Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Kỳ 2 - Bạc Liêu: Bức xúc vụ tranh chấp đất, dân đề nghị giám đốc thẩm vì bản án nhiều sai sót

Nhà nước và Pháp luật
15/11/2017 16:26
Kiến Dân
aa
Theo Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Hồng Dân, Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu có nhiều điểm sai sót dẫn đến không thể thi hành án. Quá trình điều tra, xác minh, phóng viên phát hiện nhiều chứng cứ mới.


Phòng TN-MT khẳng định nguồn gốc đất của ông Ba

Cụ thể, Báo cáo số 58/BC-PTNMT ngày 05/9/2016 của Phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) huyện Hồng Dân, báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu của ông Nguyễn Văn Que đòi lại phần đất trước đây gia đình ông cho Nhà nước mượn làm trường học cho biết, nguồn gốc đất tranh chấp với ông Phạm Văn Ba là do bà Phan Thị Kiển tự khai phá trước năm 1975.

Đến khoảng năm 1976 - 1977, bà Kiển mất, để lại phần đất cho bà Nguyễn Thị Thử (con bà Kiển) quản lý sử dụng. Sau đó, bà Thử bán lại phần đất trên cho ông Lưu Sung sử dụng, được khoảng 03 năm thì ông chuyển đi nơi khác và trả lại đất cho bà Thử.

“Bà Nguyễn Thị Thử tiếp tục bán phần đất cho ông Phạm Văn Ba (việc sang bán không có giấy tờ nhưng có bà Nguyễn Thị Đạt biết vì bà Đạt là người đã hỏi mượn lúa cho ông Phạm Văn Ba mua đất).

Ông Ba quản lý sử dụng đến năm 1981-1982 thì Chính quyền địa phương có đến nhà ông Phạm Văn Ba vận động ông cho mượn phần đất để làm trường học (lúc mượn đất không có giấy tờ nhưng có ông Nguyễn Văn Đại và ông Nguyễn Văn Đủ xác nhận là có thật) sử dụng đến năm 2010 thì đổi thành trụ sở ấp Ninh Chài và đến nay là Nhà văn hóa ấp Ninh Chài, xã Ninh Quới A” - báo cáo của Phòng TN-MT huyện Hồng Dân nêu.

Báo cáo của Phòng TN-MT huyện cho biết, đất của ông Ba.
Báo cáo của Phòng TN-MT huyện cho biết, đất của ông Ba.

Cụ thể hơn, Báo cáo của phòng TN - MT cũng cho biết, ngoài phần đất ông Ba cho chính quyền địa phương mượn làm trường học, còn phần sau trường và phần từ lộ đến giáp kênh xáng thì ông Ba vẫn quản lý sử dụng.

“Khi Nhà nước có chủ trương làm lộ đất đỏ thì ông Phạm Văn Ba trực tiếp làm, khi chuyển từ lộ đất đỏ sang lộ bê tông ngang 2m ông Ba tự mua cát đá xi măng để làm” - báo cáo của Phòng TN-MT huyện Hồng Dân nêu.

Về yêu cầu của ông Que, Báo cáo của Phòng TN-MT huyện Hồng Dân cho rằng, ông không cung cấp được chứng cứ chứng minh quá trình quản lý sử dụng đất.

Từ kết quả kiểm tra xác minh và chứng cứ đương sự cung cấp, Phòng TN-MT kết luận “việc ông Nguyễn Văn Que yêu cầu trả lại đất là không có cơ sở”.

Báo cáo trên của Phòng TN-MT cùng Báo cáo của Thanh tra huyện Hồng Dân (như đã đề cập trong bài viết trước) đều khẳng định năm 1978, ông Ba sang nhượng đất của bà Thử là sự thật; việc ông Ba cho chính quyền địa phương mượn đất cất trường học cũng là sự thật.

Vậy, phần đất ông Que khai cũng cho chính quyền địa phương mượn cất trường ở đâu?

