Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2022, từ ngày 18/5/2022 đến ngày 31/5/2022, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Diễn đàn Luật học và Phát triển với chủ đề “Một số vấn đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Bí thư đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về sự kiện khoa học này.
PV: Thưa PGS.TS. Tô Văn Hòa, với vị thế là đơn vị đào tạo, nghiên cứu luật học lớn và uy tín hàng đầu cả nước, việc tổ chức Diễn đàn Luật học và Phát triển rất được giới khoa học pháp lý quan tâm. Ông có thể cho biết thêm về sự kiện khoa học này?
PGS.TS. Tô Văn Hòa: Như chúng ta đã biết, ngày 18/5 hằng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam với ý nghĩa tôn vinh đối với những nhà khoa học cũng như đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Năm 2022, Bộ Khoa học và Công nghệ phát động chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo – đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội” do Bộ Khoa học và Công nghệ phát động.
Năm 2017, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Tuần lễ Nghiên cứu khoa học như là một sự kiện khoa học thường niên để kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đã có những dấu ấn nhất định. Từ năm 2021, Tuần lễ Nghiên cứu khoa học được “nâng tầm” thành Diễn đàn “Luật học và Phát triển” (Legal Studies for Development Forum, viết tắt là LSDF). Diễn đàn là điểm nhấn, là trung tâm của hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý và liên ngành do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hằng năm.
Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2022 có điểm nhấn là 04 hội thảo trọng điểm của Trường nhằm bàn rõ, bàn kỹ về lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các báo cáo khoa học tập trung nhận diện, minh định khái niệm nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phân tích sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng, điều kiện bảo đảm, các đặc trưng của nhà nước pháp quyền; tìm hiểu tư tưởng, quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam cũng như các tư tưởng, trường phái pháp quyền trên thế giới…
Nhiều tham luận Hội thảo hướng đến làm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đồng thời phân tích các vấn đề xung quanh mục tiêu xây dựng, đảm bảo phát triển bền vững nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ việc xử lý mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước, quản trị nhà nước, vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ… đến vấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.
Nhiều báo cáo cũng tập trung làm rõ từng khía cạnh trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là: vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật; vấn đề thi hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật; vấn đề về tổ chức, hoạt động của Bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng ra mắt Chương trình “Nâng cao năng lực công bố quốc tế của giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội” và tổ chức Toạ đàm khoa học "Công bố quốc tế trong lĩnh vực luật học – Chính sách và kinh nghiệm”. Thông qua các chương trìnhhội thảo, tập huấn đã cung cấp cho cán bộ, giảng viên nhiều kiến thức, kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong viết bàicông bố quốc tế, mở ra nhiều kỳ vọng về thành tích công bố quốc tế của cán bộ, giảng viên của Trường trong thời gian tới.
Đặc biệt, những năm gần đây, tại các Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và Cuộc thi sinh viên Nghiên cứu khoa học Eureka do Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, các đề tài của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng chú ý: Giải Nhất Cuộc thi sinh viên Nghiên cứu khoa học Eureka năm 2020; 6 giải Nhì tại Cuộc thi sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ các năm 2018, 2019, 2020 và nhiều giải Ba, giải Khuyến khích. Tiếp nối thành công của các năm trước, Cuộc thi sinh viên Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022 được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả cao với nhiều đề tài có quy mô, hàm lượng khoa học lớn.
PV: Thưa PGS.TS Tô Văn Hoà, ông có thể cho biết Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật nào?
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp và lãnh đạo Nhà trường, đồng thời phát huy hiệu quả các nguồn lực nội tại, Trường Đại học Luật Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học. Trong những năm gần đây, Trường đã có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, công bố các công trình, bài viết trên các tạp chí hàng đầu trong nước và nước ngoài về chuyên ngành luật.
Đến nay, Trường đã thực hiện thành công 3 đề tài, đề án khoa học cấp Nhà nước, 07 đề tài khoa học cấp Bộ và tương đương, 193 đề tài khoa học cấp cơ sở. Hiện Trường đang chủ trì nghiên cứu 06 đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh cùng hơn 40 đề tài khoa học cấp cơ sở. Ngoài ra, với uy tín khoa học và chuyên môn cao, các giảng viên của Trường cũng đã được mời tham gia thực hiện nhiều đề tài do các Bộ, Ngành, các viện hoặc cơ sở đào tạo khác chủ trì. Bên cạnh đó, Trường đã tổ chức thành công 295 hội thảo (trong đó 28 hội thảo khoa học quốc tế; 01 hội thảo cấp Bộ, 66 hội thảo cấp Trường, 200 hội thảo cấp cơ sở).
