Sau Thông tư số 06/2022/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2022/BXD), nhiều vấn đề được đặt ra. Báo chí và ngay tiếng nói trên diễn đàn Quốc hội cũng đã đề cập. Chính Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã đăng đàn làm rõ thêm nội dung này.
Ảnh minh họa.
Đến nay, theo như báo cáo của Bộ Xây dựng, về cơ bản, các khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã được nhận diện, trong đó, hầu hết các vướng mắc đều có trước khi QCVN 06:2022/BXD có hiệu lực (từ 16/1/2023).
Theo đó, với nhóm vướng mắc về PCCC theo quy chuẩn đối với các công trình đang trong giai đoạn thiết kế hoặc đã xây dựng xong nhưng chưa đạt yêu cầu nghiệm thu, đã được giải quyết triệt để sau khi chủ đầu tư được cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn đầy đủ, cụ thể.
Tuy nhiên, hiện còn hơn 38.000 công trình không đáp ứng yêu cầu PCCC ngay khi đưa vào sử dụng hoặc qua quá trình cải tạo, sửa chữa, thay đổi công năng nhưng không chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng, chống cháy nổ. Các cơ quan chuyên môn đang rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn và nghiên cứu biên soạn hướng dẫn thực hiện.
Hiện nay, còn một số nội dung cần làm rõ, bổ sung như các định hướng giải pháp phục vụ công tác thiết kế an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng; phát huy rõ hơn vai trò tư vấn thiết kế, chuyển đổi dần từ thiết kế tiền định sang thiết kế theo công năng phù hợp với công trình cụ thể; nội dung liên quan đến các đối tượng công trình quy mô nhỏ có các đặc điểm phi tiêu chuẩn.
Với công trình xây dựng có đặc điểm gắn với điều kiện từng địa phương, nghiên cứu theo hướng tăng cường phân cấp cho các địa phương trong ban hành quy định về an toàn PCCC phù hợp.
Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp Bộ Công an khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ cho các công trình/cơ sở còn tồn tại về PCCC nhưng không có khả năng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC có hiệu lực tại thời điểm đưa vào sử dụng.
Với các công trình không có khả năng khắc phục các vi phạm về PCCC theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã ban hành; sẽ được áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng cường, bổ sung nhằm nâng cao an toàn cháy nổ phù hợp với tình hình hiện nay; đồng thời đưa được công trình vào khai thác, sử dụng.
Qua việc phát sinh vướng mắc từ QCVN 06:2022/BXD cho thấy vấn đề tính khả thi, tính đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật đang đặt ra khi nghiên cứu ban hành. Đấy là chưa nói đến việc, Thông tư số 06/2022/TT-BXD thay thế Thông tư 02/2021/TT-BXD, chỉ có “tuổi thọ” hơn 1 năm.
Hiện nay Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ cũng đang được đề xuất sửa đổi. Vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, góp ý xây dựng càng phải phối hợp chặt chẽ, sát thực tiễn.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an vừa đề nghị đơn vị chức năng cung cấp hồ sơ liên quan đến 12 doanh nghiệp tại Thanh Hoá.
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) rà soát và đánh giá khả năng huy động vốn cho hai dự án mở rộng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai nhằm có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 25/3, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá, Trưởng Ban Chỉ đạo về đặc xá của Bộ Công an, đã dẫn đầu Đoàn công tác kiểm tra công tác đặc xá năm 2025 tại Quảng Ninh.
Đây là chiến công xuất sắc, thể hiện bản lĩnh, sự mưu trí, sáng tạo, sắc bén về nghiệp vụ và sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của Công an TP HCM
Trung tướng Phạm Thế Tùng - Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là một nhiệm vụ quan trọng, chỉ bàn làm, không bàn lùi, dứt khoát phải làm bằng được và hoàn thành theo tiến độ Chính phủ đề ra vào cuối tháng 10/2025; Quyết tâm không để người dân nào còn phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
"Ngày chạy Olympic - Vì an ninh tổ quốc" được tổ chức tại khu tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” với sự tham gia của khoảng 2.000 lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ, học viên các học viện, trường Công an nhân dân.
200 cán bộ chiến sỹ cùng với các lực lượng chức năng khác thuộc Chuyên án ... đã được triển khai hoàn toàn bí mật, triệt phá thành công ổ nhóm sản xuất ma túy lớn.
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
Nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành loạt chính sách hỗ trợ tài chính và miễn giảm phí, lệ phí cho các dự án trên địa bàn.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.