Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 34 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 34°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Lập ngân hàng về quỹ đất để sản xuất lớn

Hình sự & tố tụng hình sự
03/11/2016 15:19
Phạm Diệu - Hà Dung
aa
Tại phiên họp toàn thể về nội dung kinh tế-xã hội, tái cơ cấu kinh tế của Quốc hội (QH) hôm qua (2/11), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Bộ đã đề xuất lập ngân hàng về quỹ đất để tạo điều kiện cho sản xuất lớn.


Việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách.
Việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách.

Mạnh tay với cán bộ nhũng nhiễu dân

Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho biết báo cáo Chính phủ nêu năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính còn chưa nghiêm và hầu như năm nào trong báo cáo của Chính phủ trình bày trước QH có hạn chế này.

Đặt câu hỏi: “Vì sao tình trạng này lại tồn tại dai dẳng như vậy”, ĐB Học cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo thanh tra, kiểm tra để xác định bản chất vấn đề và xử lý nghiêm sai phạm để chấn chỉnh, khắc phục. ĐBQH và người dân cần có câu trả lời của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ là có chấn chỉnh được thực trạng này hay không và khi nào sẽ khắc phục được yếu kém này.

Đồng quan điểm trên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng nguyên nhân của những bức xúc của xã hội có một điểm chung đó là sự vận hành của bộ máy nhà nước, việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức nhà nước. “Bộ máy nhà nước tự bản thân nó không làm ra điều gì mà được tạo lên từ bộ máy công chức, viên chức.

Thực tế, có sự giải thích là do buông lỏng quản lý là luôn đúng và mãi mãi đúng”, ĐB Cương nêu quan điểm. “Đáng lẽ, việc xử lý vi phạm phải làm từ lâu rồi, chứ không phải lúc xảy ra rồi mới làm”, ĐB Cương nói.

ĐB Cương cũng nêu lên tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp của chính quyền. “Nhiều doanh nghiệp nhỏ phản ánh, chính quyền và lực lượng chức năng trên địa bàn việc gì cũng biết và việc “thăm hỏi” thường xuyên.

Nhưng thăm hỏi không phải để kiểm tra, xử lý sai phạm gì mà đến để xin kinh phí hỗ trợ. Trước kia chỉ xin hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán, nay xin cả dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, tổ chức hội nghị cũng xin.

Việc được cho là tùy tâm, nhưng không cho thì chuốc lấy sự khó dễ, dù doanh nghiệp chẳng làm gì sai”, ĐB Cương phản ánh.

Theo ĐB Cương, những vấn đề thực tế từ những vụ sập mỏ khai thác đá, lật du thuyền trái phép, cháy nhiều cơ sở và mới nhất là vụ cháy quán karaoke tối 1/11 làm 13 người chết… thì cứ xảy ra vấn đề rồi chính quyền mới đến, công bố sẽ xử lý nghiêm vi phạm.

Để chấn chỉnh vấn đề trên, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đề nghị cần mạnh tay kể cả đuổi việc một số trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục làm gương cho mọi người. “Làm như vậy sẽ nâng cao được chỉ số lòng tin, làm yên lòng người dân và doanh nghiệp”, ĐB Cầu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà giải trình tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà giải trình tại phiên họp.

Giải bài toán với nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Đề cập đến đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ĐB Lưu Thành Công (Vĩnh Long) cho rằng Việt Nam có nhiều sản phẩm nông nghiệp ngon, chất lượng cao nhưng việc định hướng và xác định những sản phẩm chủ yếu cho nông nghiệp để xây dựng thương hiệu tìm kiếm thị trường thời gian qua Chính phủ đã bỏ ngỏ vấn đề này, người nông dân phải tự “bơi” trong cơ chế thị trường.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này ĐB Lê Thị Thu Hồng (Bắc Giang) và ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho biết, thực trạng nông nghiệp nước ta ai cũng rõ, từ đất đai manh mún, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng thấp, khó áp dụng cơ giới hóa và khó tiếp cận thị trường.

Hàng hóa Việt Nam được bán dưới dạng nguyên liệu thô, chủ yếu chưa qua chế biến, giá thấp, sức cạnh tranh hạn chế so với các nước và thua kém về chất lượng.

“Cần có lời giải cho bài toán đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào, việc tái cơ cấu nền nông nghiệp nước ta theo hướng nào là câu hỏi cần có sự trả lời thỏa đáng”, ĐB Hồng băn khoăn.

Giải trình vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân dẫn tới những vấn đề mà các ĐB nêu trên đó là việc nhận thức tái cơ cấu vẫn chưa phổ biến trong dân; chính sách ban hành nhiều nhưng một số chính sách chưa đi vào cuộc sống; nguồn nhân lực đầu tư 5 năm qua đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; quản lý nhà nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Để giải bài toán trên, Bộ trưởng Cường cho biết, nước ta cần tập trung xác định nhóm lợi thế cấp quốc gia để dồn vào phát triển khoảng 10 sản phẩm có giá trị 1 tỷ USD trở lên như cá tra, hạt điều,.., cùng nhóm quy mô cấp tỉnh có lợi thế riêng để phát triển xây dựng ngành hàng chủ lực.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cường, nút thắt lớn nhất vẫn nằm ở vấn đề đất đai. Bộ trưởng Cường cho rằng, nếu QH cho phép sửa luật mà không quy định mức hạn điền thì người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ sản xuất hàng hóa và hội nhập được.

