Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hành lang pháp lý thúc đẩy văn hóa đọc

Diễn đàn luật sư
17/04/2023 13:53
Diệu Bảo
aa
Những năm qua, việc triển khai thực thi các quy định trong pháp luật về thư viện, đặc biệt là Luật Thư viện 2019, đã cho thấy những hiệu quả nhất định.


Pháp luật tạo điều kiện, cơ sở cho ngành thư viện phát triển. (Ảnh minh họa)

Pháp luật tạo điều kiện, cơ sở cho ngành thư viện phát triển. (Ảnh minh họa)

Hệ thống thư viện, với nòng cốt là các thư viện công cộng, thư viện trường học… đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, cung cấp môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, nhằm phát triển văn hóa đọc cho mọi tầng lớp nhân dân.

“Mở khóa” cho sự nghiệp thư viện

Ngày 01/7/2020, Luật Thư viện 2019 chính thức có hiệu lực, là một dấu mốc quan trọng trong ngành thư viện, được đông đảo những người yêu sách trong nước đón nhận, hưởng ứng. Thực tế đã chứng minh, Luật Thư viện khi được triển khai đã và đang góp phần tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn hóa đọc, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tri thức, hưởng thụ các giá trị văn hóa và học tập suốt đời của nhân dân. Đồng thời, khẳng định rõ vai trò của thư viện, văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục của đất nước, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.

Một trong những điểm đáng chú ý là Luật Thư viện 2019 đã bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập bên cạnh loại hình thư viện công lập; cùng với đó đối tượng thành lập thư viện cũng mở rộng. Cụ thể, thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan chủ quản. Thư viện ngoài công lập sẽ do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đảm bảo đảm điều kiện hoạt động được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoặc mô hình khác.

Theo đó, luật quy định hệ thống thư viện gồm có: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện công cộng; Thư viện chuyên ngành; Thư viện lực lượng vũ trang; Thư viện cơ sở giáo dục đại học (thư viện đại học); Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.

Như vậy, có thể hiểu rằng, quy định pháp luật đã tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia thành lập, tổ chức các hoạt động thư viện trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế, trong những năm qua, việc triển khai chính sách khuyến khích này đã góp phần phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, tạo cơ sở quan trọng để mở rộng hệ thống thư viện trên cả nước, đặc biệt là những thư viện công cộng. Từ đó, người dân dù ở đô thị, nông thôn hay những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng có thể tiếp cận thông tin, hình thành văn hoá đọc trong các cộng đồng bản địa.

Pháp luật thư viện cũng quy định thực hiện liên thông thư viện là nguyên tắc hoạt động chung của mọi thư viện công lập, ngoài công lập, không có ngoại lệ. Điều này có ý nghĩa rằng, các thư viện bắt buộc phải có hoạt động liên kết, hợp tác để sử dụng hợp lý, phát huy hiệu quả các tài nguyên, tiện ích, các sản phẩm, dịch vụ thư viện. Đặc biệt là các thư viện lớn, có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư như Thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh hay các thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư sẽ phải có trách nhiệm chia sẻ cho các thư viện khác có thể sử dụng những nguồn lực này nhằm phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Nhờ vậy, tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước cũng sẽ được chia sẻ giữa các thư viện, đảm bảo các nguồn thông tin luôn được cập nhật, phục vụ nhu cầu đọc đa dạng của đông đảo người đọc. Liên thông thư viện được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp cho các thư viện phát huy được các nguồn lực của mình, tiết kiệm được ngân sách nhà nước, kinh phí đầu tư, nâng cao hiệu quả phục vụ cho người đọc.

Ngoài ra, Luật Thư viện 2019 còn bao gồm những quy định cụ thể về phát triển thư viện trong bối cảnh hiện đại, như thư viện số, hiện đại hóa thư viện, phát triển và vận hành thư viện theo xu thế của thời đại với những yêu cầu đặt ra trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, luật quy định, xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số là chức năng, nhiệm vụ của tất cả các loại hình thư viện. Đáng nói, một quy định hoàn toàn mới so với trước đây là các thư viện đều phải đánh giá hoạt động định kỳ hàng năm theo một số tiêu chí được chọn từ tiêu chuẩn quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể. Việc đánh giá này góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện, nâng cao hoạt động thư viện…

Xây dựng văn hóa đọc: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Đáng nói, việc đưa Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 trở thành một sự kiện tổ chức hàng năm, được quy định cụ thể trong Luật Thư viện 2019, góp phần phát triển một xã hội có thói quen, văn hóa đọc. Năm 2023 là lần thứ hai tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai theo Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, việc phát triển văn hóa đọc cũng được quy định cụ thể trong luật thông qua các hình thức, phương thức như: tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, khai thác thông tin cho trẻ em tại các thư viện trường học và thư viện công cộng. Ngoài ra, còn có các hình thức, phương thức khác như phát triển kỹ năng thông tin cho người sử dụng thư viện trong tìm kiếm, đánh giá, khai thác và sáng tạo thông tin, tri thức; đẩy mạnh liên thông; truy cập và khai thác thông tin, kiến thức từ các thư viện số dùng chung qua thiết bị điện tử di động; sử dụng các dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin thư viện.

