Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Đừng mê muội về căn số và nghi lễ trình Đồng mở Phủ

Văn hóa
17/03/2019 06:40
Tuệ Minh
aa
Nhiều người dân vì cả tin, mê muội hiểu sai ý nghĩa của việc hầu Thánh dẫn đến những biến tướng như “đồng đua, đồng đú”, “đồng tiền, đồng lừa”. Vì vậy, mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.


Đàn mở phủ đồng thầy thường hầu 5 quan lớn và đến Chầu bà sang khăn cho tân đồng.
Đàn mở phủ đồng thầy thường hầu 5 quan lớn và đến Chầu bà sang khăn cho tân đồng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh thu hút rất nhiều người tham gia và trở thành tín đồ. Sự linh thiêng nơi cửa Đền, cửa Phủ cùng các nghi lễ huyền bí như sợi dây kết nối giữa cõi thiêng và cõi thực. Nhưng vốn dĩ “phàm trần ai tỏ sự tiên”, vô hình trung chúng ta chưa tỏ tường những gì đang diễn ra ở nơi đình thần Tam, Tứ Phủ.

Căn đồng là gì?

Hiểu theo đúng nghĩa của từ thì “Căn” tức là nguồn gốc, cội rễ (căn nguyên) của sự việc, hiện tượng và là cách nói khác đi của “nhân” trong “nhân quả”. “Đồng” tức là những đứa trẻ trong trắng ngây thơ. Cũng có khái niệm dân gian căn đồng: kiếp trước nợ Thánh kiếp này phải trả…

Theo Thanh đồng Trần Nhật Huy (người có 25 năm kinh nghiệm trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu) chia sẻ: “Căn đồng là những người có nhân duyên với Thánh tùy theo phước báo của họ. Tùy vào nghiệp của nhân sinh mà quyết định cuộc sống của họ như thế nào”.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh ra ở dương thế nhưng là con cái của cửa Tứ phủ công đồng. Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các thánh chấm, tùy theo số mệnh của từng người để phụng thờ Thánh Thần.

Khi nào cần mở phủ trình đồng?

Văn chầu Thánh có câu: “Khai đàn mở phủ, xuất thủ trình đồng” để thể hiện đây là nghi lễ quan trọng bậc nhất với các người tham gia thực hành tín ngưỡng. Mở phủ, trình đồng như một lễ xuất trình với các bậc Thần, Thánh thông qua nghi lễ tâm linh với sự tham gia của nhiều những bề bậc.

“Xuất thủ trình đồng” là việc những người có căn Tứ Phủ trình diện lên Phật, Thánh thông qua nghi lễ. Đối tượng cần thực hiện nghi lễ này là những người mang “căn Tứ Phủ”, có nghĩa có nhân duyên với các vị Thánh, Thần mới cần thực hiện. Hiểu đơn giản, nếu ai có nhân duyên với các vị Thánh Tứ Phủ. Căn duyên tiền kiếp hay tại kiếp, tùy theo mức độ thì thực hiện khác nhau.

Thầy Cường (một thanh đồng tại Hà Nội) cho biết: “Người có căn số khi phải ra trình đồng thường trải qua một số giai đoạn tạm gọi “thử đồng”. Tùy vào mức độ nghiệp duyên của người đó, thường gọi là “cơ đày”.

Người đó có những biểu hiện như tâm thần bấn loạn, nóng cháy trong người, nói năng lảm nhảm, người như bị ốm, công việc tình duyên lận đận. Kỳ lạ, những người đó sau khi ra trình đồng đã khỏi bệnh và không ít người có khả năng bói toán, xem tướng”.

Mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.
Mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.

Tuy nhiên, không phải ai có căn cũng phải trình đồng mở phủ. Một số cá nhân có yếu tố lừa đảo trục lợi thường lợi dụng lòng tin của mọi người để “bắt” ra trình đồng với nhiều lời lẽ mang tính đe dọa tâm lý.

Vì vậy, nhiều thanh đồng, pháp sư cũng khuyến cáo rằng, chúng ta không nên nhẹ dạ tin lời thầy bói để ra trình đồng mở phủ. Mà tùy vào sự cảm nhận nhân duyên của mình và mức độ nặng/nhẹ của căn số để thực hiện các nghi lễ khác nhau.

Trình đồng mở phủ là gì?

