Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội (QH) nêu tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, với quy định mới chi tiết hơn về đấu giá thi tuyển và cấp trực tiếp trong dự thảo Luật, việc cấp tần số sẽ đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu thống nhất về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng và Nhà nước; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả công khai, minh bạch tần số vô tuyến điện - tài sản công quốc gia có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh; đảm bảo yêu cầu hội nhập, lợi ích quốc gia, chủ quyền số quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia từng bước phát triển kinh tế số và xã hội số…
Các đại biểu đề nghị rà soát, quy định thêm về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, chế tài xử lý vi phạm trong quản lý, phân bổ, sử dụng các khối băng tần, giới hạn tổng độ rộng băng tần để tránh lãng phí hoặc tích tụ độc quyền tần số không hợp lý.
Về vấn đề cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang), đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (đoàn Gia Lai), đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) và một số đại biểu khác đề nghị quy định cụ thể, tách bạch giữa phương thức đấu giá, phương thức thi tuyển và phương thức cấp phép trực tiếp; điều kiện, thẩm quyền quyết định việc áp dụng đối với từng phương thức, làm rõ khái niệm băng tần có giá trị thương mại cao để có căn cứ thực hiện đấu giá, giải pháp để thực hiện việc đấu giá đối tượng, điều kiện tham gia đấu giá.
“Tôi cho rằng các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Luật này cần phải tạo được sự đột phá so với Luật hiện hành và cần phải quy định rõ ràng trong trường hợp nào áp dụng cấp phép thông qua đấu giá, trong trường hợp nào thông qua thi tuyển. Đồng thời cũng cần phải quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, điều kiện để bảo đảm tính công khai, minh bạch, tạo sự cạnh tranh, sử dụng hiệu quả các băng tần quý hiếm và xây dựng thị trường viễn thông phát triển lành mạnh. Mặt khác cũng sẽ tránh được tình trạng luật mang tính luật khung và phụ thuộc nhiều vào nghị định quy định chi tiết do Chính phủ hay thông tư do Bộ chuyên ngành ban hành”, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà nêu quan điểm.
Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu QH nêu tại phiên họp, về các phương thức cấp phép quyền sử dụng tần số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, dự thảo Luật quy định đấu giá tần số có giá trị thương mại cao với mục tiêu chính là tài chính; thi tuyển khi Chính phủ có đa mục tiêu, như khuyến khích công nghệ mới, phủ sóng rộng, vùng sâu, vùng xa, phủ sóng nhanh hoặc khuyến khích cạnh tranh; cấp trực tiếp đối với các tần số không có giá trị thương mại cao hoặc khi cấp lại, cấp thử nghiệm hoặc khi đấu giá, thi tuyển không khả thi.
Giải trình về lý do 13 năm qua chưa tổ chức đấu giá tần số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, năm 2010, Luật Tần số vô tuyến điện bắt đầu có hiệu lực, năm 2012 ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá, năm 2014 ban hành quyết định của Thủ tướng về các băng tần mang ra đấu giá, năm 2016 Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng đấu giá để triển khai.
Tuy nhiên, năm 2018, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực, theo đó quy định mức thu và phương thức thu phải là nghị định của Chính phủ.
Bởi vậy, tiến trình bị dừng lại để làm nghị định. Đến cuối năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định về đấu giá tần số và hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai các bước tiếp theo.
“Trong khi chưa đấu giá được tần số 4G, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng tần số 2G sang làm 3G và tần số 3G để làm 4G và thử nghiệm thương mại 5G tại một số trung tâm lớn. Hiện nay, tốc độ di động của Việt Nam vẫn được xếp hạng ở mức khá cao là 53/193 quốc gia. Với quy định mới chi tiết hơn về đấu giá thi tuyển và cấp trực tiếp trong dự thảo luật thì việc cấp tần số sẽ đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.
Về điều kiện tham gia đấu giá, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Luật Viễn thông, Luật Đầu tư và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định kinh doanh viễn thông là kinh doanh có điều kiện.
“Nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và giới hạn tỷ lệ góp vốn không vượt quá 49%”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Ít đơn vị tham gia thẩm định, chưa có quy định cụ thể… là nguyên nhân khiến gỗ được thu hồi từ công tác đốn đốn hạ, giải tỏa cây xanh chậm trễ thanh lý, đấu giá.
Một cựu nhân viên hợp đồng Phòng Tài nguyên và Môi trường ở Hậu Giang vừa bị bắt do "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".
Ngày 20/9, Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố và bắt tạm giam hai đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời' về tội 'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thành Luân về tội cưỡng đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.