Ngoài ra, hằng năm, Trường cũng phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài, đặc biệt các hội thảo khoa học quốc tế thường niên trong khuôn khổ hợp tác với CHLB Đức tại Tuần lễ pháp luật Đức hoặc các trường đại học nước ngoài như Trường Đại học quan hệ quốc tế Mátxcơva (Nga), Đại học tổng hợp Vân Nam (Trung Quốc), Đại học Nagoya (Nhật Bản)… Bên cạnh đó, Trường cũng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc tế đã được tổ chức trong khuôn khổ các dự án hợp tác với các đơn vị của Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Canada, Úc, New Zealand...
Tạp chí Luật học của trường là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu trong lĩnh vực luật học ở Việt Nam với những xuất bản phẩm định kì, chuyên đề, đặc san với nội dung khoa học phong phú, sâu sắc, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội và hoạt động của ngành Tư pháp nói chung. Tính từ số Tạp chí đầu tiên ra mắt bạn đọc (số 1/1994) đến nay, Tạp chí Luật học đã xuất bản 247 số định kì, 23 số đặc san với 2.731 bài báo khoa học của hơn 700 tác giả trong và ngoài Trường. Tạp chí cũng quy tụ được nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia vào Hội đồng biên tập, tham gia phản biện bài cho Tạp chí. Trường đang nỗ lực xây dựng Tạp chí Luật học theo tiêu chuẩn ASEAN Citation Index (ACI) nhằm hướng đến mục tiêu đưa Tạp chí Luật học trở thành tạp chí uy tín trong khu vực.
PV: Trong những năm tới đây Trường Đại học Luật Hà Nội có định hướng cơ bản nào để phát triển năng lực khoa học, thưa PGS.TS Tô Văn Hòa?
Trong những năm tới, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực nghiên cứu lớn của khoa học pháp lý, chú trọng hướng tới đề xuất các giải pháp cụ thể để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ sự phát triển của đất nước.
Về năng lực nghiên cứu, chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội đến năm 2030 đã xác định Trường trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, trường trọng điểm quốc gia về đào tạo pháp luật có vị thế trong khu vực; trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý uy tín hàng đầu, có đội ngũ những chuyên gia đầu ngành, hình thành trường phái học thuật trong các lĩnh vực khoa học pháp lý, tham gia xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật; trung tâm truyền bá tư tưởng pháp lý, đóng góp tích cực trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và phục vụ cộng đồng.
Trường tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh công bố trong nước và quốc tế quốc tế. Hằng năm, mỗi giảng viên có ít nhất một công bố trên các tạp chí khoa học trong nước. Phấn đấu từ năm 2025 trở đi, Trường có ít nhất 50 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới và đến năm 2030, mỗi năm công bố ít nhất 100 bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trường cũng từng bước xây dựng cơ chế tự chủ về nghiên cứu khoa học; tăng cường thực hiện các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh và tương đương; đẩy mạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tăng dần tỉ lệ thu - chi đối với hoạt động khoa học công nghệ của Trường. Trên cơ sở các nhóm nghiên cứu, từng bước xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong khoa học pháp lý, có vai trò dẫn dắt, có uy tín trong nước và quốc tế.
Với tư cách là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp tốt với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc tham gia tích cực và sâu hơn đối với các hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp; chú trọng vào các nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, luận cứ pháp lý, giải pháp có tính chất chuyên sâu phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và công tác xây dựng, thực hiện pháp luật của cả nước.
PV: Trân trọng cảm ơn PGS.TS Tô Văn Hoà! Chúc Diễn đàn “Luật học và Phát triển” năm 2022 của Trường thành công tốt đẹp!
Vừa qua, tại Trường THCS Đồng Tiến (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “An toàn giao thông - Hành trang vững bước tương lai”.
Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.
Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.
Các doanh nghiệp đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam hỗ trợ tỉnh Cao Bằng bị thiệt hại bởi bão số 3 vừa được Tổng Biên tập tặng giấy khen tuyên dương.
Chiều 17/10, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng đồng hành với Báo trong hành trình hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.