Nghi thức trình đồng mở phủ là nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây còn là nghi thức bắt buộc đối với một người muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu. Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của một người có căn đồng, số lính. Sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức thành một con đồng Tứ phủ.

Ý nghĩa của buổi lễ này là lời khẳng định của người có căn đồng tới thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ “nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà Thánh” để từ đây cầu cho quốc thái dân an, gia đình có sức khỏe và tài lộc.

Nghi lễ trình đồng mở phủ - xuất thủ trình khăn

Chuẩn bị cho Lễ trình đồng mở phủ trước tiên phải tìm được Thầy có tâm, có nhân duyên để dẫn trình, chỉ bảo, tìm đền phủ chọn ngày lành tháng tốt làm lễ “ra đồng”. Mọi sự chuẩn bị, hành lễ, ứng xử sau này đều dưới sự dìu dắt của Đồng Thầy.

Chuẩn bị đàn mã trong lễ trình đồng vô cùng quan trọng. Xưa các cụ thường dùng mã họa Hàng Trống là tranh vẽ để đơn giản hóa và tiết kiệm. Nay do điều kiện kinh tế khá hơn, thường dùng mã vật là các mô hình như thật. Bao gồm: Hoa man tài mã gồm voi, ngựa (long chu, mã tượng), các loại mũ; vàng hoa, bài vị; hia ngựa, thuyền rồng; Tòa sơn trang, núi giùm, hải sảo; hình tam đầu cửu vỹ, sớ tấu.....

Ngoài ra, đại lễ không thể thiếu lễ vật khao thỉnh Sơn trang gồm vật tiến cúng các loại đồ mặn, đồ mã, tiền vàng. Lễ tiến đàn Sơn trang là lễ quan trọng của ngày mở phủ. Cúng tiến Sơn trang gồm: Hoa quả thành tòa, động, đồ ăn, hải sản, bánh kẹo. Việc sắm lễ tùy tâm vì các cụ thường nói: “Giàu làm kép, hẹp làm đơn”, cốt ở tâm người chủ lễ.

Trong các tráp lễ Tứ Phủ, không thể thiếu gương lược, bút, sách, khăn, trà, cau trầu, trà, thuốc, gạo, tiền, quạt… Với 7 hoặc 9 quả trứng gà sống bọc trong giấy mã đỏ - xanh – trắng – vàng ứng với từng phủ. Chuẩn bị 4 chóe nước thanh tịnh ứng với từng Phủ (mâm phủ ở trên - giữa là dải cầu, dưới là chóe nước) với ý nghĩa các Thánh về ngự sẽ tắm mát cho tân đồng bằng nước được phù phép.

Để thành người hầu Thánh chân chính phải tu tâm, tu tính, tu linh, tu đồng.
Để thành người hầu Thánh chân chính phải tu tâm, tu tính, tu linh, tu đồng.

Còn các mâm như mâm quạt, lược, gương soi dâng cô Bơ Thoải Cung. Mâm hoa quả như ớt, ổi, táo, lê, gừng, chanh dâng cô Bé Thượng Ngàn xin lộc Sơn Trang. Mâm trứng, oản, thịt sống dâng quan hạ Ban như Ngũ Hổ, Thanh Xà, Bạch Xà.

Nghi lễ mở phủ được truyền từ các bậc tiền bối như cụ đồng Xuân, cụ Trang Công Thịnh, cụ Cao Sơn Hải… nối tiếp về sau như ông Lưu Ngọc Đức, ông Hùng Hoàng Mai… đều theo một quy tắc nhất định.

Trước khi mở phủ đều cho đệ tử tôn nhang, đội lệnh Tứ phủ. Sau khi pháp sư thực hiện khóa (phát tấu, cúng Phật - tụng kinh, cúng Thánh Mẫu, khao thỉnh Sơn Trang, Trần Triều, cúng chúng sinh) thì quan thầy vào khai đàn mở phủ.

Đàn mở phủ đồng thầy thường hầu 5 quan lớn và đến Chầu bà sang khăn cho tân đồng. Bốn vị quan lớn về chứng đàn, chứng sớ, mở bốn phủ: Thiên - Địa- Nhạc - Thoải. Chầu đệ nhị hoặc Chầu lục sang khăn chứng đàn mã của tân đồng trong lễ mở phủ.

