Võ Tắc Thiên nổi tiếng là người hà khắc chuyên quyền. Vậy ai trong triều đại nhà Võ Chu dám lên tiếng khuyên can bà chuyện phòng the đầy tế nhị này mà không sợ bị trách phạt?
Địch Nhân Kiệt (630-15/8/700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là trọng thần vào thời Đường Cao Tông Lí Trị và Thiên Hậu Võ Tắc Thiên. Ông chính là người duy nhất trong triều dám khuyên can nữ hoàng đế từ bỏ nam sắc.
Vào thời Võ Tắc Thiên tại vị, Địch Nhân Kiệt từng nhậm chức Tể Tướng, rất được nữ hoàng đế coi trọng.
Thú vui của nữ hoàng Võ Tắc Thiên
Năm Thánh Lịch nguyên niên (tức năm 698 sau Công nguyên), Võ Tắc Thiên cho xây dựng Khống Hạc Giám, trên danh nghĩa, đây là nơi chiêu mộ văn nhân thi sĩ, để giúp vua nghiên cứu đàm luận thi từ ca phú, nhưng trên thực tế đây lại là "hậu cung" dành cho Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông cùng các nam sủng khác của bà.
Năm Thánh Lịch thứ hai, Võ Tắc Thiên sắc phong Trương Dịch Chi làm Giám quan Khống Hạc Giám, bên dưới có Thừa Bộ, Chủ Bộ cùng các chức quan khác.
Bên trong Khống Hạc Giám, nếu không phải cảnh ăn chơi trác táng thì cũng là cảnh nhạo báng quan lại, nói lời thô tục, cờ bạc, rượu chè sa đọa.
Năm Cửu Thị nguyên niên (tức năm 700), Khống Hạc Giám đổi tên thành Phong Thần Phủ, Trương Dịch Chi trở thành Phong Thần lệnh, bởi vì dâm loạn.
Người duy nhất đứng lên can gián nữ hoàng
Trước tình hình đó, Địch Nhân Kiệt đã dâng tấu khuyên can Võ Tắc Thiên: "Huynh đệ Trương Thị cậy được hầu hạ Bệ hạ, làm loạn triều cương, làm ô nhục thanh danh của Bệ hạ, Bệ hạ tâm tại bốn phương, chí tại thiên thu, nhưng vì sủng hạnh nhầm hạng tiểu nhân nịnh thần mà bị bêu danh, thật sự đáng tiếc!"
Sau khi đọc tấu chương của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên cuối cùng cũng bãi bỏ Phong Thần Phủ. Tuy nhiên, anh em họ Trương vẫn được giữ lại hầu hạ bên cạnh bà.
Địch Nhân Kiệt sau khi biết được, thẳng thắn can gián: "Thần thỉnh cầu Bệ hạ bãi bỏ Khống Hạc Giám không phải là muốn cầu hư danh, mà là muốn thấy kết quả thực sự. Bệ hạ tuy rằng đã dỡ bỏ Khống Hạc Giám nhưng lại vẫn giữ lại anh em họ Trương chẳng khác gì trước đây."
Địch Nhân Kiệt nhiều lần dùng lời nói hành động bày tỏ thái độ khinh thường, miệt thị nam sủng của nữ hoàng.
Trong "Tập Dị ký" có ghi chép lại rằng: "Tắc Thiên thời, Nam Hải quận hiến tập thúy cầu. Mỹ lệ dị thường..." (Dịch nghĩa: "Thời Võ Tắc Thiên, quận Nam Hải dâng lên bộ áo lông xanh. Đẹp đẽ vô cùng....")
Thời gian Võ Tắc Thiên tại vị, quận Nam Hải tiến cống một bộ áo choàng lông xanh gọi là "Thúy Cầu", bên trên trang trí nhiều lông thú cùng lông vũ quý hiếm, vô cùng xa hoa, tinh xảo.
Võ Tắc Thiên liền đem áo lông ban thưởng cho Trương Xương Tông, lệnh cho hắn khoác lên cho vua xem, cùng vua chơi trò "song kích"- một loại trò chơi cá cược ngày xưa.
Hình ảnh nhân vật Địch Nhân Kiệt trên phim.
Lúc đúng lúc ấy Địch Nhân Kiệt có việc cần tấu, Võ Tắc Thiên liền lệnh cho Địch Nhân Kiệt chơi cùng Trương Xương Tông, Địch Nhân Kiệt khấu bái vua xong thì ngồi xuống.
Nữ hoàng đế hứng thú hỏi: "Khanh gia cược gì thế?"
Địch Nhân Kiệt đáp: "Chúng thần cược ba ván thắng hai, lấy áo choàng lông trên người Trương Xương Tông để cược."
Võ Tắc Thiên nói: "Thế khanh lấy vật gì đổi?"
Địch Nhân Kiệt chỉ vào quan phục màu tím của mình đáp: "Thần cược vật này."
Võ Tắc Thiên cười to nói: "Ái khanh chắc là không biết. Áo choàng lông này đáng giá nghìn lượng hoàng kim, quan phục của khanh gia nào có thể sánh với nó!"
Địch Nhân Kiệt bèn đứng dậy tâu: "Quan phục của thần là đồ để gặp Thiên tử, mà áo lông của Trương Xương Tông là đồ có được nhờ sự sủng ái, đem so sánh với quan phục của thần, thần thấy không phục!"
Võ Tắc Thiên đã đem áo tặng đi, nên không còn cách nào khác, đành để hai người bắt đầu đánh cược.
Trương Xương Tông nghe những lời Địch Nhân Kiệt nói thì xấu hổ không thôi, tâm trạng trở nên cực kỳ chán nản, ủ rũ, cược liền mấy ván đều thua.
Địch Nhân Kiệt không hề khách khí, ngay trước mắt vua thúc giục Trương Xương Tông cởi áo xuống rồi khấu: "Thần xin cáo lui".
Bước ra khỏi Quang Phạm môn, bèn tiện tay đem áo lông đưa cho gia nô, lệnh hắn mặc lên, sau đó giục ngựa ra khỏi Hoàng cung.
Tuy rằng Địch Nhân Kiệt nhiều lần khuyên nữ hoàng từ bỏ sắc dục, nhưng phải đến khi Võ Hậu băng hà, Đường Trung Tông lên ngôi, anh em Trương Thị cùng các nam sủng khác mới hoàn toàn bị xóa bỏ.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.