Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Làm gì để phục hồi rừng?

Hình sự & tố tụng hình sự
20/03/2021 09:00
Đỗ Trang
aa
Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi trường rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Đáng nói, tăng chất lượng rừng sẽ làm tăng trữ lượng các bon, từ đó tạo ra nguồn tài chính mới trong ngành lâm nghiệp nhờ bán tín chỉ các bon.


Phục hồi rừng đòi hỏi phải tăng cả về chất lượng và số lượng.

Phục hồi rừng đòi hỏi phải tăng cả về chất lượng và số lượng.

Diện tích rừng bình quân thế giới gấp 7 lần Việt Nam

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), thế giới đang mất đi 10 triệu ha rừng mỗi năm, tương đương với diện tích của quốc đảo Iceland. Rừng lưu trữ một lượng lớn các bon thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, do vậy, khi đốt cháy hoặc chặt cây, lượng các bon thải vào khí quyển dưới dạng khí CO2 và khí nhà kính.

Việc khai thác và đốt rừng nhiệt đới, rừng trên đất than bùn chiếm khoảng 10% các chất khí nhà kính sinh ra từ hoạt động của con người. Rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong “cuộc chiến” chống lại biến đổi khí hậu, cho nên mục tiêu cấp bách toàn cầu là bảo vệ và phục hồi rừng.

Đến hết năm 2020, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thống kê tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu ha với độ che phủ rừng đạt 42%, so với bình quân thế giới chỉ đạt 31%.

Tuy nhiên, diện tích rừng bình quân của nước ta thấp hơn bình quân thế giới 7 lần và trữ lượng cũng thấp hơn bình quân của thế giới 7,5 lần. Nói đơn giản hơn, mặc dù tỷ lệ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, tỷ lệ cây xanh/người dân ở đô thị và nông thôn vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Nhân dịp Ngày Quốc tế về rừng năm nay (21/3/2021), Liên Hợp quốc kêu gọi toàn thế giới chung tay phục hồi lại những cánh rừng đã mất. Như vậy, trong giai đoạn tới, độ che phủ rừng Việt Nam cần được đảm bảo vẫn giữ nguyên hoặc tăng lên; trong khi đó chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh Đề án 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động, thách thức đặt ra cho ngành lâm nghiệp là phải có những giải pháp, sáng kiến đột phá để đạt được những mục tiêu nêu trên, đồng thời tăng cường nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Về mặt chính sách, trong điều kiện của một nước đang phát triển và nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã đề ra những Kế hoạch thích ứng quốc gia ưu tiên phục hồi, quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng; thông qua các giải pháp tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu rừng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác phát triển rừng trồng nhằm cải thiện sinh kế và cơ hội việc làm trong lâm nghiệp.

Đơn cử, Dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Nguồn tài chính mới từ bán tín chỉ các bon

Theo các chuyên gia, tăng chất lượng rừng sẽ làm tăng trữ lượng các bon, từ đó tạo ra nguồn tài chính mới trong ngành lâm nghiệp nhờ bán tín chỉ các bon. Việc tăng dày thảm thực vật rừng còn giúp đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam, nhằm thực thi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.

Trong Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật, Việt Nam cam kết vào năm 2030 giảm phát thải 83,9 triệu tấn CO2 bằng nỗ lực quốc gia và nếu có sự hợp tác hiệu quả của quốc tế, Việt Nam có thể giảm phát thải tới 250 triệu tấn CO2.

Sáng kiến giảm khí nhà kính do mất, suy thoái rừng; quản lý tài nguyên rừng bền vững; bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng tại nước đang phát triển (sáng kiến REDD+) là một trong những giải pháp quan trọng của Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam.

Qua hơn 10 năm chuẩn bị, đến nay, Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (gọi tắt là Quỹ FCPF) đã công nhận Việt Nam hoàn thành giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ và có thể tiến hành trao đổi tín chỉ các bon lâm nghiệp.

