Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 17 °C
Đà Nẵng 22 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 17°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 22°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Hướng đi nào cho du lịch Việt sau dịch?

Văn hóa
26/06/2021 10:00
Đỗ Trang
aa
“Dù đi du lịch nhưng vẫn ưu tiên dành thời gian cho gia đình”, “du lịch có trách nhiệm, kết nối với thiên nhiên xanh” đang trở thành nhu cầu và xu hướng của số đông du khách sau dịch.


Dành thời gian hơn cho gia đình, kết nối thiên nhiên là những xu hướng du lịch sau dịch. (Ảnh minh họa)

Dành thời gian hơn cho gia đình, kết nối thiên nhiên là những xu hướng du lịch sau dịch. (Ảnh minh họa)

Đó là kết quả từ cuộc khảo sát toàn cầu trên nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com với hơn 28.000 du khách tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuất hiện những giá trị mới

Theo kết quả khảo sát, hơn 1.000 du khách Việt Nam là người trưởng thành tham gia nghiên cứu cho biết có dự định đi du lịch trong 12 tháng tới. Có tới 57% số người được hỏi trả lời họ ưu tiên dành thời gian cho gia đình, 43% du khách Việt chọn kỳ nghỉ. Thú vị hơn nữa, khảo sát còn cho biết khoảng 60% du khách ưu tiên một chuyến đi, nghỉ dưỡng xanh, thay vì có cơ hội mua xe ô tô mới, thăng tiến hay nghĩ tới chuyện “tìm kiếm nửa còn lại của mình”.

Mặt khác, theo khảo sát này, phần lớn du khách tại Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đan Mạch… cũng ưu tiên đi du lịch, hơn hẳn so với những nhu cầu khác, đặc biệt là những chuyến nghỉ dưỡng xanh, về nguồn.

Lời giải thích thỏa đáng cho xu hướng này là con người có xu hướng tìm về sự cân bằng trong cuộc sống hiện tại. Sự cân bằng đó đến từ những gì nguyên bản và cốt lõi nhất, như gia đình, nguồn cội, thiên nhiên nguyên sơ và sự tối giản. Trong khảo sát trên, có tới 37% du khách Việt đã chọn “mùi hương đặc trưng của kỳ nghỉ”, hay những trải nghiệm du lịch bằng mọi giác quan ở một vùng đất mới, là điều họ mong muốn trong chuyến đi sau dịch.

Công ty Tư vấn du lịch quốc tế Tour Writer (trụ sở tại New Zealand) cho biết, dù chưa chắc khi nào thế giới có thể tự do đi du lịch một lần nữa, nhưng khi thời điểm ấy đến sẽ có rất nhiều du khách trên toàn thế giới sẵn sàng lên đường để được đoàn tụ với gia đình và bạn bè. Xu hướng mới nổi sau dịch bệnh sẽ bao gồm cả du lịch “về nhà” sau nhiều năm các gia đình bị phân tán bởi các lệnh cấm, giãn cách toàn xã hội, hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới…

Chuyên trang du lịch của tờ Euro News có trụ sở tại Pháp cũng khẳng định, trong năm 2021 du khách sẽ dành nhiều thời gian hơn ở những vùng hoang dã như “một liều thuốc giải độc” cho cuộc sống đô thị hiện đại. Mọi người phải suy nghĩ cẩn thận hơn về cách họ đi du lịch, điều họ muốn tìm kiếm và tác động của họ đến với môi trường. Do vậy, những loại hình như “du lịch sinh thái” và “du lịch chăm sóc sức khỏe” sẽ ngày càng phổ biến. Điều quan trọng nhất du khách muốn tìm kiếm được từ chuyến đi của họ chính là sự “bình yên” sau những năm tháng quá “mỏi mệt” với bệnh dịch.

Du lịch Việt có cơ hội “chuyển mình”

Dù trong bối cảnh dịch bệnh, ngành du lịch Việt Nam vẫn ghi được dấu ấn của mình với bạn bè quốc tế. Công trình Cầu Vàng, thuộc Sun World Ba Na Hills của Sun Group, đã dẫn đầu danh sách Kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của tờ báo Daily Mail (Anh). Tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet cũng bình chọn Việt Nam là điểm đến ẩm thực hàng đầu cho các du khách độc hành. Trước đó, hàng năm Việt Nam cũng nhiều lần “ẵm” các giải thưởng danh giá từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Một số tờ báo, tạp chí quốc tế khác còn bình chọn Việt Nam là “quốc gia đáng sống”, “điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu châu Á”,…

