Thông tin nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào 18h50 ngày 7/1 do tuổi cao sức yếu sau ba đợt nhập viện điều trị các căn bệnh nền, hưởng thọ 104 tuổi, khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.
Có thể nói, ở Việt Nam, nhạc sư Vĩnh Bảo là người duy nhất vừa là nhạc sĩ trình tấu vừa là giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống, lại vừa là người đóng đàn sáng tạo. Ông cũng là người cao tuổi nhất dạy đàn dân tộc, thậm chí còn dạy qua mạng internet cho học trò khắp thế giới.
Lúc sinh thời, dù hơn 100 tuổi nhưng ngón đờn của nhạc sư vẫn điệu nghệ, trầm bổng, du dương, cuốn hút người mộ điệu. Tiếng đờn ấy còn là tiếng lòng của vị nhạc sư ngoài trăm tuổi. Tiến sĩ Lịch sử Văn hóa Lê Hồng Phước (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP HCM), một học trò của nhạc sư Vĩnh Bảo từng có hai câu thơ nói về tiếng đàn của thầy mình như sau: “Nhạc quyện vào hồn, hồn thành nhạc/ Hồn nương tiếng nhạc nhạc hóa hồn”.
Theo TS Phước, nhạc sư Vĩnh Bảo đã gắn bó với cổ nhạc gần trọn trăm năm. Những thịnh suy của đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương từ khi mới mình thành, ông đều trải nghiệm đầy đủ. Cố GS Trần Văn Khê cũng đánh giá nhạc sư Vĩnh Bảo là “hậu tổ” Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Nhạc sư Vĩnh Bảo ngoài trăm tuổi nhưng tiếng đờn thì không có tuổi. Những nốt nhạc nhấn nhá mềm mại lảnh lót theo từng cung bậc cảm xúc. Từ tiếng nhạc của làng quê, của một vùng đất, ông đã biến nó thành nét đặc sắc của dân tộc và lan tỏa sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Cố GS Trần Văn Khê từng đánh giá: “Chưa từng nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của nhạc Vĩnh Bảo: Phong phú, bay bướm, sâu sắc. Nếu ngày nào đó nhạc Vĩnh Bảo mất đi, thế giới sẽ mất đi tiếng đàn liêu trai, phù thủy độc nhất vô nhị”. Chúng ta đã thực sự mất đi tiếng đàn hữu thanh, còn tiếng đàn vô thanh, tiếng đàn “ngoài trăm năm” luôn vang vọng trong tâm hồn người mộ điệu.
Nhạc sư Vĩnh Bảo sinh ra trong một gia đình nho học rất yêu thích đờn ca tài tử. Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc. Từ 1955 cho đến 1964, ông dạy môn đàn tranh và cũng là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn.
Ông cũng là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn. Ông là nhạc sư hiếm hoi của Việt Nam, trong số sáu nhạc sư có tầm ảnh hưởng trên thế giới, được vinh danh tại hội thảo Dân tộc Nhạc học thế giới ở Honolulu (Mỹ) năm 2006. Tháng 5/2018, nhạc sư Vĩnh Bảo về quê nhà Đồng Tháp để an hưởng tuổi già, sau một hành trình không mệt mỏi cùng nghệ thuật dân tộc.
Cô Thu Anh (con gái nhạc sư) kể về việc đầu tháng 12/2020 cha mình hôn mê. Nhiều học trò đến thăm ông hoàn toàn không hay biết. Nhưng đến khi nghe tiếng đàn của NSƯT Văn Hai, đạo diễn Tấn Phát, và TS Lê Hồng Phước, thì nhạc sư chợt mấp máy môi và hé mắt nhìn.
Cứ như thế, mỗi khi nghe giai điệu tài tử của quê hương, ông lại như có thêm chút sức lực phục hồi và mấp máy môi gọi đúng tên từng người. Có lúc nhạc sư nói những câu bằng tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ mà ngày trước nhạc sư hay sử dụng làm thơ, viết văn.
“Âm nhạc thì vô cùng, mà đời người thì hữu hạn. Tôi vẫn còn những ước mơ về âm nhạc chưa với tới được và còn nhiều kế hoạch vẫn phải tiếp tục...”, ông từng chia sẻ. Mong muốn lớn nhất trong cuộc đời nhạc sư Vĩnh Bảo là làm sao có thể lưu giữ những nét nhạc cổ truyền nguyên bản nhất cho thế hệ trẻ.
Lúc sinh thời, nhạc sư Vĩnh Bảo từng được vinh danh ở nhiều giải thưởng: Giải thưởng Đào Tấn (2005), Giải thưởng Phan Châu Trinh (2015)... Năm 2008 ông được Chính phủ Pháp tặng huy chương nghệ thuật và văn học bậc Officier. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ tặng ông bằng khen cho công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tang lễ nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo được tiến hành tại CLB Hưu trí tỉnh Đồng Tháp (đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Cao Lãnh). Theo nguyện vọng của gia đình, nhạc sư sẽ được hỏa táng tại Nghĩa trang Quảng Khánh, TP Cao Lãnh và đưa tro cốt về thờ tại nhà riêng.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 do Công ty TNHH Truyền thông giải trí Quốc tế Hoàng Duy (Hoàng Duy) tổ chức chính thức khép lại vào tối 31/12 tại tiền sảnh Nhà hát và Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận, hòa cùng không khí náo nhiệt của thời
Năm 2024, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.