Trong đàn duyên trình đồng không thỉnh Trần Triều và các Chúa bói ngự đồng để chứng lễ Tứ phủ. Sau khi được Đồng thầy sang khăn, đội cơi trầu, đồng tân sẽ hầu lần lượt từ thỉnh bóng Tam tòa Thánh Mẫu, mở khăn hầu từ các giá quan lớn trở đi.

Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi là tân đồng. Sau ba năm tân đồng được làm lễ tạn đàn Tứ Phủ và được coi là đồng thuộc - Thanh đồng. Qua 12 năm được coi là đạo quan và có thể đi mở phủ cho người khác.

Thanh đồng là những người lưu truyền văn hóa tín ngưỡng, văn hóa bản địa. Một số thầy đồng nói rằng: “Để thành người hầu Thánh chân chính phải tu tâm, tu tính, tu linh, tu đồng” nghĩa là phải trau dồi đạo đức, khi là lính của Tứ phủ, là ghế của Thánh nhập. Phải thể hiện đức độ, thiện tâm trong thờ phụng để trước là cứu mình, cứu gia đình con cháu mình, sau là kêu cầu cho bà con xóm mạc, khách lễ gần xa”. Đó mới là “cầu đạo cứu dân, phụng Thánh hộ quốc”.

Hiện nay, nhiều người dân vì cả tin, mê muội hiểu sai ý nghĩa của việc hầu Thánh dẫn đến những biến tướng như “đồng đua, đồng đú”, “đồng tiền, đồng lừa”. Vì vậy, mỗi người khi trở thành tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu cần dựa trên sự hiểu biết, tỉnh táo và thiện tâm của bản thân.

Không vì mê muội mà trình đồng mở phủ tràn lan theo phong trào, vô tình làm mất đi tính linh thiêng và trong sáng của nghi lễ. Mỗi người chúng ta đều có căn duyên, Phật Thánh tại tâm, chí nguyện lòng thành cầu đảo tất ứng.

bài liên quan
Hành vi mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?

Hành vi mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?

Hoạt động mê tín dị đoan luôn là tâm điểm chú ý của xã hội mỗi độ Tết đến, xuân về. Linh đến đâu chưa thấy nhưng hậu quả đã đến với nhiều người với các mức độ khác nhau như bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC), xử lý kỷ luật… Vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi mê tín dị đoan sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhẹ dạ, cả tin… 5 nữ sinh bị ép vào quán karaoke làm phục vụ

Nhẹ dạ, cả tin… 5 nữ sinh bị ép vào quán karaoke làm phục vụ

Nhẹ dạ, cả tin 5 nữ sinh ở Nghệ An bị dụ dỗ, rồi ép vào quán karaoke làm phục vụ.
Bảo mẫu nhóm trẻ Mẹ Mười lãnh án 2 năm tù

Bảo mẫu nhóm trẻ Mẹ Mười lãnh án 2 năm tù

Ngày 11/11, TAND Quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt 2 năm tù giam đối với bị cáo Đinh Thị Hồng, chủ cơ sở nhóm trẻ Mẹ Mười về tội “Hành hạ người khác”.
Một cách ứng xử không đàng hoàng

Một cách ứng xử không đàng hoàng

Gần đây, cư dân mạng có xe hơi vạch trần những thủ đoạn lọc lừa, chặt chém của một số ga-ra sửa chữa và bảo dưỡng ô tô. Họ kể lại tình tiết những “trải nghiệm” thực tế của mình khi đưa xe vào đây, bị “bổ máy” không thương tiếc, thay thế những thứ không cần thay và hóa đơn dài ra với số tiền khủng khiếp.
Tiền Giang: Dân

Tiền Giang: Dân 'tố' cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

Xả nước thải, xả khói gây ô nhiễm, khó thở trong địa bàn dân cư. Đó là những gì phóng viên ghi nhận tại cơ sở Tú Trinh, tỉnh Tiền Giang.
Trẻ bị bạo hành, Đà Nẵng yêu cầu tổng kiểm tra, lắp camera tại tất cả cơ sở mầm non

Trẻ bị bạo hành, Đà Nẵng yêu cầu tổng kiểm tra, lắp camera tại tất cả cơ sở mầm non

Sau vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non tại nhóm trẻ Mẹ Mười (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), Sở GDĐT thành phố đã phát công văn yêu cầu tổng kiểm tra và lắp hệ thống camera tại các vị trí của tất cả cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.