đã từng thực hiện trước đây.
Sự hiện diện của Pháp ở Thái Bình Dương không phải là mới
Tàu chiến Hải quân Pháp đã và đang hoạt động ở Biển Đông từ nhiều năm qua. Nhiệm vụ kéo dài 3 tháng như nêu trên là sự kiện được tiến hành hàng năm kể từ năm 2015. Pháp cũng từng tiến hành các cuộc tập trận chung với Australia, Malaysia... nhưng các hoạt động như vậy chưa được chú ý nhiều khi Biển Đông lúc đó là một chủ đề ít nhạy cảm hơn so với hiện nay.
Năm 2015, Pháp ra một tuyên bố chung với Philippines nói rằng cả 2 nước phản đối “bất cứ tuyên bố nào vi phạm luật quốc tế”. Điều này được xem như nhằm vào Trung Quốc.
Năm sau đó, các tàu của Hải quân Pháp cùng tàu sân bay Mỹ tiến hành tuần tra ở Biển Đông, sau khi Mỹ nêu quan ngại về những tuyên bố chủ quyền ngày càng thái quá của Trung Quốc, cùng các hoạt động xây dựng và triển khai vũ khí ở Biển Đông.
Tại Đối thoại Shangri-La năm đó, Pháp công bố ý định điều phối các cuộc tuần tra chung của Liên minh châu Âu ở các vùng biển tranh chấp, nhắm thúc đẩy tự do hàng hải.
Vì sao Pháp quan tâm tới Biển Đông?
Pháp có các vùng lãnh thổ và vì thế cũng có các vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các vùng lãnh thổ đó ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Khu vực này có tầm quan trọng đáng kể và gắn liền với các lợi ích của Pháp. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ an ninh chặt chẽ giữa Pháp với các nước trong khu vực.
Pháp “theo chân” Mỹ trong việc triển khai một chiến lược riêng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2018.
Cùng với các nước châu Âu khác, Pháp nhiều lần khẳng định rằng tự do hàng hải phải được duy trì ở Biển Đông – tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với 90% diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường 9 đoạn". Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) có trụ sở tại La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, liên quan đến các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Tháng 2/2021, một quan chức Pháp nói rằng, chuyến đi của tàu ngầm Pháp tới Biển Đông là nhằm khẳng định “luật quốc tế là quy tắc duy nhất có hiệu lực” và Pháp sẽ làm việc để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia – các nước thuộc nhóm Bộ tứ.
Đầu năm nay, Pháp cũng ra tuyên bố chung cùng Đức và Anh gửi tới Liên Hợp Quốc ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay năm 2016.
Pháp sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện ở Biển Đông
Trung Quốc phản đối gay gắt với sự can dự và các hoạt động của quân đội Mỹ ở Biển Đông trong những năm gần đây, nhưng nước này vẫn kiềm chế công khai chỉ trích các hoạt động vừa qua của Pháp.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nước này tôn trọng quyền tự do hàng hải cũng như các chuyến bay của các nước ở Biển Đông theo luật quốc tế, nhưng phản đối việc bất cứ nước nào lợi dụng tự do hàng hải để gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng Pháp “không có chỗ” ở Biển Đông.
Giới phân tích dự đoán Pháp sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện quân sự ở các vùng biển để phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc./.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.