Năm 2020, Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới (WB) – cơ quan uỷ thác của Quỹ FCPF. Đáng chú ý, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới và là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ký thỏa thuận với Quỹ FCPF. Theo Thoả thuận này, người hưởng lợi là chủ rừng, công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, các cộng đồng được giao đất, giao rừng - những người trực tiếp làm tăng bể chứa CO2.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đang dự thảo kế hoạch chi tiết để thực hiện Thỏa thuận này, trong đó sẽ trình Chính phủ ban hành quy định về cơ chế tiếp nhận tiền, chi trả tiền thu được từ dịch vụ tín chỉ CO2, triển khai việc đo lường hấp thụ CO2 trên thực địa, tăng chất lượng rừng.

Đáng nói, Chương trình giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải giai đoạn 2018 - 2025 vùng Bắc Trung Bộ là Chương trình REDD+ đầu tiên của Việt Nam thực hiện theo cách tiếp cận chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải ở quy mô cấp vùng.

Việt Nam tự huy động các nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Chương trình với mục tiêu giảm phát thải khoảng 25 triệu tấn CO2. Trong đó Quỹ FCPF cam kết mua 10,3 triệu tấn CO2 với giá dự kiến 5 USD/tấn, tương đương 51,5 triệu USD. Phần còn lại, Việt Nam có quyền bán cho các đối tác khác.

Đây không chỉ là nguồn lực rất ý nghĩa các tỉnh Bắc Trung Bộ mà còn là tín hiệu tích cực đối với toàn ngành lâm nghiệp, ngành môi trường Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá việc bán tín chỉ các bon là nguồn tài chính mới hỗ trợ cho cộng đồng địa phương phối hợp với chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ nêu trên cũng là cơ chế thí điểm của Liên Hợp quốc về chi trả giảm phát thải khí nhà kính, làm cơ sở xây dựng thị trường tín chỉ CO2 trên toàn cầu.

Một trong những giải pháp quan trọng là đa dạng hoá các loại dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn tài chính cho bảo vệ, phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân để “bám đất, bám rừng”.

Nói về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cho biết, để cải thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp, kể cả hạ tầng cho chế biến, trồng rừng, hướng đến phát triển theo hướng hiện đại, bền vững thì động lực là tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng; phải giữ được rừng tự nhiên và làm giàu; với diện tích rừng trồng khi không còn dư địa tăng diện tích thì phải có giải pháp về giống, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng.

bài liên quan
Một số địa phương ở Bắc Kạn trồng rừng vượt 100% kế hoạch

Một số địa phương ở Bắc Kạn trồng rừng vượt 100% kế hoạch

Nhờ thời tiết thuận lợi nên đến hết tháng 6, chỉ tiêu trồng rừng tại Bắc Kạn đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.
TP HCM: Nguyên nhân nào khiến chậm trễ đấu giá gỗ thu hồi sau giải toả

TP HCM: Nguyên nhân nào khiến chậm trễ đấu giá gỗ thu hồi sau giải toả

Ít đơn vị tham gia thẩm định, chưa có quy định cụ thể… là nguyên nhân khiến gỗ được thu hồi từ công tác đốn đốn hạ, giải tỏa cây xanh chậm trễ thanh lý, đấu giá.
Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Yên Tử - Điểm đến du lịch tâm linh hội xuân 2016

Yên Tử - Điểm đến du lịch tâm linh hội xuân 2016

Yên Tử - một quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước sẽ khai xuân vào mùng 10 tháng giêng năm Bính Thân.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tố thêm tội danh

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tố thêm tội danh

Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị khởi tố thêm tội danh để điều tra liên quan sai phạm trong vụ án cây xanh ở Hà Nội.
Mới nhất
Đọc nhiều
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin bài khác
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Ba đối tượng thống nhất lập đường dây vận chuyển, mua bán ma túy từ Lào về Sơn La rồi chuyển vào Đắk Nông tiêu thụ.
Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự nêu, người được tha tù trước hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.