Đề xuất lập ngân hàng quỹ đất

Việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả là vấn đề được nhiều ĐB đặt vấn đề tại phiên họp. ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay nhìn nhận nông nghiệp là lĩnh vực tiềm năng để đầu tư nhưng vẫn chần chừ đầu tư cho lĩnh vực này.

Một phần nguyên nhân được ông Đỉnh chỉ ra là do đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần diện tích rộng và thời hạn sử dụng đất lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo đồng bộ của sản phẩm trên diện rộng và nhiều lợi ích khác.

Tuy nhiên, hiện nay đất sản xuất đang thuộc quyền sử dụng của người dân, mỗi hộ một diện tích nhỏ, manh mún và không đồng đều. Doanh nghiệp rất khó tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, còn người dân thì không muốn rời bỏ đất đai vốn là tài sản lớn nhất của mình và tập quán canh tác đã hình thành từ lâu đời.

Còn ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thì đặt vấn đề QH hiện đã có Nghị quyết 112 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Tuy nhiên, qua giám sát và kiểm tra thực tế, kết quả thực hiện chưa được là bao, có thể nói rất ít.

Trong bối cảnh đó, cử tri ở vùng có các nông, lâm trường tiếp tục kiến nghị Chính phủ rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không có hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích và giao lại cho địa phương quản lý để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo đời sống cho nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước, việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách nhưng cho đến nay chúng ta “chưa làm được”.

Cho rằng nếu xử lý tốt các vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai sẽ phục vụ hiệu quả cho tiến trình tái cơ cấu, ông Hà nhấn mạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới sẽ chủ động nghiên cứu phương pháp hiện đại hóa công tác quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch trên cơ sở tiếp cận cơ chế thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin.

Ông Hà cũng cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tiến hành kiểm kê trên cả nước, đặc biệt là đất nông, lâm trường.

Bộ đã cùng Bộ Tài chính bố trí hơn 600 tỉ để đo đạc, lập bản đồ địa chính hồ sơ, cùng với các địa phương xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai.

Về phương hướng thời gian tới, Bộ trưởng Hà đề xuất hoàn thiện quy định của luật pháp về cơ chế, chính sách về đất đai theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cho phép tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

“Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất phương án thành lập ngân hàng về quỹ đất để tạo niềm tin cho người dân, họ gửi đất chưa có nhu cầu sử dụng vào ngân hàng này” – ông Hà thông tin.

“Môi trường đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa”

Để giải quyết vấn đề thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt cũng như tình trạng mùa hạn thì bị xâm nhập mặn, mùa mưa thì nhiều vùng chìm trong lũ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, thời gian tới Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước trung, lưu vực để chia sẻ hợp lý các lưu vực sông Mekong.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ nghiên cứu, xác lập kế hoạch để thích ứng tối ưu với biến đổi khí hậu cho các vùng nhạy cảm như Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung vào xem xét lại nước là hàng hóa, tài nguyên nên quy hoạch lại trong khai thác, sử dụng, tránh xung đột giữa các ngành, các khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề nước phải có giá tương thích để quản lý, sử dụng hiệu quả.

Người đứng đầu Bộ TN&MT thẳng thắn nhận định sau một loạt các sự cố về môi trường thì chúng ta nhận thấy môi trường của chúng ta “đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa”.

“Như vậy thì việc đổi mới cơ cấu kinh tế chính là xác lập một vị trí mới của vấn đề môi trường. Trước đây môi trường thường đi sau hoạt động phát triển thì hiện nay môi trường phải đi trước, đi ngay vào quá trình đó. Trước đây chúng ta bảo vệ môi trường trong phát triển nhưng bây giờ thì môi trường phải nằm ngay trong từng dự án đầu tư, trong chiến lược quy hoạch. Cần phải đầu tư ngay từ đầu cho môi trường” – ông nói.

Ông cũng đề xuất sửa Luật Môi trường trong sửa Luật Đầu tư và doanh nghiệp trong vấn đề đánh giá tác động môi trường hoặc quy định việc giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường cũng như thông tin môi trường để Mặt trận Tổ quốc và người dân giám sát.

bài liên quan
Xử lý nghiêm cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Xử lý nghiêm cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 4/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác theo quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Vụ Công ty C.P: Quy trình xử lý thịt lợn bệnh như thế nào là đúng quy định?

Vụ Công ty C.P: Quy trình xử lý thịt lợn bệnh như thế nào là đúng quy định?

