Điều làm cho dư luận sục sôi thêm chính là cách chỉ đạo của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trong văn bản thu hồi rằng...
Tin nên đọc
Bộ Văn hoá ban hành Bộ quy tắc về ứng xử văn minh khi đi du lịch
Bắc Kạn: Điều ta tra vụ thi thể cán bộ văn hóa nổi trên sông
Bộ Văn hóa Hàn Quốc xin lỗi vì danh sách đen 10.000 nghệ sĩ
Bộ trưởng Bộ văn hóa Hàn Quốc bị bắt vì vụ danh sách đen
Dư luận đang bày tỏ nhiều ý kiến trước việc Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái ký văn bản đề nghị xử lý ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến các phát biểu của ông Vinh tại một cuộc tọa đàm do Thứ trưởng Ái chủ trì. Trước những ý kiến của dư luận, ngày 4/6, Thứ trưởng Ái buộc phải thu hồi công văn trên.
Lý do thu hồi được Bộ này đưa ra là do công văn 2383 ngày 2/6 “có nội dung chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm”.
Hoan nghênh việc Bộ VH-TT&DL nhanh chóng thu hồi công văn trên. Song điều làm cho dư luận sục sôi thêm chính là cách chỉ đạo của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trong văn bản thu hồi rằng “Yêu cầu Tổng cục Du lịch làm rõ trách nhiệm quá trình tham mưu ban hành văn bản trên và báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 5/6”.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái không dũng cảm nhận trách nhiệm này và xin lỗi ông Huỳnh Tấn Vinh và nhân dân?
Bởi lẽ, cuộc tọa đàm hôm 30/5 tổ chức tại Đà Nẵng do đích thân Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái chủ trì nên ông hiểu toàn bộ diễn biến của vấn đề. Chính ông là người thay mặt Bộ đặt bút ký vào công văn đề nghị xử lý ông Vinh thế nhưng ông lại “Yêu cầu Tổng cục Du lịch làm rõ trách nhiệm quá trình tham mưu ban hành văn bản”.
Có thể thấy đây là một động thái thiếu tinh thần trách nhiệm, không dũng cảm của Thứ trưởng Ái, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, trong khi trách nhiệm chính này thuộc về ông Thứ trưởng.
Tổng cục Du lịch có soạn thảo văn bản thì cũng phải được lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo (trong trường hợp này, lãnh đạo Bộ là ông Ái đang được giao nhiệm vụ).
Rồi công văn trước lúc trình ký còn qua các cửa Văn phòng Bộ, Thư ký Thứ trưởng và được Thứ trưởng chỉnh sửa rồi cấp dưới mới hoàn thiện văn bản chính thức trình Thứ trưởng ký. Như vậy, trách nhiệm cuối cùng và cũng phải là người chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này phải là Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái.
Thiết nghĩ, làm lãnh đạo mà không dám nhận trách nhiệm, lại còn đùn đẩy cho cấp dưới thì thử hỏi sao cấp dưới họ nể phục, phụng sự, cống hiến được?
|
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái. Ảnh: Tổ quốc |
Còn nhớ, cuối năm 2015, trả lời chất vấn ĐBQH về trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL lúc bấy giờ là ông Hoàng Tuấn Anh thẳng thắn nhận trách nhiệm chưa từng có trong lịch sử. Ông nói: “Trách nhiệm là tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Biết làm thế nào được, thời gian không còn nữa, nhiệm kỳ sắp hết rồi”.
Nên hiểu một điều đơn giản như thế này, nội hàm của tọa đàm và hội thảo là lắng nghe được càng nhiều ý kiến đóng góp càng tốt, kể cả các ý kiến trái chiều, ý kiến gay gắt từ đó rút ra được điều gì là cốt lõi, chân chính nhất thì đi đến thống nhất chung.
Ở hội thảo, tọa đàm không có cái gọi là phát biểu kết luận. Ngoại trừ những phát ngôn xúc phạm hoặc đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc thì phải có phản ứng, chấn chỉnh, cắt ngang, thậm chí là xử lý theo quy định. Còn lại các ý kiến khác phải được trân trọng.
Ghi nhận, tiếp thu hay không là ở khía cạnh khác còn bày đặt xử lý vài giải trình là một sự lộng quyền và không đúng về quản lý Nhà nước.