Lấy danh nghĩa đổi đất để mở đường giao thông xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tự ý bán hàng chục lô đất ở cho nhiều người dân trong xã.
Dân 'tố' chính quyền xã bán đất như bán… rau
Lấy danh nghĩa đổi đất để mở đường giao thông xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tự ý bán hàng chục lô đất ở cho nhiều người dân trong xã.
|
Đất nông nghiệp dọc hai bên đường liên thôn xã Phúc Thành đã được UBND xã bán chui cho dân (ẢNH K.HOAN) |
Bán chui hàng chục lô đất
Theo đơn tố cáo của người dân, từ năm 2012 - 2015, UBND xã Phúc Thành, đứng đầu là ông Đinh Văn Dương, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã, đã quyết định bán trái thẩm quyền hàng chục lô đất nông nghiệp hai bên đường liên thôn và liên xã cho người dân. Đến nay, nhiều người đã làm nhà ở trên diện tích đất này. Việc bán đất núp dưới danh nghĩa đổi đất của dân bị giải tỏa để làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới.
Anh Nguyễn Văn Đ. (ngụ tại xóm 15, xã Phúc Thành) cho biết nghe tin xã bán đất ở, ngày 20.7.2015, anh Đ. đã mua 200 m2 đất đang trồng lúa nằm ven đường làng, thuộc khu vực cùng xóm, với giá 90 triệu đồng. Sau khi nộp tiền, anh được cán bộ xã trao phiếu thu ghi lý do nộp tiền là “thu tiền giải phóng mặt bằng đất dặm dân cư”, có chữ ký của Chủ tịch UBND xã, kế toán trưởng, thủ quỹ, người lập phiếu.
Anh Nguyễn Văn H. (ngụ tại xóm 15) cũng mua 270 m2 đất của xã, cho biết khi nộp tiền mua đất, xã cũng chỉ phát giấy thu nộp tiền với nội dung tương tự. “Tôi thắc mắc thì được cán bộ xã trả lời chỉ tờ giấy này thôi. Đất đã mua 2 năm rồi nhưng chúng tôi chưa được cấp bìa đỏ”, anh H. cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh Niên, năm 2012, UBND xã Phúc Thành có tờ trình gửi UBND huyện Yên Thành xin chủ trương quy hoạch đổi đất làm đường giao thông nông thôn, xin quy đổi 20.000 m2 đất tại các khu vực của 15 xóm để làm đường. Tuy nhiên, sau khi cho các phòng ban kiểm tra thực tế, UBND huyện Yên Thành đã không đồng ý cho thực hiện phương án này.
Làm việc với phóng viên Báo Thanh Niên, ban đầu ông Đinh Văn Dương, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, chối quanh không có chuyện xã bán đất cho dân. Theo ông Dương, để có quỹ đất xây dựng nông thôn mới, xã đã vận động người dân hiến đất ruộng khi dồn điền đổi thửa và mỗi khẩu có đất ruộng đã tự nguyện hiến 55 m2. Diện tích này khi dồn điền, được dồn về nằm dọc hai bên các trục đường liên thôn để bồi thường cho các hộ gia đình bị mất đất khi làm đường và làm nhà văn hóa xóm.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về các phiếu thu do xã cấp ghi “thu tiền giải phóng mặt bằng đất dặm dân cư”, mỗi hộ từ 90 - 120 triệu đồng mà người dân đã nộp là tiền gì, khi họ khẳng định là mua đất, ông Dương mới chịu thừa nhận xã bán đất và nói không nhớ đã bán bao nhiêu lô đất, thu được bao nhiêu tiền, nhưng đã nộp kho bạc nhà nước, sau đó xin rút về để xây dựng nông thôn mới.
Để tìm hiểu số tiền thu được từ bán đất có được nộp về kho bạc như khẳng định của ông Dương, chúng tôi đã tìm đến Kho bạc huyện Yên Thành. Sau khi cho tra cứu tên những hộ dân đã mua đất năm 2015, đã nộp tiền cho xã, ông Phan Văn Tuệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Yên Thành, khẳng định năm 2015, những hộ dân này không có tên trong danh sách những người đã nộp tiền chuyển quyền và mục đích sử dụng đất của xã Phúc Thành.
Quyền lợi người dân treo… đầu gậy!
Một số người dân đã mua đất do UBND xã Phúc Thành bán vào năm 2015 cho biết họ đang lo lắng vì mua đất bán chui nên có nguy cơ không được cấp sổ đỏ, thậm chí bị thu hồi, theo quy định tại khoản 5, điều 23, Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều luật Đất đai 2013.
Xem thêm...
Dự án Sun Square: Tiếp tục chờ cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC?
Đã có nhiều hộ gia đình chuyển đến sinh sống tại dự án Sun Square, tuy nhiên tại công trình này vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa được thi công hoàn thiện, trong khi hệ thống PCCC của tòa nhà cũng chưa được cơ quan chức năng tiến hành nghiệm thu.
