Công trình sửa chữa nâng cấp, mở rộng từ khuôn viên Nhà văn hóa bản Lướt thành Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử bản Lướt là công trình trọng điểm của tỉnh Lai Châu. Mặc dù, công trình mới xây dựng xong chưa được bao lâu, nhưng hiện nay một số hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, dấu hiệu thi công kém chất lượng.
Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử Bản Lướt được xây dựng tại xã Mường Kim (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) là công trình được sửa chữa nâng cấp, mở rộng từ khuôn viên Nhà văn hóa bản Lướt thành Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử bản Lướt, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Than Uyên làm chủ đầu tư.
Được biết, đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh (công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu), do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Minh (có địa chỉ tại thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên) thi công.
Công trình có tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng, gồm các hạng mục như: Cải tạo, nâng cấp nhà sàn; xây mới hệ thống cổng, tường rào bao quanh khuôn viên, lát gạch toàn bộ diện tích sân; mở mới một phần đường đi phía trước khuôn viên nhà truyền thống và nâng cấp đường lên khu di tích với quy mô đường bê tông rộng 5m; xây dựng mới công trình vệ sinh đảm bảo mỹ quan khuôn viên…
Tuy nhiên, công trình mới xây dựng xong chưa được bao lâu, nhưng hiện nay một số hạng mục đã bị hư hỏng.
Đặc biệt là hạng mục kè và đường bê tông phía trước khuôn viên khu di tích đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt, sụt lún, nứt gãy nghiêm trọng... Đáng chú ý, mái kè trước khuôn viên dù đã được xây dựng kiên cố nhưng do bị nứt vỡ quá nhiều nên đơn vị thi công đã đào lật tung lên để trơ ra phần đất bên trong.
Qua ghi nhận cho thấy, đoạn đường bê tông rộng 5m dẫn lên khu di tích cũng đã xuất hiện các vết nứt, nhất là tại đoạn đường phía trước khuôn viên có nhiều vết nứt gãy khá lớn.
Không chỉ đường bê thông bị xuống cấp mà hạng mục tường bao quanh khuôn viên và kè xây bao quanh áo cá cũng xuất hiện khá nhiều vết rạn nứt, dấu hiệu thi công kém chất lượng.
Thước thực trạng công trình trọng điểm của tỉnh mới xây dựng xong chưa được bao lâu đã hư hỏng, nhiều người dân rất tỏ ra bức xúc, bởi công trình được đầu tư gần chục tỷ đồng, một số tiền không hề nhỏ.
Để làm rõ, phóng viên có cuộc trao đổi với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Than Uyên, đại diện Ban xác nhận việc một số hạng mục công trình bị hư hỏng là có.
Lý giải về vấn đề này, đại diện Ban cho hay: Sự cố mang tính khách quan, nguyên nhân là do ảnh hưởng của đợt mưa lũ tháng 8/2023 và nền đất yếu. Theo vị này cho hay, công trình đã xây dựng xong nhưng một số hạng mục đang được hoàn thiện nốt.
Vấn đề đặt ra là, theo quy trình xây dựng, mỗi một công trình đều phải có các đơn vị tư vấn, giám sát. Và trước đó, phải có thăm dò, khảo sát đánh giá địa chất để có phương án thi công đảm bảo chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử Bản Lướt là đặc biệt cần thiết vì nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với huyện Than Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung, nhưng phải đặc biệt chú trọng tới chất lượng, mục tiêu đạt hiệu quả. Bởi đây là công trình có ý nghĩa chính trị, giáo dục lịch sử của mọi tầng lớp nhân dân...
Đồng thời là địa chỉ đỏ, điểm đến tham quan của du khách trong và ngoài tỉnh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thế nhưng, với những bất cập tồn tại như trên, hoàn toàn có quyền đặt dấu hỏi về cách quản lý đầu tư xây dựng công trình công ích tại địa phương này.
Một công trình sử dụng ngân sách nhà nước nhanh xuống cấp, nhanh hư hỏng như vậy liệu có hay không nhà thầu thi công kém chất lượng?
Đặc biệt ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Than Uyên, nguồn ngân sách của địa phương không dồi dào, lẽ ra cần khảo sát, tính toán phương án thi công đảm bảo chất lượng lâu dài, tránh gây ra lãng phí ngân sách nhà nước.
Đề nghị UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc làm rõ quá trình tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và quá trình thi công của dự án nói trên, nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Một tuyến đường đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu dù đang có dấu hiệu thi công sai thiết kế, kém chất lượng, xuống cấp… nhưng vẫn được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng.
Trong một thời gian ngắn, các nhóm đối tượng thực hiện hành vi mua bán chất ma túy bị lực lượng chức năng Công an địa phương thuộc tỉnh Lai Châu tiến hành bắt giữ.
Lực lượng chức năng công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện bắt quả tang đối tượng Giàng Thị Cở, sinh năm 1976, trú tại bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Cho rằng bị mẹ “người tình” ngăn cấm không cho lấy mình, giữa Hồ và gia đình chị L. thường xảy ra mâu thuẫn. Khi đến nhà, bị mẹ “người tình” mắng chửi, Hồ đã chạy ra đường giật dao của người đi nương, sau đó chạy vào giết chết cả hai mẹ con rồi chốt cửa đâm nhiều nhát vào cơ thể để tự sát.
Ngày 20/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh tạm giam đối với Tẩn A Dao, SN 1987, trú tại xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ về tội Gây rối trật tự công cộng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.