Tòa phúc thẩm đã nhầm lẫn?

Theo hồ sơ phóng viên có được và từ những xác nhận của một số nhân chứng sống tại địa phương, trong đó có ông Nguyễn Văn Đủ (nguyên cán bộ ấp), bà Nguyễn Thị Sắt (cháu bà Thử), ông Lưu Sung (người từng sang đất của bà Thử), ông Nguyễn Thanh Giang (giáo viên tại xã Ninh Quới A) đều cho biết, phần đất bà Thử (mẹ ông Que) cho chính quyền mượn cất trường năm 1976 (tên trường Cây Me) hiện nay do ông Nguyễn Văn Hoại (em ruột ông Que quản lý). Phần đất này nằm giáp kênh xáng và giáp ranh phần đất tranh chấp.

Ông Nguyễn Văn Đủ nguyên cán bộ ấp và nhân chứng vụ việc khẳng định, đất ông Ba cho mượn làm trường, sau đó là Nhà văn hóa ấp Ninh Chài hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đủ nguyên cán bộ ấp và nhân chứng vụ việc khẳng định, đất ông Ba cho mượn làm trường, sau đó là Nhà văn hóa ấp Ninh Chài hiện nay.

Những nhân chứng trên khẳng định, trường Cây Me làm bằng cây lá, hoạt động mấy năm thì xuống cấp nên dời lên trên lộ. Lúc này, chính quyền địa phương đến gặp ông Ba hỏi mượn đất cất trường tiểu học, nay là Nhà văn hóa ấp Ninh Chài (như Báo cáo của Phòng TN-MT huyện Hồng Dân đã nêu).

Dư luận đặt nghi vấn, phải chăng Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bạc Liêu đã có sự nhầm lẫn hoặc ngộ nhận khi xác định phần đất nhà nước mượn của ông Que cất trường học trước đây là phần đất do ông Hoại quản lý hiện nay? Và phần đất này đã được các nhân chứng khẳng định không phải phần đất giáp kênh xáng mà hiện nay ông Ba và Ông Que đang tranh chấp.

Bản án nhiều sai sót, đề nghị giám đốc thẩm

Như Pháp luật Plus đã thông tin, Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu đã khiến dư luận tại địa phương “dậy sóng”. Đặc biệt, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hồng Dân cũng chỉ ra bản án phúc thẩm có nhiều sai sót.

Cụ thể, Công văn số 10/ĐN-CCTHADS ngày 27/4/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hồng Dân gửi Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu đề nghị giải thích bản án phúc thẩm số 15/2015/DSPT ngày 19/01/2015 của TAND tỉnh Bạc Liêu.

Văn bản trên nêu rõ: “Quá trình tổ chức thi hành án: Người phải thi hành án kiên quyết không thi hành án, cho rằng bản án xử oan, sai. Người dân giáp ranh đất không đồng tình với bản án và yêu cầu cơ quan Thi hành án kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại…”.

Đơn kiến nghị tập thể dân.
Đơn kiến nghị tập thể dân.
Đơn kiến nghị tập thể của dân về việc giám đốc thẩm bản án phúc thẩm.
Đơn kiến nghị tập thể của dân về việc giám đốc thẩm bản án phúc thẩm.

Về những sai sót, văn bản của Chi cục Thi hành án Dân sự chỉ ra: Có sự chênh lệch về số liệu (diện tích đất tuyên ông Ba phải trả cho ông Que 34,5m2, trong khi qua đo đạc thực tế 80,7m2); Đất tranh chấp tại xã Ninh Quới A nhưng bản án ghi xã Ninh Quới; Phần lời khai của một số nhân chứng do ông Que cung cấp và được Tòa phúc thẩm xem xét, qua đối chiếu với biên bản xác minh của tòa án cấp sơ thẩm thì những nhân chứng trên đều thừa nhận bản tự khai ban đầu cung cấp không chính xác.

