Sáng nay (10/2), tại thôn Đìa, xã Nam Hồng đã long trọng tổ chức đón nhận Bằng di tích lịch sử, văn hóa đình cấp thành phố.
|
Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố được diễn ra long trọng nhân dịp đầu xuân. |
Tới dự buổi lễ có đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đồng chí Nguyễn Thị Tám - ủy viên Ban thường vụ huyện ủy - Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Tạ Xuân Hòa - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nam Hồng, ông Trần Văn Thử - Phó Bí Thư Thường trực Đảng ủy cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, xã Nam Hồng và đông đảo du khách thập phương.
Tại Lễ đón Bằng, đồng chí Nguyễn Thị Tám - Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh khẳng định, đây là niềm vui lớn và niềm vinh dự của nhân dân thôn Đìa nói riêng và xã Nam Hồng nói chung. Đây là di tích của xã Nam Hồng được đón nhận bằng xếp hạng của UBND thành phố, Do đó, đề nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nam Hồng, Ban quản lý di tích xã và Tiểu ban quản lý di tích thôn Đìa cần thực hiện tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của di tích.
|
|
|
|
Ông Phạm Tú Kỳ - Bí Thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thôn Đìa cho biết: Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, khi có giặc đến nhà kể cả người già, người trẻ, đàn ông, đàn ông đều tham gia đánh giặc, góp công góp của để đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, truyền thuyết Thánh Gióng còn ẩn chứa giá trị triết lý sinh tồn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương dân cho các thế hệ mai sau.
Theo những dấu tích và tư liệu thành văn hiện còn được các nhà khoa khọc khẳng định, di tích Đền Đìa xã Nam Hồng là di tích lịch sử được xây dựng tạo địa phận thôn Đìa. Nơi đây thờ Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương.
|
Lễ hội còn mang tính giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương dân cho các thế hệ mai sau. |
Tương truyền, khi đại quân của Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân qua đây được lệnh dừng binh nghỉ ngơi và chỉnh đốn quân ngũ, nhân dân trong vùng giúp đỡ để binh lính có thêm sức đánh giặc. Sau khi dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng trở về trời.
Để tỏ lòng biết ơn người có công giúp nước, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ, hàng năm tổ chức tế lễ trọng thể tại Đền. Trong đó, đình Đìa là nơi thờ phụng thành hoàng làng, vị thần bảo hộ cho dân làng trong cuộc sống. Đồng thời còn là một thiết chế tôn giáo, văn hóa của nhân dân trong làng...
Đây là nơi gửi gắm niềm tin và ước vọng của nhân dân cầu mong một cuộc sống no đủ, bình an, đồng thời cũng là nơi giáo dục người dân lòng từ bi, bác ái.
Có thể khẳng định, Đền Đìa là một di tích tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân mang trong mình những giá trị về mặt lịch sử, văn hoá kiến trúc, nghệ thuật. Một di tích xứng đáng được trân trọng, bảo vệ và gìn giữ.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn Đền Đìa đã chính thức được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp bằng xếp hạng tại quyết định số 522/ QĐ- UBND ngầy 28/01/2019
Cùng với tổ chức đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa, thôn Đìa, xã Nam Hồng còn tổ chức các hoạt động với các nghi lễ truyền thống như tế lễ, rước kiệu. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, và các trò chơi dân gian… thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Qua đó khích lệ lòng tự hào dân tộc, hướng con cháu nhớ về quê hương đất nước và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, góp phần tạo nên nét đẹp truyền thống văn hóa của địa phương.