Từ một điểm đến “giá rẻ” khoảng 20 năm trước, trong 5 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đã khẳng định được vị thế mới cũng như định vị điểm đến với du khách quốc tế. Bây giờ, Việt Nam là nơi “phải đến một lần trong đời” chứ không phải “giá rẻ bèo nên đi cho biết” như chia sẻ của một chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada).
Nếu cần một ví dụ sinh động cho sự phát triển ngoạn mục của du lịch ở Việt Nam thời gian gần đây, cái tên đầu tiên được xướng chắc chắn là Đà Nẵng.
Nếu như 20 năm trước, Đà Nẵng thậm chí còn chưa có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam thì đến thời điểm này, thành phố bên sông Hàn đã “định vị được điểm đến không chỉ với du khách trong nước mà cả với quốc tế” như khẳng định của ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Hay như ông Lê Trung Chinh - tân Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng - phát biểu tại hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030” do Sở Du lịch tổ chức cuối năm 2019: “Trong những năm qua, ngành Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thành phố, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tỉ trọng đóng góp không nhỏ vào ngân sách thành phố”.
“Đóng góp không nhỏ”, theo như báo cáo của Sở Du lịch Đà Nẵng: Giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân khách tham quan du lịch Đà Nẵng ước đạt 17,88%.
Năm 2019, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8,69 triệu lượt, tăng 85,7% so với năm 2015; tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỉ đồng, tăng 141,6% so với năm 2015.
Và trong năm 2020, lần đầu tiên kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó khối du lịch, dịch vụ đã đóng vai trò là nguyên nhân chủ đạo.
Ở cấp độ quốc gia, dù gần như cả năm 2020 “đóng băng” vì dịch COVID-19, nhưng trong công bố của World Travel Awards mới đây về các giải thưởng hàng đầu thế giới năm 2020, Việt Nam đã vượt qua rất nhiều ứng cử viên nặng ký để giành chiến thắng ở hạng mục “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2020”.
Và đây là kết quả được lựa chọn sau một năm theo dõi, đánh giá từ các chuyên gia du lịch và công chúng trên thế giới đã cho thấy, Việt Nam không hề kém so với nhiều nước lớn như Moscow (Nga), Brazil, Hy Lạp, Ai Cập...
Ngược về năm 2019, lần đầu tiên, Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đánh giá Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.
Theo đánh giá của USTOA, Italia được xem là điểm đến hấp dẫn nhất trong năm 2019, xếp thứ hai là Iceland, tiếp đến là Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Pháp, Tây Ban Nha, Colombia, Campuchia và Bồ Đào Nha. Như vậy, trong khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Nhật Bản về mức độ hấp dẫn với du khách Mỹ. Trước đó, tháng 9.2018, trang tin Australia News cho biết, Việt Nam đã “vượt” Bali trở thành điểm đến yêu thích cho du khách Australia.
Theo đó, “sức hấp dẫn của hòn đảo Bali, Indonesia trong mắt du khách xứ sở chuột túi đang bị giảm sút. Giờ đây họ đang hướng tới một lựa chọn mới thay thế - chính là Việt Nam”, bởi nơi đây “an ninh an toàn cao so với nhiều điểm đến khác trên thế giới, người dân thân thiện, văn hóa độc đáo, ẩm thực đa dạng…”.
Và các con số đi kèm, theo công bố của Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, Việt Nam đón gần 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, khách Châu Á chiếm 78,1% tổng số khách du lịch đến nước ta (tăng 9,9% so với cùng kỳ). Khách Châu Âu ước tính tăng 5,3% so với cùng kỳ (Liên bang Nga tăng 5,7%; Vương quốc Anh tăng 4,5%; Pháp tăng 0,9%; Đức tăng 5,6%). Khách từ Châu Mỹ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
“Phải đến một lần trong đời”
Ngoài những giải thưởng, trong năm 2019, trong các bảng bình chọn điểm đến ấn tượng nhất thế giới các năm 2018 - 2019 hay những điểm mà khách du lịch nhất định phải đến một lần trong đời, liên tục có các địa danh của nước ta được nêu tên.