Phần xét thấy của bản án phúc thẩm có ghi “nhưng theo biên bản đo đạc, thẩm định tại chỗ lập ngày 18/6/2013 (BL 60), ngày 09/8/2013 (BL 72) thể hiện phần đất tranh chấp không có cây trồng hay vật kiến trúc của ông Ba”, tuy nhiên qua đối chiếu hai biên bản trên thì thể hiện hiện trạng trên đất tranh chấp có một số cây tạp không định giá, ngoài ra khi khảo sát thực tế ngày 07/7/2016 thì phần đất tranh chấp còn có 04 cây trâm bầu và dưới mé sông có khoảng 40m2 lá dừa nước; Bản án tuyên “buộc ông Phạm Văn Ba và bà Lê Thị Hà cùng có trách nhiệm giao trả đất cho ông Nguyễn Văn Que…”, trong khi đó bà Lê Thị Hà là vợ của ông Que. (?!)

Với những sai sót của bản án phúc thẩm, cùng nhiều ý kiến kiến nghị của người dân liên quan đến vụ việc, dư luận cho rằng đề nghị xem xét giám đốc thẩm lại bản án trên để đảm bảo quyền lợi người dân và sự công bằng của pháp luật là có căn cứ.

Không thể thi hành án, cần xem xét lại bản án

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thiện, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hồng Dân cho biết: Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu đến nay không thể thi hành án được và đang xem xét kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại bản án vì có rất nhiều sai sót.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

bài liên quan
Tranh chấp đất tại huyện Bình Chánh: Chờ một phán quyết công tâm, khách quan từ TAND cấp cao tại TPHCM

Tranh chấp đất tại huyện Bình Chánh: Chờ một phán quyết công tâm, khách quan từ TAND cấp cao tại TPHCM

Vì có việc riêng phải đi xa, nên nhờ người trông đất và hai bên đã có cam kết. Nhưng khi trở về mới phát hiện diện tích đất của mình đã bị sang tên người khác.
Canh bạc tình yêu tập 35: Vân Trang “hốt hoảng” vì bị nhốt trong căn nhà ma ám

Canh bạc tình yêu tập 35: Vân Trang “hốt hoảng” vì bị nhốt trong căn nhà ma ám

Thanh Vân bàng hoàng, sợ hãi đến mức bật khóc khi cô đã bị nhốt lại ở nơi tối tăm.
Bắc Ninh: Cần làm rõ dấu hiệu hành vi ngụy tạo biên bản, giả mạo chữ ký

Bắc Ninh: Cần làm rõ dấu hiệu hành vi ngụy tạo biên bản, giả mạo chữ ký

Đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu dấu hiệu hành vi ngụy tạo biên bản, giả mạo chữ ký tại biên bản 08/7/2013.
Trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ cố ý gây thương tích ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai!

Trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ cố ý gây thương tích ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai!

Mới đây, TAND huyện Quốc Oai xét xử vụ án cố ý gây thương tích đã quyết định trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ cố ý gây thương tích ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai!

Trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ cố ý gây thương tích ở KCN Thạch Thất - Quốc Oai!

Mới đây, TAND huyện Quốc Oai xét xử vụ án cố ý gây thương tích đã quyết định trả hồ sơ điều tra lại vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Từ một vụ tranh chấp đất mồ mả ở Hưng Yên: Bài học trong quản lý đất nghĩa trang

Từ một vụ tranh chấp đất mồ mả ở Hưng Yên: Bài học trong quản lý đất nghĩa trang

Báo PLVN nhận được đơn kêu cứu của bà Hoàng Thị Cường (thôn An Khải, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) về việc mộ phần của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Ảnh đang xây dựng thì bị đập phá khuôn viên, tường bao. Bà cũng đã báo cáo chính quyền, nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và đã hơn 2 năm kể từ khi xây dựng, ngôi mộ vẫn chưa được xây xong.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.