Ngay chính giữa nội đô trung tâm của thành phố Hà Nội, một trong những tuyến phố sầm uất thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm. Tòa nhà Sun Square mọc lên (tọa lạc ngay tại vị trí số 21 Lê Đức Thọ, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long làm chủ đầu tư, đang ngang nhiên bất chấp các quy định về an toàn lao động, an toàn về phòng cháy chữa cháy, chưa tổ chức nghiệm thu PCCC nhưng vẫn bàn giao nhà cho dân vào ở.
|
Dự án Chung cư Sun Square do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long làm chủ đầu tư. Ảnh: PhapluatNet |
Trên đây là những ý kiến, phản ánh của bạn đọc mà PhapluatNet đã đăng tải một số bài viết trong thời gian vừa qua. Để minh chứng cho những kiến nghị của mình là đúng, các hộ dân hiện đã chuyển đến sinh sống tại dự án Sun Square đã tố cáo chủ đầu tư Thăng Long qua việc đối chiếu với danh sách công bố kết quả rà soát, thống kê chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng cuối tháng 5/2017 vừa qua. Ngay chính tại công trình tòa nhà này, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội đã bêu tên cùng 79 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC.
Xem thêm...
Vụ "xã nhận rừng trên giấy": Báo cáo gian dối của công ty được giao quản lý rừng
Trong quá trình được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê gần 1.200 ha đất, rừng để thực hiện dự án, phía Công ty Anh Quốc đã để xảy ra nhiều sai phạm. Tuy nhiên, trong bản báo cáo của mình, công ty này lại nêu ra nhiều con số rất "đẹp".
|
Rất nhiều bãi gỗ lộ thiên trong TK 293 |
Bản báo cáo "đẹp"
Ngày 12/01/2011, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 65/UBND, cho Công ty Anh Quốc thuê gần 1.200 ha đất với thời hạn 50 năm để sử dụng vào mục đích trồng rừng, trồng cao su và quản lý, bảo vệ rừng tại tiểu khu 293, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp
Xem thêm...
Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ: Gỡ “nút thắt” cho đất bãi ven sông?
Sau gần 10 năm thực hiện, Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã bộc lộ nhiều bất cập, cần thiết phải điều chỉnh. Bản quy hoạch mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 là giải pháp đột phá, giúp tháo gỡ “nút thắt” trong quản lý, sử dụng đất bãi ven sông. TP Hà Nội sẽ triển khai quy hoạch này như thế nào đang là vấn đề được dư luận quan tâm...
|
Hà Nội đang tiếp tục tu bổ, nâng cấp hệ thống đê phòng chống lũ. |
Nhiều năm nay, hai xã Yên Mỹ, Duyên Hà luôn dẫn đầu huyện Thanh Trì về số vụ vi phạm pháp luật đê điều. Ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ cho biết, nguyên nhân do toàn bộ địa giới hành chính của xã nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng. Theo quy định, người dân muốn xây dựng công trình phải xin thỏa thuận với đơn vị quản lý đê.
Chính từ sự "rắc rối" này nên xảy ra nhiều trường hợp vi phạm. Cũng do nằm trong hành lang thoát lũ nên ngay cả trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã và 5 nhà văn hóa thôn, trạm y tế mặc dù đã xuống cấp và diện tích chật hẹp, nhưng chưa được các cấp thẩm quyền cho phép xây dựng, cải tạo…
Xem thêm...
Dự án TMS Hotel Đà Nẵng được cấp phép đấu nối thoát nước công trình, thi công đúng tiến độ
Ngày 8/8/2017, Công ty TMS Hotel Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng chấp thuận biện pháp đấu nối thoát nước công trình.
Qua các thông tin phản ánh của báo chí về việc bãi tắm Mỹ Khê (Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) bị ô nhiễm bởi mùi hôi và nước biển trên các bãi tắm ngả màu đen, ngày 4/8/2017, ông Nguyễn Xuân Anh- Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ đạo Sở Xây dựng Đà Nẵng, Công ty TMS Hotel Đà Nẵng có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân và các biện pháp xử lý để không ảnh hưởng đến việc xây dựng công trình.
Ngày 8/8/2017, Công ty TMS Hotel Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng Đà Nẵng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng chấp thuận biện pháp đấu nối thoát nước công trình.
|
Các văn bản đề nghị của Công ty TMS Hotel Đà Nẵng. |
Nội dung chính của văn bản nhằm mục đích hút nước để hạ mực nước ngầm trong hố đào để thi công phần móng công trình - Trong phạm vi xây dựng, Công ty TMS Hotel Đà Nẵng sẽ đưa các phương án thực hiện việc đấu nối tạm hệ thống xả nước ngầm của công trình ra phía ngoài khu vực đất lân cận theo phương án thấm ngược vào đất nền khu đất này.
Xem thêm...