Đó là cây Cầu Vàng (Sun World Ba Na Hills - Đà Nẵng) lọt tốp 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn; Bãi Kem (Nam Phú Quốc) được 1.200 chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada) lựa chọn vào danh sách 100 bãi biển đẹp nhất hành tinh; dãy Hoàng Liên Sơn với tuyến cáp treo kỷ lục Guinness Fansipan Sa Pa được vinh danh trong top 28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do Tạp chí National Geographic công bố; Thủ đô Hà Nội xếp thứ 15 trong danh sách 25 địa điểm tốt nhất trên thế giới để đi du lịch trong năm 2019 do TripAdvisor công bố, vượt trên những cái tên quen thuộc như Chiang Mai, Bangkok (Thái Lan), Tokyo, Kyoto (Nhật Bản), Rome (Italia)…
Một quá trình tăng trưởng và khẳng định quá ấn tượng, như Jason Goh, du khách người Malaysia, tác giả bức ảnh Cầu Vàng gây bão trên các trang mạng quốc tế đã chia sẻ trong một bài báo: “Với Golden Bridge, tôi đã được xuất hiện ở hầu hết tài khoản Instagram của các admin quản lý các trang nghệ thuật và thu hút được 25.000 người theo dõi chỉ trong vài ngày. Thành công đó cũng có nghĩa là cây Cầu Vàng quá ấn tượng, ngay cả trên thế giới cũng ít người ngờ rằng có một kiến trúc tráng lệ như vậy tồn tại trên đời”.
Trên trang cá nhân của mình, Jason Goh tự cảm thấy mình “rất may mắn” khi quyết định đưa gia đình đến Đà Nẵng, tham quan Sun World Bà Nà Hills. Và bây giờ thì với từ khóa “Cầu Vàng - Golden Bridge”, chỉ cần gõ trên Instagram, Facebook, Google, kết quả nhận lại sẽ là hàng triệu bức hình, bài báo, status thán phục, thể hiện sự mong muốn được một lần ghé thăm của du khách: “Got to go there - Phải đến đó mới được”; “Soooo keen to visit this bridge! - Rất thích được đến thăm cây cầu này!”; “This is the coolest place on earth. Hope I get to visit some day - Một nơi hấp dẫn nhất thế giới. Hy vọng được đến đây một ngày nào đó”.
“Điều gì khiến du lịch Việt Nam đạt được những thành quả ngoạn mục như trong 5 năm qua?”. Chúng tôi đặt câu hỏi với bà Jyotis, chuyên gia du lịch quốc tế trong mạng lưới Flight Network (Canada) tại một hội thảo quốc tế về du lịch tại Huế cuối năm 2019 và được trả lời: “Có rất nhiều yếu tố, nhưng theo tôi cơ bản nhất là Việt Nam đã và đang thay đổi nhưng nhiều giá trị truyền thống không vì thế mà mất đi - điều nhìn thấy rất rõ ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trước đây, chúng tôi ấn tượng vì người dân Việt Nam thân thiện, sẵn sàng chia sẻ cái mình có dù điều kiện sống của các bạn rất khó khăn. Giờ chúng tôi còn ấn tượng hơn khi cuộc sống của các bạn đã khá hơn, nhưng những giá trị tuyệt vời đó lại không mất đi mà thậm chí còn nguyên. Điều nữa là các bạn luôn là một điểm đến an toàn và tạo cả hứng sống rất tuyệt vời. Điều này đã giúp chúng tôi có cơ hội nhìn lại các hệ giá trị trong nước. Những thứ đang dần mất đi trong xã hội phát triển…”.
Tất nhiên du lịch Việt Nam đã và đang tồn tại rất nhiều vấn đề như tăng trưởng quá nóng, mất cân đối về thị trường khách, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh chưa cao thể hiện trên các con số về lưu trú và chi tiêu của du khách, chưa hệ thống hóa được ẩm thực vốn là dịch vụ đi kèm có tính quyết định ngoài hai món phở và nem... Và dịch COVID-19 là “thảm họa” nhưng cũng là cơ hội để ngành Du lịch có thời gian nhìn lại, chuyển mình để giữ vững thành quả, đồng thời hướng đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.