Thư viện cung cấp không gian đọc sách cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

Thư viện cung cấp không gian đọc sách cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

Đáng nói, việc xây dựng và hình thành văn hóa đọc thông qua đổi mới hoạt động thư viện luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đơn cử, ngày 01/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi. Chỉ thị nêu rõ nhiều vấn đề như: môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao và bền vững, có sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong nhiều nguyên nhân thì nguyên nhân chủ yếu đầu tiên là do các cấp, các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi. Bởi vậy, Chỉ thị nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương để nâng cao hoạt động thư viện, trở nên thân thiện hơn với các đối tượng người dân là thiếu nhi.

Bên cạnh đó, Nghị định số 93/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện cũng đưa ra tiêu chí cụ thể về không gian đọc, phòng đọc cơ sở, là “nơi đọc sách do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập nhằm cung cấp cho người dân thông tin, kiến thức và dịch vụ văn hóa đọc trong khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện”. Theo đó, Luật khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở đáp ứng các tiêu chí như: ít nhất 300 bản sách; diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; có người quản lý; có nội quy phù hợp…

Có thể thấy, hành lang pháp lý hiện tại về ngành thư viện đã có nhiều quy định cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng, nhằm tạo điều kiện phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc trên cả nước, thực hiện theo đúng phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thời gian qua, có thể thấy các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật thư viện, thúc đẩy văn hóa đọc ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, giúp người dân, người làm trong ngành thư viện nhận thức được và bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp theo luật định, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, tri thức, lợi ích hưởng thụ văn hóa và học tập suốt đời của nhân dân.

bài liên quan
Tiêu chí xác định thư viện công lập được Nhà nước ưu tiên đầu tư

Tiêu chí xác định thư viện công lập được Nhà nước ưu tiên đầu tư

Nghị định số 93/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện, trong đó quy định tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư.
Phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy đinh chi tiết thi hành các luật

Phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy đinh chi tiết thi hành các luật

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, bộ luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến 18/10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết.
Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Tổ công tác đã ra hiệu lệnh và dừng phương tiện để kiểm tra, lúc này do đã uống rượu nên Cao Văn Tuấn không chấp hành việc kiểm tra, có hành vi xô đẩy, giằng co, đồng thời liên tục chửi bới, lăng mạ xúc phạm lực lượng chức năng.
Nhân viên PVcomBank trả lại 500 triệu đồng cho khách hàng

Nhân viên PVcomBank trả lại 500 triệu đồng cho khách hàng

Anh Trương Lôi Pháp, nhân viên bảo vệ của Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PAMC) đã có một hành động đáng trân trọng.
Tin bài khác
Vụ cháu bé 5 tuổi tử vong trên xe: Người đứng đầu cơ sở mầm non đối mặt với tình huống pháp lý nào?

Vụ cháu bé 5 tuổi tử vong trên xe: Người đứng đầu cơ sở mầm non đối mặt với tình huống pháp lý nào?

Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Cơ hội nghề luật trong kỷ nguyên công nghệ số vẫn còn rất lớn

Cơ hội nghề luật trong kỷ nguyên công nghệ số vẫn còn rất lớn

Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Hành vi người dân đập cửa kính khống chế tài xế có vi phạm pháp luật?

Hành vi người dân đập cửa kính khống chế tài xế có vi phạm pháp luật?

Theo tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, việc người dân đập kính ô tô bắt giữ Lê Tiến Dũng là cần thiết và hợp pháp.
Cha dượng đánh đập dã man con riêng của vợ cũ ở Bình Phước sẽ bị xử lý thế nào?

Cha dượng đánh đập dã man con riêng của vợ cũ ở Bình Phước sẽ bị xử lý thế nào?

Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Nhìn từ vụ Tuấn "phò mã" bị bắt: Ảo tưởng vì sự nổi tiếng trên mạng và cái kết bị khởi tố, bắt giam

Nhìn từ vụ Tuấn "phò mã" bị bắt: Ảo tưởng vì sự nổi tiếng trên mạng và cái kết bị khởi tố, bắt giam

Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Luật sư nhận định về vụ lái xe taxi G7 bị đánh tử vong ở đường ven Hồ Tây

Luật sư nhận định về vụ lái xe taxi G7 bị đánh tử vong ở đường ven Hồ Tây

Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Xử lý như thế nào vụ tạo màn kịch 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù để gây áp lực cho chồng?

Xử lý như thế nào vụ tạo màn kịch 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù để gây áp lực cho chồng?

Theo luật sư: "Người vợ có thể bị xử phạt tiền đối với hành vi "Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền"...
Công dân vi phạm pháp luật có cơ hội được xóa tiền án, tiền sự không?

Công dân vi phạm pháp luật có cơ hội được xóa tiền án, tiền sự không?

Một người đã từng vi phạm pháp luật sẽ phải đạt điều kiện như thế nào để được xóa tiền án, tiền sự và trở thành một công dân bình thường?
Cần xử lý nghiêm 2 thanh niên đi xe máy SH đánh người trên đường Vành đai 2

Cần xử lý nghiêm 2 thanh niên đi xe máy SH đánh người trên đường Vành đai 2

Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.