Mới đây, cuộc khảo sát do Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) phối hợp với Công ty Valise thực hiện vào hai tháng đầu năm 2021, với sự tham gia của hơn 130 phụ nữ sống tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) còn cho thấy một “điểm sáng” khác. Nhiều nữ du khách Nhật Bản (trong khoảng từ 20-39 tuổi) ưa thích đến Việt Nam nhất trong nhóm các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Trong cuộc họp báo trực tuyến công bố kết quả mới đây, bà Yui Hiramatsu, Trưởng phòng Giải pháp Marketing của Công ty Valise đã nhấn mạnh những yếu tố khiến phụ nữ Nhật Bản thích du lịch Việt Nam là đồ ăn ngon, tiếp theo là những thành phố, thị trấn và những điểm du lịch hấp dẫn, nhiều khách sạn đẹp và chi phí rẻ.

Cụ thể hơn, nhiều nữ du khách Nhật Bản đã đề cập tới ấn tượng của họ đối với văn hoá cà phê ở Hà Nội, thậm chí có tiềm năng phát triển giống như tại thành phố Melbourne (Australia). Dù vậy, người tham gia khảo sát cũng bày tỏ tiếc nuối vì họ chưa được nghe về nhiều lễ hội hay sự kiện đặc biệt nào ở Việt Nam. Khảo sát cũng chỉ ra, sau khi dịch COVID-19 đi qua, có ba vấn đề các nữ du khách Nhật Bản quan tâm nhất: sự sạch sẽ, bảo hiểm cùng các lợi ích khác và hệ thống y tế ở điểm đến.

Mặc dù không biết tương lai của ngành du lịch Việt Nam và trên thế giới sẽ diễn biến như thế nào nhưng các chuyên gia đều khẳng định, chúng ta sẽ không thể đi du lịch tự do như trước đây, ít nhất trong vài năm tới. Điều rõ ràng nhất có thể khẳng định ở thời điểm này là ngành du lịch đã xuất hiện nhiều “lát cắt” mới trước đây chưa hề có hoặc bị “lu mờ” bởi những xu hướng khác. Nếu trước COVID-19 , việc khám phá một thành phố đông đúc và nhộn nhịp sẽ rất thú vị với nhiều du khách, nhưng giờ đây khung cảnh ấy có thể là “cơn ác mộng” gợi lên nỗi lo lắng cho chính họ và những người khác.

Nhiều du khách Việt còn mong muốn những trải nghiệm rất giản đơn khác như: Lần đầu ăn các món ăn mới (24%), cháy nắng (20%), cảm giác cát bỏng rẫy dưới đôi chân trần trên cát (20%), thưởng thức các bữa ăn máy bay và thức dậy giữa đêm khuya để bắt chuyến bay sớm tiếp theo (19%), cố gắng vượt qua rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp với người dân địa phương (24%)…

bài liên quan
Hà Giang hướng đến phát triển du lịch xanh

Hà Giang hướng đến phát triển du lịch xanh

Diễn đàn Du lịch xanh Hà Giang đã thảo luận về chính sách quản lý, đẩy mạnh thực hành du lịch xanh và bền vững tại các điểm du lịch cộng đồng.
Du lịch xanh nâng tầm thương hiệu quốc gia

Du lịch xanh nâng tầm thương hiệu quốc gia

Ngành du lịch Việt Nam có lợi thế từ các giá trị lịch sử, văn hóa, sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó du lịch xanh là xu hướng tất yếu. Du lịch xanh đề cao ý thức con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học.
Hướng đi nào cho du lịch Việt sau dịch?

Hướng đi nào cho du lịch Việt sau dịch?

“Dù đi du lịch nhưng vẫn ưu tiên dành thời gian cho gia đình”, “du lịch có trách nhiệm, kết nối với thiên nhiên xanh” đang trở thành nhu cầu và xu hướng của số đông du khách sau dịch.
Du lịch xanh - nhộn nhịp du khách đầu năm

Du lịch xanh - nhộn nhịp du khách đầu năm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 trong gần 2 năm qua, nhưng theo đánh giá của nhiều tổ chức du lịch uy tín, Du lịch Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới. Với chương trình “Du lịch bình thường mới”, nhiều hãng lữ hành đang nhộn nhịp đón du khách nhân dịp năm mới - Năm du lịch xanh.
Kịch bản nào cho du lịch "Tây  Ninh xanh" phát triển

Kịch bản nào cho du lịch "Tây Ninh xanh" phát triển

Du lịch - một trong những mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh đang rất cần một kịch bản để phát triển “Tây Ninh xanh”, để hướng đến sự phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Mười ba mã hàng hóa sẽ có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20% kể từ ngày 1/01/2025.
Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Chiều 26/12, UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) tổ chức Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp huyện Đông Hải lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tổ chức phục vụ Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.