Trong 20 năm qua, mỗi ngày 12 tiếng, anh Tuấn "dầm mưa dãi nắng" bên gác chắn tàu để đảm bảo an toàn cho người dân đi qua đường ray. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế đầy gian nan.
Hơn 33 năm gắn bó với tiếng còi tàu
Hơn 50 tuổi, anh La Quang Tuấn đã có thâm niên hơn 33 năm làm nhân viên ngành đường sắt. Trong đó, 13 năm làm nhân viên sửa chữa cầu đường và 20 năm làm nhân viên gác chắn. Niềm đam mê tiếng còi tàu là động lực để anh Tuấn gắn bó với nghề suất ngần ấy thời gian.
"Tôi gắn bó với ngành đường sắt từ năm 1988 với công việc sửa chữa cầu đường. Khi đó, tôi rất say mê tiếng còi tàu nên quyết định nộp đơn xin làm nhân viên gác chắn đường sắt. Năm 2001, tôi được chuyển công tác qua làm nhân viên gác chắn và gắn bó với công việc từ đó đến nay", anh Tuấn chia sẻ.
Anh Tuấn đang công tác tại trạm gác Bác Ba Xếp (Km1725+521, đường Trường Sa, quận Phú Nhuận, TPHCM). Căn phòng rộng vẻn vẹn gần 10m2 mới được sửa chữa là nơi làm việc của anh Tuấn cùng với đồng nghiệp hàng chục năm qua.
Dù mưa hay nắng, anh và đồng đội vẫn phải làm nhiệm vụ canh gác để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân và đoàn tàu. Bình thường mỗi ca trực kéo dài 12 tiếng, trung bình một ngày có từ 25-30 lượt tàu qua lại.
"Nhiều chuyến tàu chạy không cố định, tôi phải trắng đêm trực gác. Khi trực, người gác tàu phải tập trung cao độ để căn đúng giờ tàu chạy nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và người dân", anh Tuấn tâm sự.
Mức lương 8 triệu đồng/tháng chỉ tạm đủ để gia đình anh trang trải chi phí sinh hoạt gia đình.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đi tàu giảm mạnh nên công việc của anh Tuấn cũng ít đi. Vì vậy, thu nhập của anh cũng giảm theo.
"Cái khó của nghề này là vấn đề an toàn giao thông. Do lưu lượng người tham gia giao thông quá đông nhưng nhiều người ý thức chưa tốt cũng rất nguy hiểm. Dù gác chắn đã hạ xuống nhưng nhiều người vẫn cố gỡ thanh chắn để đi qua. Nếu không xử lý tốt thì rất dễ xảy ra tai nạn", anh Tuấn than thở.
Mặt khác, anh Tuấn cho biết khi thấy đèn báo, nhiều người chưa tự giác dừng lại. Nhiều người vẫn cố chạy thật nhanh để qua trạm khi đèn đỏ đã báo. Chính điều này đã làm anh Tuấn và các đồng nghiệp phải "ướt cả áo" mới có thể điều tiết phương tiện giao thông.
Mong mọi người an toàn trong dịp Tết
Vào những ngày Tết, khi mọi người dân đang vui xuân thì anh Tuấn lại bước vào cao điểm của công việc. Anh Tuấn cho biết, việc đón Tết tại trạm gác là chuyện phổ biến đối với nhân viên gác tàu. Nhiều năm, anh Tuấn cũng được phân công trực gác vào đem giao thừa.
"Tâm trạng lúc đó nó khó tả lắm, cảm xúc bị xen lẫn giữa vui và buồn. Vui vì bản thân mình đảm bảo được đoàn tàu an toàn chạy qua trạm của mình đưa hành khách về quê ăn Tết. Buồn là trong thời khắc giao thừa không được ở cùng gia đình. Dù vậy, khi công việc hoàn thành mình sẽ được an ủi", anh Tuấn cho hay.
Điều an ủi nhất đối với anh em công nhân làm công việc gác chắn đường tàu là nhận được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị trong dịp Tết.
"Đêm giao thừa, lãnh đạo lúc nào cũng đến từng trạm gác để kiểm tra, lì xì, động viên anh em. Điều này làm anh em cảm thấy rất ấm áp và yên tâm thực hiện nhiệm vụ", anh Tuấn chia sẻ.
Đối với anh Tuấn, nghề chắn gác tàu này không chỉ là một công việc mà đó là một sứ mệnh cao cả. Sứ mệnh đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ngược xuôi từ Nam ra Bắc.
"Mặc dù phải trực tàu xuyên Tết nhưng tôi và các đồng nghiệp của mình vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc. Chúng tôi luôn tập trung để không xảy ra sự cố cho tàu và người tham gia giao thông. Đối với chúng tôi, hoàn thành nhiệm vụ rồi về đón Tết cùng gia đình sau thì cũng chưa muộn", anh Tuấn bộc bạch.
Câu chuyện hai nữ nhân viên đường tại trạm gác chắn đường Nguyễn Thành Phương (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) quên mình cứu bà cụ ra khỏi đường ray chỉ vài giây trước khi tàu đến vẫn để lại nhiều cảm xúc kèm những lời thán phục. Song có lẽ không nhiều người hiểu hết nỗi trăn trở của những người gác chắn đường tàu trong công việc hàng ngày của họ?
Dự thảo mới đang được Bộ Y tế lấy ý kiến rộng rãi quy định về sức khỏe của nhân viên đường sắt phục vụ trực tiếp trên tàu. Theo đó, tiêu chuẩn về chức năng sinh lý có một số quy định cụ thể.
Ngày 26/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hoàng Minh Cường cùng đại diện các Sở ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn TP Hải Phòng đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc do Ông Pắc By-ong Hun, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hệ thống Quản lý Năng lượng Hàn Quốc.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Phòng Công an kinh tế- Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện không gian mạng nổi lên một nhóm đối tượng thuộc "Hội giá đỗ Miền Nam" và "Hội làm giá đỗ" có những dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cảnh sát thu giữ xe G63 cùng 18 căn chung cư, biệt thự trị giá hơn 100 tỷ đồng và nâng tổng số tài sản bị thu giữ trong vụ án Mr Pips Phó Đức Nam lên hơn 5.300 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết, đơn vị đã khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Tập đoàn Phúc Sơn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.