Trong vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát, cựu Cục trưởng, Ngân hàng Nhà nước, Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc đã giúp SCB không bị diện theo dõi đặc biệt mà tiếp tục được "tái cơ cấu", tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan thao túng, rút tiền của ngân hàng, bị cáo Nhàn nhận hối lộ 4 lần tổng cộng 5,2 triệu USD.
Ngày (19/3), TAND TP.HCM tiếp tục tổ chức xét xử các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát, phiên tòa bước vào đề nghị mức án đối với các bị cáo.
VKSND TP.HCM đã đề nghị mức án tù chung thân đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục II Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo đại diện VKS, bị cáo Đỗ Thị Nhàn là Trưởng đoàn thanh tra, người chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Hưng (phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước).
|
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục II Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị VKSND TP.HCM đề nghị mức án tù chung thân. |
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB phát hiện qua thanh tra, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD…
Theo cáo trạng, sau khi nhận hối lộ, bị cáo Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SCB và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu.
Tại phiên tòa, bị cáo Nhàn đã thành khẩn khai báo, lần đầu phạm tội, nhân thân tốt, đã nộp lại 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Hành vi của Đỗ Thị Nhàn gây bức xúc trong dư luận, gây mất uy tín cơ VKS trình bày quan điểm luận tội: "Đối với bị cáo Nhàn, hành vi của bị cáo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan nhà nước nên cần cách ly vĩnh viễn ra khỏi xã hội…".
Trước đó, ở phần xét hỏi, bị cáo Nhàn đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu, nội dung bản thân là trưởng đoàn thanh tra tiến hành thanh tra ngân hàng SCB trong các năm 2017 – 2018 nhưng đã sửa đổi kết luận, báo cáo không trung thực tình trạng nhà băng này.
Hành vi báo cáo không trung thực, bao che, bưng bít thông tin của bà Nhàn và nhóm cán bộ NHNN đã giúp SCB không bị diện theo dõi đặc biệt mà tiếp tục được "tái cơ cấu", tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan thao túng, rút tiền của ngân hàng. Sau đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, 4 lần gặp Nhàn, đưa hối lộ tổng cộng 5,2 triệu USD.
Khai về việc này, nữ cựu Cục trưởng cho hay không muốn nhận tiền nhưng bị Văn dọa: "Đừng làm khó Văn và cũng đừng làm khó bản thân". Bị cáo Nhàn kể, đoàn thanh tra từng trả lại quà của SCB một lần và sau đó, có một người tự xưng là bạn của Văn đến nơi làm việc để "nói chuyện" nhưng: "Tất cả, 8 – 9 người trong đoàn đều không quen người này nên rất sợ".
Sau khi nhận tiền, bà Nhàn để một phần ở nhà và mang một phần về quê Nam Định, gửi 2 họ hàng, nói "cho chị gửi cái này ở đây" và dù đây là số tiền lớn, bị cáo không nói rõ nó từ đâu, 2 người cho gửi cũng không hỏi từ đâu mà có.
Cựu Cục trưởng khai thêm sau đó từng nhiều lần gọi điện cho Võ Tấn Hoàng Văn, đề nghị trả lại tiền nhưng không được và khi Văn bị khởi tố, bà định trả số tiền này nhưng "thấy nhiều người chết quá nên sợ". Đến khi làm việc với điều tra, bị cáo Nhà mới trình báo mọi việc, gồm cả số 5,2 triệu USD.
Về hành vi sửa báo cáo kết quả thanh tra, bà Nhàn cho rằng mình có xin ý kiến bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Bị cáo này khẳng định đã báo cáo đầy đủ các sai phạm của SCB.