Một chuyên gia quân sự Nga kể lại rằng Liên Xô đã cung cấp nhiều viện trợ cho chính quyền XHCN của Angola trong thời kỳ nội chiến ở nước này thập niên 1970. “Trong một cuộc khủng hoảng nọ ở Angola, chúng tôi thường phải vận chuyển vũ khí tới đó thông qua máy bay và tàu thủy, có tới hàng tấn hàng...”.
Theo Sergei Kolomnin - cựu phiên dịch viên quân sự phục vụ ở Angola từ năm 1975-1991, đã có 105 vị tướng và đô đốc cùng 7.211 sĩ quân Liên Xô hiện diện ở quốc gia châu Phi này với tư cách cố vấn quân sự.
Angola không phải là nước duy nhất ở châu Phi mà Liên Xô săn đón. Từ thập niên 1960 đến cuối thập niên 1980, Moscow đã gửi sĩ quan, kỹ sư, và chuyên gia kỹ thuật tới giúp châu Phi xây mới hoặc xây lại cơ sở hạ tầng, đón sinh viên châu Phi sang học tại các trường đại học của Liên Xô, và chi hàng tỷ USD dưới dạng viện trợ tài chính trực tiếp.
Liên Xô không nhận lại được nhiều về mặt tài chính. Tổng thống Nga Putin lưu ý vào tháng 10/2019 rằng Nga (kế thừa Liên Xô) đã xóa khoản nợ 20 tỷ USD mà châu Phi nợ Liên Xô.
Thuở ban đầu
Sử gia Irina Filatova cho hay Liên Xô bắt đầu quan tâm tới châu Phi từ khi có Quốc tế Cộng sản (do Liên Xô đứng đầu), hoạt động giai đoạn 1919-1943. “Tổ chức này quan tâm đến phong trào cộng sản ở Nam Phi và muốn tạo ra một quốc gia bộ lạc độc lập ở đó”.
Tuy nhiên cho đến trước các năm 1958-1960, Liên Xô vẫn chưa chú ý nhiều lắm tới châu Phi và các vấn đề của lục địa này. Một số sinh viên châu Phi theo học ở Moscow, và Liên Xô có gửi một lượng tiền nhất định cho các đảng cộng sản ở châu Phi nhưng tất cả những thứ này đều khiêm tốn, chỉ như muối bỏ bể. Filatova giải thích, “họ thậm chí còn không hiểu lắm về châu Phi”.
Bước ngoặt
Mọi thứ thay đổi vào thập niên 1940-1950 khi các nước thực dân châu Âu (chủ yếu là Anh và Pháp) bắt đầu đánh mất quyền kiểm soát đối với các cựu thuộc địa của mình. Với việc các quốc gia mới xuất hiện trên bản đồ và phong trào cánh tả gia tăng trên khắp thế giới, Liên Xô nỗ lực hết mình để “nhuộm đỏ” châu Phi.
Liên Xô bắt đầu trước tiên với các nước Arab ở phía bắc châu Phi. Chẳng hạn Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser là một trong những người bạn thân nhất của Liên Xô và được Moscow hậu thuẫn trong các cuộc xung đột với Israel. Ai Cập là nước châu Phi đầu tiên mà Liên Xô ký hiệp định thương mại, sau đó là Tunisia (1957), Marốc (1958), Ghana, Ethiopia và Guinea (đều năm 1959).
Sau này Liên Xô thể hiện sự quan tâm đến cả vùng cận Sahara của châu Phi. Lãnh đạo Liên Xô giai đoạn 1953-1964 Nikita Khrushchev đã phát biểu trên diễn đàn Liên Hợp Quốc kêu gọi độc lập cho châu Phi thuộc địa và hoan nghênh tiến trình phi thực dân hóa. Thông tấn xã TASS của Nga cho biết, Liên Xô thiết lập quan hệ đặc biệt gần gũi với các nước theo mô hình phát triển XHCN như Guinea, Ghana, Cộng hòa Congo, Mali, Ethiopia, Angola, Mozambique, và Benin.
Vấn đề tài chính
Alexey Salnikov, một sĩ quan cấp cao của KGB, nhớ lại phát biểu sau của lãnh đạo Khrushchev: “Chúng ta đang cơ bản xuất khẩu chủ nghĩa cộng sản sang châu Phi. Nhưng trên thực tế, chúng ta phải trả tiền để người châu Phi mua học thuyết này”.