Đại diện quản lý các cơ sở giết mổ của chi nhánh Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) ở Hậu Giang - ông Hà Hữu Tâm cho biết, khi phát hiện lợn bị bệnh, phía công ty này không hề đưa ra thị trường bán mà nấu lên cho cá ăn. Tuy nhiên, quy trình xử lý thịt lợn bệnh theo cách của Công ty C.P đúng quy định của pháp luật hay chưa là điều mà dư luận băn khoăn?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành và đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ vi phạm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành và đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ vi phạm

Ngày 29/5 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tổng Bí thư yêu cầu không bố trí cán bộ bị kỷ luật giữ chức vụ cao, quan trọng hơn

Tổng Bí thư yêu cầu không bố trí cán bộ bị kỷ luật giữ chức vụ cao, quan trọng hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu không phân công, bố trí cán bộ bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 giữ chức vụ cao, quan trọng hơn trong công tác nhân sự cấp ủy khóa mới.
1 tháng toàn tỉnh Đồng Nai xử lý gần 5,2 ngàn trường hợp vi phạm giao thông

1 tháng toàn tỉnh Đồng Nai xử lý gần 5,2 ngàn trường hợp vi phạm giao thông

Trong 1 tháng cao điểm, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã tổ chức kiểm soát hơn 16 ngàn phương tiện, qua đó phát hiện và lập biên bản gần 5,2 ngàn trường hợp vi phạm an toàn giao thông.
Mới nhất
Đọc nhiều
Từ 1/7, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ"

Từ 1/7, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ"

Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho người bị ảnh hưởng bởi sắp xếp bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho người bị ảnh hưởng bởi sắp xếp bộ máy

Chính phủ chỉ đạo kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
100% các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử có hoá đơn điện tử

100% các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử có hoá đơn điện tử

Theo đó, Bộ Công Thương đặt mục tiêu 70% người trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến và 100% các giao dịch trên nền tảng có hóa đơn điện tử.
Tin bài khác
Làm giả kết quả phân tích, quan trắc môi trường, 17 đối tượng bị khởi tố

Làm giả kết quả phân tích, quan trắc môi trường, 17 đối tượng bị khởi tố

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Bắt giữ 20 tấn nội tạng, thịt động vật bốc mùi, không rõ nguồn gốc

Bắt giữ 20 tấn nội tạng, thịt động vật bốc mùi, không rõ nguồn gốc

Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Thiếu tiền cá độ bóng đá, đem xe ô tô ông chủ đi cầm cố lấy 350 triệu đồng

Thiếu tiền cá độ bóng đá, đem xe ô tô ông chủ đi cầm cố lấy 350 triệu đồng

Được chủ xe giao quản lý xe ô tô để kinh doanh vận chuyển khách, do thiếu tiền cá độ bóng đá Chu Tuấn Hưởng đã mang xe đi cắm để lấy tiền nướng vào cá độ.
Kinh doanh phá sản, Giám đốc doanh nghiệp mua bán ma túy để kiếm lời

Kinh doanh phá sản, Giám đốc doanh nghiệp mua bán ma túy để kiếm lời

Là một Giám đốc doanh nghiệp tư nhân bị làm ăn thua lỗ, kinh doanh phá sản, Hoàng Thụy Điển mua ma túy về bán để kiếm lời thì bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ "nữ quái" lừa đảo chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng

Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ "nữ quái" lừa đảo chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng

Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ Phùng Thị Minh Hằng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bắt tạm giam giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt do vi phạm quy định về kế toán

Bắt tạm giam giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt do vi phạm quy định về kế toán

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Đây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt, Bùi Yên Khánh (kế toán công ty) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
An Giang: ​​​​​​​Khởi tố, bắt giam kẻ cướp giật điện thoại ngay trước cửa nhà xe ở thị trấn Mỹ Luông

An Giang: ​​​​​​​Khởi tố, bắt giam kẻ cướp giật điện thoại ngay trước cửa nhà xe ở thị trấn Mỹ Luông

Do muốn có thêm tiền tiêu xài và điện thoại để sử dụng, nên Lợi nảy sinh ý định cướp giật điện thoại di động của ông H., lợi dụng đêm tối và ông H. thiếu cảnh giác, Lợi đã ra tay giật điện thoại di động của ông H. rồi bỏ chạy vào trong đồng lẩn trốn.
Bắt tạm giam đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng

Bắt tạm giam đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng

Ngày 14/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt tạm giam đối với Phạm Công Lộc (SN 1984, trú phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), nghi phạm cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng.
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá do vi phạm quy định về quản lý đất đai

Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá do vi phạm quy định về quản lý đất đai

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định khởi tố đối với 04 bị can về Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Bắt đối tượng 14 năm trốn truy nã vì buôn bán phụ nữ qua biên giới

Bắt đối tượng 14 năm trốn truy nã vì buôn bán phụ nữ qua biên giới

Sau 14 năm lẩn trốn, đối tượng Hoàng Văn Duy đã bị Ban Chuyên án phối hợp với Công an Trung Quốc và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn bắt giữ tại khu vực biên giới xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (Cao Bằng).
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.