Ý của Khrushchev là hầu hết người châu Phi chưa sẵn sàng theo đuổi lý tưởng cộng sản nếu không có trợ giúp kinh tế đáng kể.
Liên Xô đã ký văn kiện hợp tác với 37 nước châu Phi và tham gia xây dựng khoảng 600 xí nghiệp và nhà máy. Trong số đó có con đập Aswan đóng vai trò thiết yếu đối với ngành nông nghiệp và năng lượng của Ai Cập, và đập thủy điện Capanda cung cấp điện cho hầu hết Angola...
Liên Xô còn cung cấp tín dụng cho nhiều khách hàng châu Phi, trong đó có một số trường hợp là viện trợ không hoàn lại.
Cuộc chiến bí mật
Các “cố vấn quân sự” Xô viết đóng vai trò quan trọng trong ít nhất 3 cuộc chiến tranh sau đây ở châu Phi: 1- Nội chiến Angola (1975-1992), trong đó Liên Xô ủng hộ Phong trào Nhân dân cánh tả Giải phóng Angola; 2- Nội chiến Mozambique (1977-1992), với Liên Xô đứng về phe tả; và 3- Cuộc chiến Ogaden giữa Ethiopia và Somalia (1977-1978). Trong cuộc chiến thứ 3 này, cả hai bên đều thân CNXH và cùng tranh chấp vùng Ogaden ở Tây Phi. Liên Xô nghiêng về Ethiopia nên Somalia cuối cùng đã theo Mỹ.
Trong các cuộc chiến tranh như thế này, các nước châu Phi giống như một bàn cờ mà tại đó Moscow và Washington ủng hộ các phe khác nhau. Tất nhiên mọi thứ khi ấy đều nằm trong vòng bí mật.
Phiên dịch viên quân sự Liên Xô Sergei Kolomnin giải thích: “Chẳng ai gửi quân đội Liên Xô sang đó cả. Nhưng các cố vấn, chuyên gia, bác sĩ, phi công... của chúng tôi đều có mặt ở đó cả”. Sự giúp đỡ quân sự mang lại tác dụng thấy rõ: phe thân Liên Xô giành chiến thắng trong các xung đột này.
Giáo dục
Ngoài kinh tế và chính trị, Liên Xô còn đầu tư nhiều cho việc gây dựng một tầng lớp tinh hoa châu Phi mới thân Liên Xô. Họ đã mời sinh viên châu Phi sang Liên Xô học. Từ năm 1949-1991, khoảng 60.000 sinh viên châu Phi đã học tại Liên Xô. Trường đại học lớn nhất đón nhận các sinh viên này là trường Đại học Hữu nghị Nhân dân (UDN) ở thủ đô Moscow.
Cũng có một vài sự cố nhưng nhìn chung Liên Xô là mảnh đất thân thiện với các sinh viên từ châu Phi. Edward Na đến từ Ghana nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với BBC: “Hầu hết người Xô viết rất thân thiện với chúng tôi, họ mời chúng tôi về nhà họ... Một vài người trong số chúng tôi thậm chí còn kết hôn với các phụ nữ Liên Xô”.
Nhiều người tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Liên Xô đã tạo nên giới tinh hoa ở nước họ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và công nghiệp.
Tình hình thay đổi
Sự chú ý của Liên Xô tới châu Phi là ở góc độ ý thức hệ. Nên vào năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ còn nước Nga (tách ra từ Liên Xô) lại có những vấn đề riêng thì mức độ ảnh hưởng của Nga ở lục địa Đen giảm hẳn.
Năm 2012, chuyên gia châu Phi học Alexander Zheltov viết: “Những năm hậu Xô viết được đánh dấu bởi sự suy giảm chú ý của Nga vào châu Phi. Vai trò của Nga ở lục địa này thu hẹp lại”.
Tuy nhiên nước Nga ngày nay bắt đầu chú ý trở lại châu Phi và tăng cường vai trò của mình tại đây. Có thể thấy được điều này qua hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi ở Sochi gần đây. Nhưng bây giờ Nga phải bắt đầu lại gần như từ con số 0./.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Tiếng súng chiến tranh đã tắt, những người lính trở về quê nhà không chỉ mang trên mình những vết thương hữu hình mà còn gánh cả những nỗi đau không lời.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.